Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào ? Từ ngữ nào...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

a)được nối với nhau bằng việc lặp lại từ 'mỗi luống'

b)liên kết câu băng cách thây đổi ừ 'Nét-len' thành 'Anh'

c)được liên kêt bằng từ dùng để thêm vào và phản lại ý kiến 'Và',Nhưng'.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ !

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :“Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống...
Đọc tiếp

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:


“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

1
                                     CẦM LẤY TAY NHAUĐếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên códáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh vàkhẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàngthanh niên nắm chặt...
Đọc tiếp

                                     CẦM LẤY TAY NHAU
Đếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có
dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và
khẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng
thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên cụ. Suốt
đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm lấy tay cụ già
vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai cụ.
Đến rạng sáng thì cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần thiết.
Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lời chia buồn với chàng lính trẻ thì anh chợt
ngắt ngang hỏi : " Ông cụ ấy là ai vậy ?"
Cô y tá sửng sốt : " Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ !"
- Ồ không, ông ấy không phải là cha tôi. - Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. – Tôi chưa
gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ?
- Tôi nghĩ là người ta nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi và anh
ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi gặp được con trai
mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi đã nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi
không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên
tôi mới quyết định ở lại.
Mẹ Tê-rê-sa * đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai
phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một
mình trong những bất hạnh của đời mình.
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của
cuộc sống. Lúc nào cũng có một ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có
một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu.

(Theo Xti-vơ-Gu-đi-ơ)
*Mẹ Tê-rê-sa (1910 – 1997), vốn là người An-ba-ni, được phái làm giáo sĩ thừa sai
công giáo La Mã tại Ấn Độ. Mẹ đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm giúp đỡ người
nghèo, được giải Nô-ben hòa bình năm 1979.

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối ?
a. Một thanh niên là bạn con trai cụ.
b. Người con trai cụ.
c. Một thanh niên xa lạ.

2. Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên ?
a. Cụ già qua đời.
b. Cậu thanh niên không phải là con cụ già.
c. Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm.

3. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già ?
a. Vì anh không biết đi đâu.
b. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này.
c. Vì các bác sĩ yêu cầu như vậy.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và
sẵn lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người chung quanh.
b. Hãy biết sống chan hòa với mọi người.
c. Hãy biết kiên trì làm việc.                           

            Giup minh voi  

2

hoa mắt trả nhìn thấy gì

15 tháng 12 2021

nó bị lỗi, tớ copy lúc đầu vẫn theo thứ tự thế mà bây giờ lại bị liền nhau

Bài 7: Gạch chân dưới 8 từ chỉ quê hương, đất nước có trong đoạn văn sau:            Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam. Nơi đây, ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào,...
Đọc tiếp

Bài 7: Gạch chân dưới 8 từ chỉ quê hương, đất nước có trong đoạn văn sau:

            Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam. Nơi đây, ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam “sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà”. Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quên nhà: dòng sông xanh mát, luỹ tre hiền hoà, bờ ao, con đò thân thuộc. Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.

 

3

Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam.Nơi đây , ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương.Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi , nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời.Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam" sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa" .Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quê nhà: dòng sông xanh mát, lũy tre hiền hòa, bờ ao , con đường thân thuộc.Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.

Bài 7: Gạch chân dưới 8 từ chỉ quê hương, đất nước có trong đoạn văn sau:

            Tôi yêu vô cùng đất nước Việt Nam. Nơi đây, ông bà cha mẹ của tôi đã lớn lên, sống và chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Nơi đây là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi, nơi tôi đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Cũng ở nơi đây, tôi được cảm nhận về tình đồng bào, hiểu về một dân tộc Việt Nam “sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà”. Mảnh đất quê cha đất tổ đã dạy tôi yêu và gắn bó với những cảnh vật thân thương, gần gũi của quê nhà: dòng sông xanh mát, luỹ tre hiền hoà, bờ ao, con đò thân thuộc. Giờ đây đã xa Tổ quốc thân yêu, tôi luôn đau đáu nhớ thương về quê mẹ, về một Việt Nam nằm sau trong trái tim mình.

Tả người bố thân yêu của emko quá 1986 chữ MẪUEm là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun,...
Đọc tiếp

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 1986 chữ 

MẪU

Em là học sinh lớp 5, rất khỏe mạnh và hiểu biết rất nhiều điều. Ngoài việc em nỗ lực học tập, còn nhờ công chăm sóc rất chu đáo của, sự dạy dỗ của mẹ em.

