K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2017

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

Các chú có lạnh không?

Mùa xuân năm 1969 – mùa xuân cuối cùng trong đời Bác Hồ, chúng tôi được vào thăm Bác tại vườn hoa Phủ Chủ tịch, trong một căn nhà đơn sơ, giản dị.

Cảm tưởng của tôi là không phải đến với một vị Chủ tịch, một vị lãnh tụ vĩ đại, mà là đến với một người cha già thân yêu, với người anh cả trong gia đình lớn.

Ngay từ phút đầu, chúng tôi ngồi quây quần bên Bác trong không khí ấm áp, thân tình. Đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đến với chúng tôi. BÁc thăm hỏi từng người một và mời chúng tôi ăn hoa quả. Bác hỏi:

- Các chú thấy có lạnh không?

- Thưa Bác, không ạ.

Đối với chúng tôi, tháng Giêng ở Việt Nam quả là không lạnh. Bác nói:

- Không lạnh nhưng rất nguy hiểm.

Nói xong. Bác cởi chiếc khăn quàng của Bác và quàng cho đồng chí Mác Đêphơrin – Chủ tịch Ủy ban Việt Nam hôm ấy đang húng hắng ho. Cử chỉ ấy làm chúng tôi ai nấy đều cảm động, thể hiện những tình cảm của một người cha đối với những đứa con từ phương xa về.

Chúng tôi sung sướng báo cáo với Người về phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam ở Cộng hòa Dân chủ Đức và trao tặng Bác những món quà của nhân dân nước chúng tôi gửi biếu Bác. Điều lạ là sau hơn bốn chục năm trời – kể từ khi Bác qua hoạt động bên nước chúng tôi – Bác vẫn nói tiếng Đức chính xác.

Suốt đời tôi, tôi sẽ trân trọng giữ trong lòng mình kỷ niệm vô cùng quý báu, đó là bức chân dung mà chính Người đã ký tặng tôi trong lần gặp ấy. Và bên tai tôi lại văng vẳng những tiếng hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” của thanh niên khắp năm châu trong những ngày đại hội liên hoan vừa qua ở Bétlin. Nghĩ đến Bác Hồ, nghĩ đến Việt Nam, tôi càng cống hiến nhiều hơn nữa cho Việt Nam và chính vì vậy mà tôi cảm thấy cuộc đời mình đang sống là có ý nghĩa biết ngần nào!

15 tháng 11 2016

Mình sẽ tiết lộ cho các bạn biết món quà nhé! Chả là cửa hàng quần áo và giày của chị mình trên Hà NỘI đang xả hàng vì hàng này không cần bán nữa rồi mà đã có hàng mới về rồi ko phải là hàng dởm đâu nhé hàng nước ngoài cả đấy nhé chỉ là có đơn hàng mới rồi đống này ko biết làm gì xả hàng miến phí vì đống cũ thu hàng khối tiền rồi nên ko tham nữa!! Bài viết số 3 - Văn lớp 6nếu trả lời đúng câu hỏi bạn sẽ được quyền chọn 1 cái áo và giày bạn thích và ấn theo dõi mình mà nhắn tin cho mình để mình hưỡng dẫn nha!! Mặt hàng đâyBài viết số 3 - Văn lớp 6

 

16 tháng 11 2016

mình chỉ lấy tiền ship thôi nhé tiền ship tùy theo nơi ở nhé hàng nữa nèBài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6Bài viết số 3 - Văn lớp 6

17 tháng 4 2017

_Tham khảo nhs bn_
Ánh mắt trời len lỏi qua những khe cửa lọt vào trong nhà, dường như tắm màn chỉ có thể che chắn cho tôi khỏi nhưng con muỗi khát máu đêm qua chứ không tài nào che chắn được ánh nắng mặt trời buổi sớm ấy. Mắt cố mở, đôi lông mày cố kéo đôi mắt lên nhưng yếu thế mà lại bị mắt lôi ngược trở lại. Ánh nắng tinh mơ chiếu vô mắt như đánh thức tôi dậy nhưng tôi vẫn cố chấp quay ngược vào phía trong để gắng ngủ nướng thêm một chút trước khi bị mẹ gọi dậy. Đôi tai bỗng nghe thấy những âm thanh hấp dẫn nào đó, thôi thúc tôi lật chăn đứng phắt dậy đi ra khỏi chiếc giường ngủ thân yêu của mình.


