Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Mũ bảo hiểm là một vật dụng không thể thiếu trong thời đại cuộc sống ngày càng phát triển . Với tôi mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ tính mạng của chúng ta . Là một học sinh tôi nghĩ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT của lứa tuổi học sinh rất cần thiết . Đội mũ bảo hiểm là một thói quen không hề khó khăn . Chúng ta hãy cùng nhau đội mũ bảo hiểm ! 2) Thế giới ảo ngày càng phát triển và đa dạng hơn , không thể phủ nhận mạng xã hội ngày càng phát triển . Và FB là một ứng dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu . Vì thế việc lứa tuổi hs chưa đủ tuổi có thể tham gia vào MXH này. Vì thế mà các bạn học sinh say mê và bị đầu độc bởi chúng . chúng ta ko thể phủ định sự hữu ích của Fb , nhưng cần phải biết sử dụng chúng 1 cách hợp lí .
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi bộ luật này ra đời thì đã giảm đáng kể các vụ tai nạn thương vong cho chúng ta, vậy mà vẫn có người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình. Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Thế nhưng vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Hậu quả của không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thường là gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội. Để bảo vệ chính mình cũng như mọi người trong xã hội chúng ta nên chấp hành tuân thủ luật giao thông trước hết là phải đội mũ bảo hiểm.
Đây là câu trả lời của mình
Bạn có thể tham khảo
Tình huống "Nhân dịp dc bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mơi để đi học bạn A, học lớp 8c, mời hai ng bạn thân cua mình đi ăn kem.Sau giờ tan học,ban A đèo 2 bạn thâ đến quán ăn toàn trường và cả ba bạn kh đội mũ bảo hiểm.Tren dg đi ,lo mải nch bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã r dg, cả 3 bạn đc ng dân đưa vào trạm y tế gàn đó để sơ cứu, rất may 3 bạn bị thương nhẹ và xe hư hỏng nhẹ
a) Hay nhận xét về hành vi tham gia gthong của 3 bạn trong tình huốnng trên và nêu rõ những lỗi các bạn phải mắc phải.
- hành vi của 3 bạn là vi phạm luật giao thông.
- Những lỗi các bạn mắc phải:
+ Không đội mũ bảo hiểm
+ Chở quá số người quy định.
+ Không nghiêm túc khi tham gia giao thông.
b) Em khuyên như thế nào dể bạn tham gia giao thông đảm bảo an toàn.
Lời khuyên: khi tham gia giao thông, các bạn nên đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, chở đúng số người quy định, nghiêm túc khi tgia giao thông và tránh mắc phải các lỗi vi phạm khác.
Chúc bạn học tốt
Hiện nay, tình trạng học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ngồi sau xe máy hoặc đi xe đạp điện, xe máy điện (XĐĐ, XMĐ) không đội mũ bảo hiểm (MBH) diễn ra khá phổ biến, trong khi Nhà nước đã có quy định cụ thể về xử phạt những hành vi này từ nhiều năm nay. Đây là thực tế cần được các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội quan tâm.
Sau giờ tan trường, trên khắp các ngả đường của thành phố Phủ Lý, không khó để bắt gặp cảnh tượng nhiều nhóm học sinh điều khiển XĐĐ, XMĐ không đội MBH, đội mũ không cài quai đúng quy cách hay sử dụng những MBH không đạt chuẩn, dàn thành hàng hai, hàng ba trên đường, bất chấp những nguy hiểm đang rình rập. Không phủ nhận sự tiện ích của XĐĐ, XMĐ, nhất là đối với học sinh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, nhiều gia đình lại bỏ qua những kỹ năng cần thiết để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) cho chính con mình và người khác. Bởi phương tiện này có thể đạt tới tốc độ 40-50 km/giờ nhưng hệ thống phanh giảm tốc hoàn toàn giống xe đạp bình thường nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về mất ATGT.
Chị Ngô Thị Liên, đường Quy Lưu, phường Minh Khai chia sẻ: Những đợt nhà trường làm ngặt, có đội sao đỏ, giáo viên nhắc nhở thì học sinh mới đội MBH, nhưng đó cũng chỉ là mũ rẻ tiền không đủ tiêu chuẩn, sau vài ngày đâu lại vào đấy. Thậm chí, nhiều tem học sinh được bố mẹ đưa đón không đội mũ, có những em thì tháo hẳn mũ ra khi đến cách cổng trường vài trăm mét.