Năm nay mẹ em đã bốn mươi mốt tuổi. Nhan sắc của mẹ không đẹp, nước da rám nắng. Đôi mắt mẹ đen láy, thể hiện sự thông minh của mẹ. Mái tóc của mẹ đen như gỗ mun, được cắt ngắn rất gọn gàng. Dáng người mẹ tầm thước. Mẹ hiện đang làm việc ở Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Mẹ không giỏi nấu nướng, làm việc nhà, chăm em bé nhưng vì thương con, mẹ đã học hỏi và vượt qua những khó khăn đó. Năm ấy, em gái em mới hai tuổi, rất hay ốm đau. Nhiều đêm mẹ phải thức trắng để trông em. Mẹ là trụ cột gia đình, nên ngoài việc làm ở nhà xuất bản, mẹ còn phải làm rất nhiều công việc khác. Nhiều đêm, mẹ phải thức đến hai, ba giờ sang để làm việc.

Thương mẹ, em nghỉ các lớp học thêm và hứa với mẹ tự học và học giỏi để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho mẹ. Tuy bận nhiều công việc nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em, nhắc nhở em làm bài đầy đủ. Những ngày khai giảng hoặc ngày hội của trường, mẹ đều có mặt. Mẹ còn chụp ảnh cho em để làm kỉ niệm. Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ rèn em cách ăn nói, cử xử với ông bà, cô dì, chú bác, các anh chị và bạn bè.

Vào ngày chủ nhật, mẹ đưa chúng em đi ăn sáng, đi chơi. Vào dịp nghỉ hè, mẹ cho chúng em đi nghỉ mát, về quê nội, quê ngoại. Mẹ rất thương em gái em nên sáng nào mẹ cũng dậy sớm, cho em ăn và đưa em đi học. Đêm đến, mẹ ôm hai anh em, ba mẹ con cùng hát ru bài “Bé ơi, ngủ ngoan”.Chẳng mấy chốc ba mẹ con đã chìm vào giấc ngủ.

“Dù con đếm được cát sông
Cũng không đếm được tấm lòng mẹ cha”.

Qua hai câu thơ trên, em luôn ghi lòng tạc dạ tình yêu của mẹ đối với em. Tuy nhiên, người mẹ em kể trên không phải là mẹ em mà là bố em. Ngày mẹ em rời bỏ em, em thấy đất trời như sụp đổ, em là người bất hạnh nhất. Lúc đó em mới học lớp hai, em gái em hai tuổi. Bố em là người vĩ đại nhất. Bố đã yêu thương, che chở cho em vượt qua những ngày giông bão ấy.

Bố vừa là bố vừa là mẹ. Bố có sự dịu dàng chu đáo của mẹ lại có tính nghiêm khắc, bao dung của bố. Những ngày đau khổ đã qua. Năm nay em học lớp 5, em gái em đã vào lớp 1. Bình minh đã trở về với bố con em, em đã thấy bố cười rất tươi. "Bố ơi, con yêu bố! Ngày 18 tháng 8 là ngày sinh nhật bố. Con chúc bố mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên chúng con!".

4
28 tháng 6 2020

hết câu hỏi rồi tuần sau sẽ có !!!

tui đang ôn thi 

HẾT

28 tháng 6 2020

Tả người bố thân yêu của em

ko quá 2389 chữ 

tui lộn 

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp...
Đọc tiếp

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

0
Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh biển vào buổisáng.Dàn ý1. Mở bài:- Tuổi thơ em gắn liền với bao cảnh vật của quêhương – gần gũi nhất vẫn là cảnh biển…- Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp:…. Nhưng gầngũi và thân quen nhất với em là…- Quê hương em không có những cánh đồng nối tiếpnhau, không có lũy tre xanh rì rào trong gió nhưng bùlại …Bình minh lên…Biển thật đẹp và...
Đọc tiếp

Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh biển vào buổi
sáng.
Dàn ý
1. Mở bài:

- Tuổi thơ em gắn liền với bao cảnh vật của quê
hương – gần gũi nhất vẫn là cảnh biển…
- Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp:…. Nhưng gần
gũi và thân quen nhất với em là…
- Quê hương em không có những cánh đồng nối tiếp
nhau, không có lũy tre xanh rì rào trong gió nhưng bù
lại …Bình minh lên…Biển thật đẹp và thơ mộng.