Sau khi vệ sinh cá nhân và rửa mặt cho tỉnh ngủ thì chao ôi một không gian tươi đẹp hiện ra trước mắt tôi khiến tôi ngỡ ngàng. Sân nhà tôi khá rộng vì thế tôi chỉ có một mảnh vườn nho nhỏ đủ để mẹ trồng vài luống rau sạch cho cả gia đình ăn quanh năm, mùa nào thức ấy. Nó cũng đủ để cho bà tôi trồng vài cây thuốc nam quý mà bà xin ở đâu đó về. Và nó cũng đủ để trở thành một đề tài cho tôi viết văn tả cảnh và kể về nó. Tôi rất yêu mến khu vườn ấy, sau khi thật sự tỉnh táo và thoát khỏi hẳn cơn ngái ngủ tôi mới nhận ra những âm thanh đã khiến tôi bừng tỉnh.

Cây chanh giữa vườn tuy bé nhưng cành cây khẳng khuyu rắn chắc, những lá xanh non tươi tắn như vừa được tắm mát, sạch bụi và mỡ màng. Một chú sẻ nâu non vừa mới học bay liên tục cất cánh lên rồi lại đáp xuống. Nó chưa bay được xa, mỗi lần tiếp đất không thành công nó lại kêu lên một tiếng. Mẹ sẻ hót rất hay, nó như đang nói chuyện với đứa con của mình bằng giọng đầy trìu mến và thân thương. Rồi bỗng nhiên con chó trong nhà lao ra khi nhìn thấy sẻ con tiếp đất ngã nhào. Mẹ sẻ sà xuông cắp kịp con lên cây. Âm thanh nháo nhào ầm ĩ đánh thức hai bác bồ câu đang đậu trên mái nhà ngói bên hàng xóm.

Chúng bị đánh thức giấc mà vẫn hiền hậu đến lạ, có lẽ thế nên nó biểu tượng cho hòa bình. Vươn đôi cánh trắng chim bồ câu gật gù kêu ù ù như gọi người bạn đời bên cạnh mình tỉnh giấc để bắt đầu một ngày mới. Trên cành cây ổi rắn chắc to lớn, những chú chim họa mi chào buổi sáng bằng một điệu nhạc tươi mới nhộn nhịp, vừa hát vừa chuyền cành như thể hiện được nhịp điệu của khúc nhạc vui tươi đó. Chốc chốc lại họa mi lại hót vang lên, cao vút và trong trẻo như âm thanh của gió vậy. Chim chích bông cũng không kém cạnh hót lên vài tiếng và nhảy từ cành này qua cành khác mổ vào những con sâu vẫn còn đang uốn éo chưa muốn thức giấc. Dưới đất gà mái mẹ đã dẫn đàn con đi kiếm ăn, những chú gà lông mượt như tơ, mắt ngây ngô dễ thương, luôn mồm kêu chiếp chiếp. Âm thanh nghe mới vui tai và đáng yêu làm sao. Chú chó tinh nghịch chạy lại trêu gà mẹ và nhận lại kết cục là vài vết mỏ in hằn trên làn da của chú. Bên luống rau nọ, mẹ tôi đang cuốc lại đất để trồng loại rau khác, tiếng cuốc từng nhát một đập xuống nền đất khiến chúng vỡ ra.


Tần ấy âm thanh trong khu vườn nhà tôi vào buổi sáng sớm. Đó là âm thanh trong khu vườn hay chính là âm thanh của quê nhà, của tuổi thơ, của quê hương xứ sở. Tất cả những âm thanh ấy tạo nên một bản hợp âm tuyệt nhất về âm thanh của cuộc sống, của thiên nhiên và của con người. Dường như nó biểu hiện cho sự sống, cho sự hòa bình và cuộc sinh hoạt bình yên vui vẻ nơi quê nhà thân thương của tôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy yêu mảnh vườn nhà mình đến lạ thường.

