Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành độc lập .
- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á;lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia .
* Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ Đông Nam Á:
-Thành lập ngày 8-9-1954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Di lân, Phi líp pin, Thái Lan và Pa kix tan.
-Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH ở Đông Nam Á.
-1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương .
- 9-1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể .
* Chính sách đối ngoại có sự phân hóa :
+ Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.
+ In đô nê xia, Miến Điện : hòa bình, trung lập.
+ Việt Nam, Lào, Cam pu chia bị Mỹ xâm lược .
I. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
*Hoàn cảnh ra đời:
-Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO, AU (tổ chức thống nhất Châu Phi)
-Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác liên minh để phát triển.
-Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
-Đối phó với chiến tranh Đông Dương.
-Ngày 8-8-1967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời- ASEAN - tại Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xia, Phi líp pin, Xingapo, Thái Lan .
* Mục tiêu là: 2-1976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh . Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .
* Hoạt động :
+ 2-1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali (In đô nê xia )
+ Ký Hiệp ước Pari về Cam pu chia –10-1991.
+ Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu , kinh tế phát triển như Xingapo (NIC- Con Rồng Châu Á), Thái Lan, Malaixia.
III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.
Mở rộng :
-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.
-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7 - 1995 .
-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9 - 1997.
-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4 - 1999 .
* Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm.
* 1994 : lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chương mới đã mở ra ở Đông Nam Á.
Sách là thứ không thể thiếu của con người. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.
Quyển sách rất đẹp, vừa cầm nó trên tay em đã mê ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày có tất cả 172 trang.
Ngay trang bìa là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.
Bài làm 1
Em không ham những thứ đồ chơi ngộ nghĩnh, cũng không thích những bộ quần áo lòe loẹt. Em chỉ yêu quyển sách Tiếng Việt của em.
Mỗi khi bắt đầu một học kì mới, mỗi năm học mới, cái đợi trông của em chính là quyển sách Tiếng Việt. Nó hấp dẫn em lạ lùng. Cầm nó trong tay, em không muốn rời, em cảm thấy nó gắn bó với em như một người bạn thân. Em vội vàng lật giở từng trang và xem nhanh một lượt. Rồi vào năm học mới, ngày nào em cũng đọc không biết bao nhiêu lần quyển Tiếng Việt này. Trước khi đi học, em đọc lại bài một lượt. Rồi trưa về, thì chiều và tối em lại làm bài tập, lại làm bạn với nó.
Cuốn sách không dày lắm chỉ khoảng hơn trăm trang nhưng chứa đựng biết bao điều mà em chưa biết. Bìa sách giày, láng bóng kính và in hình rất đẹp. Ngay ngắn chính giữa bìa là dòng chữ in đậm và to Tiếng Việt 4. Bìa không phải là một màu đâu nhé mà rất nhiều màu nên trong sách thật mát mắt và sinh động. Đâu phải chỉ có thế, bên trong sách dường như trang nào cũng có hình vẽ. Chỗ là tranh chân dung, chỗ là trang phong cảnh, chỗ lại là tranh con vật, cây cối… Tranh nào trông cũng sống động phù hợp với nội dung các bài tập đọc trong sách. Tất cả học sinh lớp em, ai cầm cuốn sách Tiếng Việt lên cũng cảm thấy thích thú và hấp dẫn.
Ôi! Quyển sách Tiếng Việt của em, em yêu quý nó biết mấy. Sách là nguồn tri thức không bao giờ vơi cạn đối với chúng em. Sách dắt dẫn em hành trình đến với những xứ sở xa xôi, đến với châu Âu, châu Mĩ, đến với những thiên tài trong nước và trên thế giới. Em còn được học cách nói năng, cách ứng xử, cách giao tiếp với bạn bè, với bố mẹ, với người thân qua cuốn sách Tiếng Việt này. Sách cho em biết thế nào là chữ nghĩa, thế nào là văn chương, là ngôn từ. Em học được bao điều hay lẽ phải trong cuốn sách Tiếng Việt.
Ôi quyển sách Tiếng Việt! Em cảm ơn sách rất nhiều, rất nhiều!
Bài làm 2
Quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập II là quyển sách rất quan trọng đối với em. Quyển sách này nằm trong kế hoạch giúp em hoàn tất chương trình bậc tiểu học.