2. Thân bài:
- Nhìn từ xa, biển như một tấm thảm màu ngọc bích,
xa tít tắp, không bến bờ - …,biển đậm hơi sương – gió
biển thổi nhè nhẹ - như mơn man làn da em. Ông mặt
trời từ từ nhô lên – khoác lên mình một chiếc áo màu
hồng rực rỡ - long lanh rộng mênh mông như chiếc
gương soi khổng lồ.
- Bãi cát – hạt cát trắng mịn – níu bàn chân nhỏ bé –
chiếc dù như cái ô khổng lồ…

- Từng con sóng rì rào – đuổi nhau không biết mệt –
bọt tung trắng xóa.
- Ngoài khơi xa, từng đoàn thuyền nhấp nhô cởi sóng –
cánh buồm căng phồng như người khổng lồ - vài chú
hải âu chao liệng trên bầu trời xanh thẳm cùng với ánh
nắng ban mai rải nhẹ - mặt biển như một bức tranh
thủy mạc.
- Bãi biển: dần đông nghịt người – ai ai cũng vùng vẫy
trong làn nước mát lạnh – em cùng hòa vào và vui đùa
với sóng biển.

3. Kết bài:
- Nhớ bố - nhớ mẹ - tiếng hát rì rào của sóng biển –
bình minh.
- Em yêu biển biết bao – gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ
em.

 

3
28 tháng 10 2021

mn viết 1 bài văn ra giúp mik với dàn ý ở trên nha

28 tháng 10 2021

jsghkbfgyt6e8 mgy847 hna737ruanjanhry645a6krauyueuYAYlnuiryvnylbrta, fghgbns .

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 1 2019

a. Các vế câu được nối với nhau bởi dấu phảy.

b. Các vế câu được nối với nhau bởi liên từ "và".

c. Các vế câu được nối với nhau bởi quan hệ từ "còn"

 PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6I – Bài tập về đọc hiểuBiển nhớ   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì...
Đọc tiếp

 

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6
I – Bài tập về đọc hiểu
Biển nhớ
   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
   Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?
   Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều ! Nhiều lắm ! ...
   Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
(Theo Nam Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An?
a- Ánh trăng, tiếng hát, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
b- Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
c- Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh
2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?
a- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo
b- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng
c- Chảy khắp cành cây, kẽ lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo
3.  Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?
a- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội
b- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
c- Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả?
a- Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị
b- Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả
c- Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức
II – Bài tập về Luyện từ và câu.
Câu 1. a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A

B

(1) Hữu nghị

a) dùng được việc

(2) Hữu ích

b) tình cảm thân thiện giữa các nước

(3) Hữu hiệu

c) có ích

(4) Hữu dụng

d) có hiệu quả

Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp 
(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ……………
(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình,……………….
(3) Chúng ta phải đồng tâm,………………để xây dựng công ti lớn mạnh
(4) Họ…………..làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.
( Từ cần điền : hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực )
Câu 2.  Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong câu: “Xe bò lên dốc” để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau :
(1)…………………………………………………………..
(2)…………………………………………………………..

làm hết ko

7

???Bn gửi từng câu 1 thôi,bn cop lại rồi gửi từng câu 1,chứ hỏng hết phông chữ rồi ai mà hiểu câu 1 từ đâu đến đâu,câu 2 từ cái gì đến cái gì hở...gửi lại vào phần câu hỏi đấy,đừng gửi vào phần tl để mn còn lm nó nhanh hơn ok?

30 tháng 10 2021

khác gì làm hộ bài đâu

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:                                                                                                     Nắng trưaNắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng...
Đọc tiếp