Trao đổi với phóng viên, thầy giáo Đặng Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú (TP.Phủ Lý) cho biết: Nhà trường luôn cố gắng tuyên truyền, giáo dục cho các em học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo đảm trật tự ATGT. Mỗi sáng thứ Hai chào cờ, nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt quy định của Luật Giao thông đường bộ, đầu giờ và cuối buổi học luôn có đội sao đỏ làm nhiệm vụ kiểm soát, ghi lại những học sinh vi phạm. Nếu lớp nào có học sinh không đội MBH bị phát hiện, sẽ bị trừ điểm thi đua. Các học sinh khi vi phạm một lần bị phê bình, nhắc nhở. Nếu vi phạm lần hai, học sinh sẽ phải viết kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết. Trường hợp đã được giáo dục nhưng tái phạm nhiều lần sẽ bị hạ hạnh kiểm.
Đầu tháng 3 vừa qua, nhà trường còn tổ chức cuộc thi "Đi đường an toàn cho bạn cho tôi", nhằm giúp học sinh hiểu biết hơn về Luật Giao thông đường bộ, có ý thức đội MBH khi lưu thông trên đường. Dĩ nhiên, phải nhấn mạnh, không chỉ nhà trường có nhiệm vụ nhắc nhở học sinh tại trường học, mà trách nhiệm giáo dục các em thuộc về toàn xã hội. Đặc biệt là vai trò của gia đình trong việc hướng dẫn, nhắc nhở con em ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Vấn đề khó khăn ở đây chính là sự phối hợp của phụ huynh học sinh. Bởi cha mẹ không kiên quyết, nhắc nhở con mình đội MBH nên các em chưa thật sự nghiêm túc. Thể hiện ở một vài biểu hiện như cha mẹ học sinh đèo con đến trường, chính bản thân mình lại không đội MBH, vì thế dẫn đến việc học sinh đối phó, khi đi trên đường không đội mũ, khi gần đến trường mới đội mũ lên đầu.
Thầy giáo Đặng Xuân Khánh cũng nhấn mạnh, nhà trường chỉ kiểm tra được trước khu vực cổng trường, còn đoạn đường từ trường về nhà thì không thể, đây thuộc về trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT). Cha mẹ học sinh phải quyết liệt cùng nhà trường thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, từng có trường hợp khi giáo viên trực ở cổng trường nhắc nhở học sinh tại sao không đội MBH thì ngay lập tức, cha mẹ học sinh phản ứng, nghĩ rằng con mình bị giáo viên xét nét. Đối với học sinh, biện pháp duy nhất là quyết liệt tuyên truyền, giáo dục, các em cần phải hiểu được rằng việc đội MBH là bảo vệ an toàn cho bản thân, chứ không phải cho nhà trường kiểm tra.
Nhằm phối hợp tuyên truyền, xử lý các trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, ngay từ đầu năm học mới, nhiều trường trên địa bàn thành phố đã phối hợp với lực lượng CSGT, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đồng thời thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về ATGT… Cùng với đó, tăng cường sử dụng hình ảnh (về các loại biển báo, MBH đạt chuẩn, các vụ tai nạn do không đội MBH…) trong những bài giảng ngoại khóa về ATGT hay cuộc thi tìm hiểu về ATGT, để các em học sinh nhận thức hơn về tầm quan trọng của việc đội MBH.
Để tăng tính răn đe đối với học sinh, trong thời gian tới, cùng với sự phối hợp với các nhà trường, lực lượng CSGT cần có những đợt ra quân, thực hiện xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, có thể tạm giữ phương tiện và lập biên bản vi phạm; nhắc nhở, tuyên truyền về sự cần thiết của việc đội MBH khi tham gia giao thông; học sinh mắc sai phạm sẽ bị ghi tên lại và chuyển về nơi học tập để nhà trường có các biện pháp kỷ luật. Mong rằng với sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành chức năng, việc giám sát từ phía nhà trường và đặc biệt là sự giáo dục từ phía các bậc phụ huynh đối với con em mình trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông sẽ không còn tình trạng học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông trong thời gian tới.
Chuc ban hok tot!!!
Không . Đây là câu phủ định để trình bày , kể