Quyển sách có hình chữ nhật, khổ giấy 17x24cm, gồm 176 trang( kể cả trang bìa). Nền bìa phiá trước màu xanh da trời làm mát dịu người đọc, trang bìa là bức tranh tả cảnh đồng quê vào một buổi sáng khi các bạn ngồi nghỉ chân trên bãi cỏ, tâm hồn nhìn về hướng xa xăm. Người lớn đang cày cấy dưới ruộng. Phía trên cùng in dòng chữ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO màu đen làm yên lòng người đọc( bộ sách của Bộ Giáo Dục), dòng kế tiếp là " Tiếng Việt" cỡ chữ lớp màu xanh đậm, số 5 đỏ thẫm và dòng chữ tập hai được in tách ra.
Lật tiếp vào trang trong, không thấy có lời giới thiệu như các cuốn sách thông thường khác, thay vào đó là một trang có in dòng chữ ( Tái bản lần thứ sáu) và NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM. Phần mục lục ở cuối sách được mô tả chi tiết bài học theo tuần từ tuần 19 đến tuần 34. Mỗi tuần ứng với chủ điểm được gợi ý trước.Phần mục lục được liệt kê, trình bày rất rõ ràng dễ dàng cho mọi người sử dụng sách.
Từng trang sách, từng bài học làm cho em rất phấn khởi mỗi khi học. Tuy nhiên có những từ khó, câu khó làm cho em có lúc muốn chinh phục, có khi nản lòng. Có những bài văn ở thời kỳ mà không mấy gần gũi với em.
Em yêu quý quyển sách Tiếng Việt của em biết bao! Mỗi bài học giúp em trưởng thành hẳn lên. Em cần phải yêu quí và gìn giữ quyển sách sạch đẹp để mai sau em của em có thể dùng được.
Bài làm 3
Trước ngày khai giảng , mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa lớp 5 , trong đó có cuốn tiếng việt 5 , tập 2 .
Quyển sách rất đẹp , thơm mùi mực in , mùi giấy mới . Bìa sách làm bằng giấy cứng và bóng . Ruột sách dày 176 trang bằng giấy trắng tinh , nổi bật những hàng chữ đen đều tăm tắp .
Từ xa nhìn lại , quyển sách giống như một bức tranh dân gian đầy màu sắc . Xa xa , những dãy núi hiện lên mở ra một vùng sông nước mênh mông _ nơi những cánh thuyền đang chuẩn bị ra khơi để chào đón một mùa cá mới . Trên bờ là cảnh các bạn học sinh ngồi chơi vui vẻ , cảnh các bác nông dân đang làm lúa hay cảnh những xóm làng trù phú , tốt tươi . Nội dung cuốn sách gồm các môn như : Tập đọc , tập làm văn , luyện từ và câu , chính tả và kể chuyện xếp xen kẽ với nhau theo từng chủ đề . Các bài thơ , bài văn trong từng chủ đề đều rất hay . Từng bài có kèm theo tranh minh họa hấp dẫn khiến chúng em tiếp thu bài nhanh hơn .
Em rất thích quyển sách này . Nghe lời mẹ dặn , em không bao giờ vẽ bậy viết bậy hay giây mực vào sách . Ngày ngày , sách cùng em vui bước đến trường . Em coi sách như người bạn thân thiết của em .
Soạn bài ôn tập về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
I. Công dụng
1. Đặt dấu câu
a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Câu Ôi thôi chú mày ơi ! là câu cảm thán.
b. Con có nhận ra con không ( ? )
- Câu nghi vấn.
c. Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! )
- Hai câu cầu khiến.
d. Giời chớm hè ( . ) Cây cối um tùm ( . ) Cả làng thơm ( . )
- Ba câu trần thuật.
2. Cách dùng các dấu câu.
a. Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm.
b. Dấu chấm than chỉ kiểu câu cảm thán, nhưng dấu chấm hỏi chỉ kiểu câu nghi vấn. Hai dấu câu chấm than, chấm hỏi liền nhau trong ngoặc đơn (sức lực khá tốt nhưng hơi gầy), biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu cây này.
II. Chữa một số lỗi thường gặp
1. So sánh cách dùng dấu câu
a. Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ nhau.
- Đoạn văn của Trần Hoàng dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng.
b. Việc dùng dấu chấm là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vừa… vừa…
- Đoạn văn của Trần Hoàng diễn hai ý liên tục, đồng thời, sử dụng dấu chấm phẩy ( ; ) là đúng.