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

 Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 3: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn ngời lên ngọn lửa chói chang loá mắt mà chỉ lập loè như những hòn than đỏ... Khi ngững đợt sóng gió lay lay cây, vừa uốn cong những tàu lá còn trơ trên ngọn gió, thì cũng là lúc trống trường báo hiệu vừa kết thúc hai tiết học. Khu trường phăng phắc im lìm giờ đã túa ra từ các lớp một đàn bướm trắng. Rồi không ai bảo ai thành đội ngũ chỉnh tề để tập thể dục theo nhịp trống. Khi bạn điều khiển buổi tập nghiêm trang hô: "Thể dục!", chúng em đồng thanh đáp lại "Khoẻ!". Và sau đó là một đàn ong vỡ tổ, chúng em tảng mác khắp sân trường theo một kế hoạch đã bày định ngay giờ chơi thứ nhất. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt. Sắc trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăn quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Giáo viên: Hải Yến Bồi dưỡng Tiếng Việt 5 Tổng đài tư vấn: 0932 39 39 56 Vinastudy.vn – Hệ thống giáo dục trực tuyến số 1 Việt Nam Dưới gốc bàng, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây. Những bước chân nhảy lên nhảy xuốngđèu đặn theo sợi dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai đang giã gạo. Nhìn những bạn nữ đôi má đỏ hây hây với những giọt mồ hôi chảy lóng lánh trên trán kéo dài theo đuôi lông mày, em thấy một niềm vui vô tư ánh lenn trong cặp mắt các bạn. Đằng xa, trên khoảng trống đầy bụi đất, mù mịt những bàn chân xê dịch, những tiếng reo hò và cười nói vang trời. Các bạn nam chơi trò: "Mèo đuổi chuột". Chú chuột cứ thoăn thoắt len lỏi khắp nơi, chú mèo cũng đáo đẻ lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ co giãn hoài và tiếng cười nói, tiếng la hét cứ cuộn thành từng đợt. Ở bãi cỏ rộng hơn nữa, bên ngoài nửa sân bóng là cột gôn rộng, thủ thành đang đứng dang chân khom khom, mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt chăm chú nhìn quả bóng một cách căng thẳng. Những cầu thủ của đội bóng trường đang lần lượt chạy lấy đà để sút như trời giáng vào khung thành từ những quả bóng mười một mét. Quả bóng cứ như tên bắn xoáy lốc hết góc phải, góc trái, trên cao. dưới thấp. Lâu lâu thủ thành mới tóm gọn dược một quả. Cậu ta nở nụ cười mãn nguyện và đám cổ động viên la hét điên cuồng. Ở hàng lang, các thầy cô giáo nhìn tụi em vui tươi dưới ánh mắt bao dung và mỉm cười khi thấy chú mèo vồ chượt chú chuột đến nỗi ngã chổng bốn vó lên trời. Trên cành cao của cây bàng, những chú chim nghiêng ngiêng cặp mắt láu lỉnh nhìn chúng em chơi. Rồi bắt chiéc máy bạn học sinh, chúng chuyển từ cành này sang cành khác đuổi bắt nhau, kêu líu lo lảnh lót thật vui tai. Tiếng trống đã vang lên. Mọi người xếp hàng vào lớp. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim ngơ ngác bay vút lên trời xanh đuổi theo đám mây trắng xa xa.

                                                                                                                                                                     (Theo Lê Thanh Hà)

a. Cảnh được miêu tả ở đây là gì?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Bài văn có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. .....................................................................................................................................

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Xác định trình tự miêu tả trong bài văn.

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 4: Lập dàn ý bài văn tả cảnh mưa rào.

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

3
9 tháng 1 2020

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

....... (Bài văn có ba phần:

+ Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

+ Thân bài: Tả cảnh vật trong nắng trưa, gồm các đoạn nhỏ:

-  Đoạn 1 (Từ Buổi trưa ngồi trong nhà... đến ...bốc lên mãi):

Hơi đất trong nắng trưa gay gắt.

-  Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng... đến ...hai mi mắt khép lại):

Tiếng võng đưa và câu hát ru rời rạc trong nắng trưa.

-  Đoạn 3 (Từ Con gà nào... đến ...bóng duối cũng lặng im):

Cây cối và con vật trong nắng trưa.

-  Đoạn 4 (Từ Ấy thế mà... đến ...cấy nốt thửa ruộng chưa xong):

Hình ảnh người mẹ làm việc vất vả trong nắng trưa.

+ Kết bài (câu cuối - Kết bài mở rộng):

Cảm nghĩ về mẹ: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!.............................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

9 tháng 1 2020

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..............................Mùa đông , trên vùng núi  ....................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

.................Mây , lá , Hoa , Suối , Ngọn Cơi.................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? .........................................Thị giác và Thính giác............................................................................................ .....................................................................................................................................