K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

lùn nhất: Mông Cổ

15 tháng 3 2017

nước mông cổ lùn nhất

22 tháng 3 2017

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

22 tháng 3 2017

Gợi ý:

+) Thân cây tre không to như các loại cây khác nhưng sức bền dẻo và vững chắc của loại cây này thì vũng có những cái rễ bám sâu dưới đất....lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu.Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người.

+) Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

+) Cây tre là biểu tượng của làng tôi. Nó thể hiện cho tinh thần đoàn kết, cùng nhau sống, cùng giúp đỡ nhau khi họa nạn,....Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre.

15 tháng 5 2017

Thông tin nền:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

{Biểu hiện}
Môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…

{-Chỉ số chung}
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

{-Ô nhiễm môi trường nước}
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

{-Ô nhiễm môi trường không khí}
{-Ô nhiễm môi trường đất}
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

{Nguyên nhân}
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

{-Sự thiếu ý thức của người dân}
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

{- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả}
{- Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ}
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

{Hậu quả}
Điều này đã để lại hậu quả gì?

{-Làng ung thư}.
{-Tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí???}
{-Tài nguyên sinh vật cạn kiệt}
{-Thiếu nước sinh hoạt.}
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…

{Hướng giải quyết}
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

{Tổng kết - Nhận xét riêng của bản thân}
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!
thế là hếtvui

16 tháng 5 2017

Cảm ơn bạn rất nhiều!!!hahahahahaha

20 tháng 4 2017

Hello, every body. I’m Hoai from class 6A. If I become the president of the 3Rs Club, I will tell you

about how to make my school green.

Firstly, I will talk to my friends about putting a recycling bin in every classroom. We prevent lazy

students from throwing garbage everywhere. Then we can reuse or sell the things we have in these

bins. If we get a lot of money from selling these things, we will buy energy-saving lights for every

class.

5

Secondly, I will encourage the students to go to school by bus. If we live near school, we’ll walk to

school. It’ll be fun and save the environment and we are healthier and we keep fit and stay healthy.

Finally, I’ll organize some uniform fairs. There, students can swap their used uniforms with younger

or older students.

In short, if we follow these things, we will keep our environment clean and save money. I think we

should do these things.

(Chào mọi người. Tôi là Hoài từ lớp 6A. Nếu tôi trở thành chủ tịch Câu lạc bộ 3Rs, tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để

làm cho trường xanh của tôi.

Thứ nhất, tôi sẽ nói với bạn bè của tôi về việc đưa một thùng rác tái chế trong mỗi lớp học. Chúng tôi ngăn chặn học

sinh lười biếng ném rác ra khắp nơi. Sau đó, chúng ta có thể sử dụng lại hoặc bán những thứ chúng ta có trong thùng

rác. Nếu chúng tôi kiếm được nhiều tiền từ việc bán những thứ này, chúng tôi sẽ mua đèn tiết kiệm năng lượng cho

mỗi lớp.

Thứ hai, tôi sẽ khuyến khích học sinh đi học bằng xe buýt. Nếu chúng ta sống gần trường, chúng ta sẽ đi đến trường.

Sẽ rất thú vị và tiết kiệm được môi trường và chúng ta khỏe mạnh hơn và chúng ta giữ được sức khoẻ và khỏe mạnh.

Cuối cùng, tôi sẽ tổ chức một số hội chợ thống nhất. Ở đó, học sinh có thể trao đổi đồng phục đã sử dụng với học

sinh nhỏ hoặc lớn tuổi.

Nói tóm lại, nếu chúng ta làm theo những điều này, chúng ta sẽ giữ cho môi trường của chúng ta sạch sẽ và tiết kiệm

tiền. Tôi nghĩ chúng ta nên làm những điều này.)

14 tháng 5 2017

hi my name is...now there are many problems of envỉonmental pllution such as water pollution,soil pollution,air pollution,noise pollution and deforetstation but i think the most serious problem is rubbish

the rubbish is not good for health and environment. we should reduce the rubbish in the activities daily.

firstly,we need to reuse things such as: we use the bottles of milk,juice,mineral water to fill up water.if we don't fit up clothes,we can give for younger sister or brother,....

the second,we can recycle the cans to make the school things.we also recycle the paper boards to make useful things

next, we open a book festival.we swap books,stories,magazines,newpapers with each other.

last but not least, we use the reusable things such as:paperb bags,reusable bags.so we do not need use plastic bags

~THE END~

tick cho minh nha

21 tháng 8 2017

Bùi Khánh Vân, bạn nên trả lời đầy đủ đúng nội dung đề bài và có cách làm hay nhé ! banhqua

29 tháng 7 2017

mk ở huyện Tiên Lãng nèok

29 tháng 7 2017

mà cái j nổi tiếng vậy bn?oho

6 tháng 4 2017

cho mk xin đề ik

6 tháng 4 2017

Câu hỏi bạn ơihihi

9 tháng 3 2017

bbbbbnnnnnnnn spam nhaaaaaaaaaaaaa banh

9 tháng 3 2017

What???? It is bit spam!! But I don't blame you!

4 tháng 8 2017

Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.

Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

4 tháng 8 2017

Em bừng tỉnh giấc khi bên tai vang lên những tiếng “te te” của chú Gà trống choai đang tập gáy ở góc sân. Hôm nay đã bắt đầu được nghỉ hè nhưng em vẫn trở dậy sớm như thường lệ. Bởi những buổi sáng mùa hè ở làng quê thường đem đến cho em một cảm giác thật khoan khoái, dễ chịu.

Trời vẫn còn mờ tối, mở cửa nhìn ra chưa thấy rõ cảnh vật xung quanh, chỉ lờ mờ những hình khối đen sẫm. Em ngước mắt nhìn lên bầu trời mờ đục bao la, thấy ngôi sao Hôm sáng lấp lánh ở phía tây. Gà trong xóm vẫn thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hoà ca gọi buổi sáng. Rồi tiếng loa phát thanh của xã vang lên những bản nhạc trữ tình và tiếp đến là một giọng phát thanh viên nữ trong trẻo thông tin về tình hình thời sự của xã. Mọi người trong xóm đã thức dậy, nghe có tiếng í ới gọi nhau di chợ sớm của các bà các cô.

Trời hửng sáng. Sương sớm đang tan dần. Cảnh vật bắt đầu hiện rõ. Những mái nhà lô nhô cao thấp ẩn hiện trong những tán lá xanh thẫm. Tiếng chim chích choè hót vang hoà cùng tiếng lích chích của những chú chim sâu bé nhỏ ríu ran trong vườn. Trên mái ngói của nhà hàng xóm phía trước, đôi chim bồ câu đang quấn quýt, cất tiếng gù buổi sáng. Trước cửa nhà em, mấy nụ hoa thược dược chúm chím khoe sắc khẽ rung rinh trong gió sớm. Dưới sân, đàn gà lục tục kéo nhau chạy ra vườn, chúng vừa chạy vừa vỗ cánh phành phạch như tập thể dục buổi sáng. Gà mẹ chạy chầm chậm, cục cục gọi con. Đàn gà con như những nắm bông vàng chạy nhanh theo mẹ ra vườn, những đôi chân nhỏ xíu như muốn ríu vào nhau. Chú trống choai đã nhảy lên một cành khế ở giữa vườn, ngửa cổ ngó nghiêng ngắm những chùm hoa khế tím biếc lắc lư theo từng bước nhảy của chú. Thỉnh thoảng chú lại khẽ mổ vào những chiếc lá tỏ vẻ rất chăm chỉ kiếm mồi. Những làn gió mát thổi nhẹ làm những chiếc lá khô như những cánh bướm nâu bay chấp chới rồi đậu xuống nền đất ẩm. Có hươmg ổi chín thoang thoảng trong vườn, nhìn lên đã thấy lốm đốm những quả ổi chín vàng, căng mọng xen lẫn trong chùm quả xanh trĩu cành. Trên cây roi, những chùm quả hôm qua còn là màu trắng, qua một đêm đã ngả màu hồng sậm ngọt ngào. Một con chim chào mào bay vù khỏi cây roi làm quả rụng lộp bộp xuống gốc. Mẹ em đã ra vườn tưới rau, nhổ cỏ. Những tia nước từ chiếc bình tưới trên tay mẹ toả lên những vạt rau muống xanh non mơn mởn còn đẫm sương đêm. Mẹ bảo em:

- Hôm nay trời nắng to lắm dây. Ruộng lúa nhà ta ở cánh bãi đã chín vàng rồi. Lát nữa, ăn sáng xong, cả nhà mình đi gặt sớm kẻo nắng.

Em hào hứng đáp lời mẹ:

- Vầng ạ!

Khi em cùng bố mẹ tay liềm tay hái ra đồng gặt lúa, ở phía đông ánh hồng hừng lên rực rỡ. Những tia nắng ban mai vàng óng xuyên qua các kẽ lá. Ông mặt trời từ từ nhô lên sau lùm cây to, mặt ông đỏ au, tròn trĩnh, ông phủ cái nhìn vàng rực lên khắp nơi. Nền trời trong xanh, không gợn một chút mây báo hiệu một ngày nắng nóng. Cánh đồng đang vào mùa lúa chín, vàng xuộm một màu trải dài tận chân trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, những sóng lúa chạy rào rạt, hồn nhiên như trẻ con đùa giỡn nhau trên một biển vàng. Trên các bông lúa, những mạng nhện giăng vội trong đêm còn đọng những hạt sương được tia nắng chiếu vào thành những sợi tơ óng ánh, lung linh muôn sắc. Thỉnh thoảng có chú chim chiền chiện bay vút lên cao, cất tiếng hót lảnh lót vang khắp cánh đồng. Bà con trong làng khẩn trương bắt tay vào gặt lúa. Những cánh tay đưa nhanh thoăn thoắt trong tiếng cắt lúa sột soạt, những bông lúa vàng đổ xuống được gom lại thành từng bó. Chẳng mấy chốc, những ruộng lúa chỉ còn trơ những gốc rạ tươi.

Mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói chang, không khí trở nên nóng nực, nhìn chiếc bóng mình trên ruộng đang dần ngắn lại, em biết trời dã ngả về trưa. Một buổi sáng đã kết thúc nhưng quang cảnh vô cùng tươi đẹp và thân thiết của làng quê đã bồi đắp thêm cho em tình yêu, sự gắn bó thiết tha với mảnh đất này.