Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mô phân sinh ngọn là nơi các tế bào có thể phân chia và giúp cây dài ra ( ở phần ngọn và lóng của một số loài ) giúp các bạn học sinh biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn , tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
bn có thể tìm hiểu hơn ở trên mạng
Ai giải đc gửi tin nhắn nhé,mk sẽ tk 3 tk.
Ai trả lời ở đây chỉ đc 1 tk.
giúp vs.help!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
BÀI 1 :
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Sử dụng biện pháp so sánh nha !
tác dụng : Làm nổi bật hình ảnh của ng mẹ , cho thấy tình cảm của mẹ dành cho ta rất đẹp và lớn lao . Mẹ đã thức suất đêm để chăm sóc chúng ta từ ngày này sang ngày khác từ khi còn bé đến khi trưởng thành Và mẹ là tất cả
Bài 2 : tự lm nha mk chỉ giúp bài 1 thui @_@
ko tiện viết văn .
Câu1: Chẳng bằng: So sánh k ngang bằng, khẳng định tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con
Là: So sánh bằng, nói kên công lao to lớn của người mẹ
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.
Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.
Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
@.@
lm đc câu 1 thui !
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm...
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác
Đề 1: Bài làm
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ "Sang năm con lên bảy" của nhà thơ Vũ Đình Minh.Thật sự đoạn thơ rất hay, rất đẹp và ý nghĩa : về hạnh phúc trong đời thực . Đi qua thời thơ ấu, chúng ta sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên. Chúng ta sẽ nhìn nhận đời thực hơn. Thế giới của chúng ta sẽ trở thành thế giới hiện thực. Khi lớn lên , từ giã thế giới tuổi thơ ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng lên.
Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
Con người giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay của mình.
Từ giã thế giới tuổi thơ, con người sẽ tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng chính hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các câu truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên …
Đề 2: Bài làm
Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán.
Nói tóm lại: "Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi". Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng". Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.
1.S Vì có tế bào hồng cầu ko có nhân
2.S Vì khi lớn lên do tăng số lượng tế bào
3.Đ Vì đêm caaythair ra CO\(_2\)gây ngột thở
# Lieutenant DM #