2. Cách dùng dấu câu.
a. Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.
b. Cuối câu là câu trần thuật. Đặt dấu chấm than là không hợp lí.
III. Luyện tập
1. Dấu chấm hỏi.
- Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm, vì đây là câu trần thuật).
- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).
2. Đặt dấu than.
- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta ( ! ) (Câu cảm thán).
3. Đặt dấu câu.
- Mày nói gì ( ? )
- Lạy chỉ, em nói gì đâu ( ! )
Rồi Dế Choắt lủi vào ( . )
- Chối hả ( ? ) Chối này ( ! ) Chối này ( ! )
Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống ( . )
(không được thì nói nha)
Bai tả con mèo này là của em mình học lớp 4 này
Từ nhỏ, em đã có một người bạn rất đáng yêu, luôn thân thiết gần gũi hàng ngày với em. Đó là thằng mèo Béo.
Tính ra thằng Béo đã được gần 8 tuổi. Nó là giống mèo ta nhưng vì được chăm bẵm kĩ lưỡng nên cu cậu lông rất mượt và béo tròn. Vì vậy cu cậu mới có tên là Béo. Béo có mầu lông vằn trắng vàng. Từ cằm trở xuống bụng có 1 dải lông trắng muốt, y như cái yếm, rất đẹp. Đầu nó tròn xoe to bằng cái ấm đất pha trà của ông. Đôi tai hình tam giác lúc nào cũng dựng đứng lên kể cả lúc ngủ. Đặc biệt nhất là trên trán của mèo ta có những vệt lông trắng vàng pha phối thế nào mà lại thành hình chữ M. Mỗi lần nhìn đến chỗ ấy, em cứ hình dung ra thằng Béo bảo với em là " Em là Mèo", ngộ nghĩnh lắm. Thằng Béo có đôi mắt tròn xoe như 2 viên bi ve xanh. Mũi của cu cậu là một dải lông trắng nhô cao hơn so với khuôn mặt, phía cuối là 1 chấm mầu hồng luôn ướt ướt. Bộ ria mới thật oai phong. Em cứ hình dung nó giống ria của con hổ. Ấy thế mà hôm nọ vào bếp ăn vụng thế nào, bị lửa liếm mất một bên ria, thành ra hiện giờ Béo có bộ ria một mất một còn trông rất hài hước.
Hoạt động ưa thích nhất của Béo là ngủ. Nếu được chui vào chăn hoặc ngăn tủ quần áo thì có khi nó ngủ được cả ngày không động đậy. Món ăn ưa thích nhất của cu cậu là gan gà. Mỗi lần thích thú như được ăn ngon hay vuốt ve, Béo thường lim dim mắt rồi gừ gừ những tiếng êm dịu, hứng khởi. Bàn ghế, sách vở của nhà em hầu như chỗ nào cũng có vết móng vuốt của nó. Hình như là để đánh dấu lãnh thổ thì mèo hay cào cào vào thì phải. Mỗi lần em đi đâu về là nó lại phi ra, kịn kịn lưng vào chân em đòi bế bồng. Thế mà lúc nào em gọi nó ra để bế vuốt thì Béo lại lạnh lùng, õng ẹo lảng đi. Ghét thế chứ.
Béo là bạn thân của em. Em rất yêu quý bạn mèo này.
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình
Bài 2. a) Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự: Quốc hiệu tiêu ngữ; địa điểm, thời gian; người gửi( tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ); lí do viết đơn; nguyện vọng; cam kết; chữ ký.
b) Giống nhau: Đều có quốc hiệu, tiêu ngữ; có ngày, tháng, năm, có tên đơn, có kính gửi, người nhận, có họ và tên, tuổi tác, nơi ở hiện nay, đều có lí do để viết đơn, có nguyện vọng, có lời cam đoan, có chữ ký.
Khác nhau: Nội dung của bức thư
c) Các mục trong một lá đơn là không thể thiếu và phải viết đúng một trình tự.
- Phần bắt buộc phải có: nơi nhận, nơi gửi, nguyện vọng.
Bài 3.
a) Đà Lạt có trăm nghìn loài hoa đua nhau khoe sắc.
b) Tháng Tám có đêm Trung thu thật thú vị.
c) Miền Bắc có những đợt rét rậm kéo dài.
d) Quê em có nhiều trái ngọt hoa thơm.
