
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.



Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.
Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.
Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.


- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.

Tìm hiểu đề :
Yêu cầu về hình thức:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Viết dưới dạng tự kể chuyện.
- Chú ý chính tả, ngữ pháp
Dàn bài
Mở bài :
- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.
- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.
- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.
- Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn.
Thân bài :
- Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào.
- Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời.
Kết bài :
- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
1.Yêu cầu về hình thức:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Viết dưới dạng tự kể chuyện.
- Chú ý chính tả, ngữ pháp
2. Nội dung:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.
- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.
- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.
- Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn.
- Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào.
- Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời.
- Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.
Chúc bạn học tốt!
k mnh nha

Tô Hoài là một nhà thơ đa tài.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm giàu tính nhân văn và ý nghĩa sâu sắc cho con người trong cuộc sống, xã hội ở mọi thời đại.

Mấy dòng tạm biệt của nhật ký
Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.
Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.
Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.
Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.
Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.
Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.
Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như “chú Mèn nó” cho mà xem ! Cho mà xem.
Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.
Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.
Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.
Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.
Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.
Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.
Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

1. Tác giả
– Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội.
– Viết văn từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
– Là nhà văn hiện đại Việt Nam có khối lượng tác phẩm phong phú đa dạng gồm nhiều thể loại.
– Giải Nhất Hội Văn nghệ Việt Nam(1956), Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội (1967), Giải thưởng Thăng Long (UBND Hà Nội) tập hồi ký
Chuyện cũ Hà Nội (1980).
2. Tác phẩm
– In lần đầu vào năm 1941
– Gồm 10 chương
+ Chương I: Kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
+ Chương II, III: Kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đi chọi nhau với các con dế khác. Mèn trốn thoát. Trên đường về gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới của bọn Nhện độc ác.Mèn đánh tan bọn nhện cứu chị Nhà Trò yếu ớt.
+ Bảy chương còn lại: Kể về cuộc phiêu lưu của Mèn cùng Trũi – người anh em kết nghĩa – không ít nguy hiểm, vất vả nhưng đầy ý nghĩa.
– Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong chương I của tác phẩm.
1. Tuổi thơ của Dế Mèn
2. Hành trình phiêu lưu
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn quyết định ra đi để tìm ý nghĩa cuộc sống.
a. Gặp anh Xén Tóc và bài học về lòng tốt
b. Vào làng cỏ may và kết bạn với Dế Trũi
c. Chiến đấu với Bọ Ngựa
d. Bị bọn nhện bắt giữ
e. Tham gia hội nghị "Châu chấu voi"
3. Kết thúc hành trình
Ý nghĩa câu chuyện
- Dế Mèn tự giới thiệu: Mở đầu tác phẩm, Dế Mèn tự giới thiệu về bản thân, tính cách kiêu căng, tự phụ và những trò nghịch ngợm của mình.
- Quan hệ với Dế Choắt: Dế Mèn sống cạnh Dế Choắt, một người hàng xóm yếu ớt, nhu nhược. Mèn thường bắt nạt và coi thường Choắt.
- Trêu chọc chị Cốc: Do tính nghịch ngợm, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến việc chị Cốc tức giận mổ chết Dế Choắt.
- Dế Mèn ân hận: Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng ân hận và quyết định rời bỏ quê nhà để đi phiêu lưu, chuộc lại lỗi lầm.
2. Chương 4-10: Gặp gỡ và kết bạn- Gặp Võ Quýt: Dế Mèn kết bạn với Võ Quýt, một chàng Ếch Cốm có tài bơi lội và tính cách hiền lành.
- Gặp bọ ngựa: Dế Mèn và Võ Quýt chạm trán Bọ Ngựa, một kẻ hung hăng, thích gây sự. Sau một trận chiến, Bọ Ngựa bị khuất phục và trở thành bạn của Dế Mèn.
- Gặp Châu Chấu Voi: Dế Mèn kết bạn với Châu Chấu Voi, một chàng châu chấu to lớn, khỏe mạnh nhưng chậm chạp và có phần ngốc nghếch.
3. Chương 11-15: Vượt qua thử thách- Đến Vương Quốc Kiến: Dế Mèn và các bạn đến Vương Quốc Kiến, nơi họ chứng kiến sự cần cù, đoàn kết của loài kiến.
- Giúp đỡ Kiến Chúa: Dế Mèn và các bạn giúp Kiến Chúa chống lại bọn châu chấu phá hoại mùa màng.
- Gặp Nhện độc: Trên đường đi, họ gặp phải Nhện độc, một kẻ xảo quyệt, gian trá. Dế Mèn và các bạn đã vạch trần bộ mặt thật của Nhện độc.
4. Chương 16-20: Tìm kiếm hòa bình- Đến xứ Bồ Các: Dế Mèn và các bạn đến xứ Bồ Các, nơi có cuộc chiến tranh dai dẳng giữa hai phe.
- Hòa giải hai phe: Dế Mèn dùng trí thông minh và lòng dũng cảm để hòa giải hai phe, mang lại hòa bình cho xứ Bồ Các.
- Tiếp tục hành trình: Sau khi hoàn thành sứ mệnh hòa bình, Dế Mèn và các bạn tiếp tục cuộc hành trình khám phá thế giới.
5. Chương 21-25: Những trải nghiệm mới- Gặp Gọng Vó: Dế Mèn và các bạn gặp Gọng Vó, một người có tài kể chuyện và am hiểu nhiều vùng đất.
- Đến thăm các vùng đất mới: Dế Mèn và các bạn được Gọng Vó dẫn đi thăm thú nhiều vùng đất mới, học hỏi được nhiều điều hay.
- Suy ngẫm về cuộc sống: Qua những trải nghiệm, Dế Mèn dần thay đổi tính cách, trở nên khiêm tốn, tốt bụng và biết yêu thương mọi người hơn.
6. Kết thúc- Dế Mèn trưởng thành: Cuộc phiêu lưu đã giúp Dế Mèn trưởng thành hơn, hiểu được giá trị của tình bạn, lòng dũng cảm và sự khiêm tốn.
- Tiếp tục cuộc sống: Dế Mèn và các bạn tiếp tục cuộc sống của mình, mang những bài học đã học được để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
- Đây là những sự kiện chính trong "Dế Mèn phiêu lưu ký". Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn mà còn mang đến những bài học sâu sắc về cuộc sống, về tình bạn, lòng dũng cảm và sự thay đổi bản thân.