Bài 4.
a) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất hối hận.
b) Vào những ngày hè, học sinh được đi chơi rất vui vẻ.
c) Buổi sáng, mặt hồ không một gợn sóng.
d) Khi gió đồng ngát hương, chim én lượn khắp bầu trời.
Bài 5.
a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 1.
Bước tới Đèo Ngang/, bóng/xế tà,
TN / CN / VN
Cỏ cây/ chen đá/, lá /chen hoa.
CN/ VN / CN / VN
Lom khom dưới núi/, tiều vài chú,
VN / CN
Lác đác bên sông/, chợ mấy nhà.
VN / CN
Đây chỉ là ý kiến của riêng mình thui nhưng cũng nhớ tick mình nha
I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Thể loại
Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
2. Tác phẩm
Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).
Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo.
2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.
3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:
- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.
- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.
4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.
Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.
5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.
- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.
- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.
Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.
6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.
7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.
Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.
8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:
Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi
Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.
QUAN ÂM THỊ KÍNH I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 120) - Thiện Sĩ, con Sùng ông và Sùng bà kết duyên cùng Thị Kính là con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về cha mẹ ruột. 2. (Câu 3, Sgk tr 120) - Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. - Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo. - Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến. - Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường. - Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc. - Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên. 3. (Câu 5, Sgk tr 120) - Liệt kê hành động của Sùng bà: * Dúi đầu Thị Kính ngã xuống. * Bắt thị Kính ngửa mặt lên. * Không cho Thị Kính phân bua. * Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống. Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu. - Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà: Về phía mình, bà nói: * Giống nhà bà đây giống phượng giống công. * Nhà bà đây cao môn lệch tộc. * Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói: * Tuồng bay mèo mả gà đồng. * Mày là con nhà cua ốc. * Liu diu lại nở ra dòng liu điu * Đồng nát thì về Cầu Nôm. Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra. 4. (Câu 6, Sgk tr 120) - Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng. * Lần thứ nhất, với mẹ chồng: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! * Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi! * Lần thứ ba, với chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn. * Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông: Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực: Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào! 5. (Câu 7, Sgk tr 120) - Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về. - Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn. - Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc. - Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ. 6. (Câu 8, Sgk tr 120) - Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi). - Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau: * Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực. Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ. II. LUYỆN TẬP Chủ đề của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” - Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. - Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.
I . TÌNH HÌNH CHUNG :
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Châu Á đã giành độc lập .
+ Nửa sau thế kỷ XX: không ổn định do chiến tranh xâm lược của đế quốc (Đông Nam Á và Tây Á ).
+ Sau chiến tranh lạnh (1989) xảy ra xung đột biên giới , phong trào ky khai , khủng bố .
* Thành tựu :tăng trưởng nhanh về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, An Độ. Nên thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á.
* Ấn Độ : để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu :
+Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực .
+Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông
+Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh .
+Ấn độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ
II.TRUNG QUỐC :
1. Sự ra đời của CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA .
Cuộc nội chiến từ 1946-1949 giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kết quả : 1-10-1949 Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa ra đời
Ý nghĩa :
+ Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến .
+ Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.
+ Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.
+ Ành hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới .
Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1-10-1949 tại Quảng Trường Thiên An Môn
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959 :
*Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước .
Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp; cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ; tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng
+1949-1952 hoàn thành khôi phục kinh tế.
+1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể .
+Chính sách đối ngoại tích cực .Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước
* Đối ngoại :1949-1950:
+ Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô -Trung 1950.
+ Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ .
+ Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
3.Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978-
+ Kinh tế :1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt”phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao .
-Đường lối Ba ngọn cờ hồng : nhiều, nhanh,tốt, rẻ .
-Đại nhảy vọt.
-Thành lập công xã nhân dân
3 . Dịch vụ:
- Hoạt động kinh tế đối ngoại cuả các nước Châu Phi tương đối đơn giản
- Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới .
- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc , thiết bị ,…
- 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.
- Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven biển vịnh GhiNê, khu vực sông Nin và Nam Phi
4 . Đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hóa khá nhanh, không đồng đều, không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp
- Nguyên nhân bùng nổ dân số, đô thị hoá không theo quy hoạch
- Hậu quả: tệ nạn xã hội, nội chiến liên miên, các khu nhà ổ chuột
1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?
- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ cùi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan
3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?
- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.
4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?
- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.
nếu đúng thì tick cho nha