Mở bài:

+ Giới thiệu đối tượng định tả là khu vuờn trong một buổi sáng đẹp trời.

Thân bài:

+ Tả những nét bao quát về khu vườn:

- Vườn nhà ai? (nhà em hay nhà hàng xóm mà em có dịp đến chơi;, ở đâu?

- Kích thước: rộng hay hẹp? Vườn được tả vào buổi sáng sớm của mùa nào trong năm?

Màu sắc, hình ảnh chung nhất là gì?

+ Tả chi tiết khu vườn:

- Không gian: bầu trời, mây, nắng, gió...

- Vườn trồng những loại cây gì? Tả đặc điểm của từng loại cây? (hoa, lá, quả, hương thơm riêng...).

- Những con vật trong vườn: đàn gà đang đi kiếm mồi, lũ chim trên các cành cây...

- Âm thanh: huyên náo, ồn ào, tưng bừng...

Kết bài:

+ Cảm nghĩ của em về khu vườn: yêu mến, gắn bó với nó.

+ Có ý thức cùng mọi người chăm sóc để khu vườn tươi tốt ngày càng đẹp và có ích hơn.

24 tháng 4 2017

Vy Hà


Những buổi sáng mùa Hè thường được bắt đầu với những vạt nắng vàng hươm từ dãy núi phía Đông, tiếng chim lảnh lót chuyền cành, vài cánh cò bay muộn trên nền trời xanh ngắt còn ngơ ngác mảnh trăng non và mùi hoa nhài thoang thoảng từ bụi cây gần bờ giếng đưa lại. Thi thoảng, đầu hè đã có quả mít mật chín mũm, thơm lừng đặt ngay ngắn, bởi thứ quả này rất thảo nhưng lại rất hay cáu bẳn. Hễ thấy mùi thơm ngọt đưa trong gió là phải tìm cho bằng được, dùng hai tay vặn nhẹ mang vào, nhưng nếu lơ là, nó sẽ rụng xuống ngay và vỡ bét, lũ gà được một mẻ no, dù chắc chắn, với cái mỏ nhọn và sự mổ xong là nuốt ngấu nghiến, chúng chẳng biết vị mít mật thơm ngon ngọt ngào đến cỡ nào.

Những quả mít na thì lì lợm hơn, trừ khi nắng nóng quá chúng sẽ chín rùng rục, còn vào ngày bình thường, những cái miệng háu ăn và những cặp mắt hau háu có săm soi và trèo lên sờ nắn suốt cả ngày mới được vài quả bé bằng cái bát tô, tròn um ủm, bổ ra chưa ráo nhựa đã hết sạch. Phải ngày cây mít na đông đúc quả không chín chúng tôi mới sờ đến cây mít nghệ cuối vườn. Quả nó to và dài như cái thùng, treo lủng lẳng trên cành. Thấy bộp bộp là hò nhau lấy dây thừng cột vào cuống, vắt qua cành. Đứa ở trên cây cầm lấy dao, ngắm cho nó không rơi đụng quả khác, nhắm mắt chặt thật mạnh, mấy đứa ở dưới gốc thót bụng thả dây từ từ. Rồi cả lũ bâu vào khênh quả mít như người ta khênh cỗ quan tài đi chôn. Mà chôn thật, bởi, dù cường cượng hay đã chín mềm, hết góc này góc khác được xẻ ra, từng múi mít dài như chiếc lược, vàng ươm màu nghệ, tứa ra đầy mật lần lượt chui vào bụng lũ trẻ. Khi ấy, nghi thức cho buổi sáng mùa Hè đã tạm xong.

Nhưng, cũng có những sáng mùa Hè, sau giấc ngủ có hơi nước mát lịm, bước ra sân, giàn mướp bị bão quật ngả nghiêng, rơi rụng những đốt tre thâm xì, tơ tướp. Đấy là lúc rổ khoai lim vỏ tím lịm, ruột bở tung được dỡ ra, bốc hơi nghi ngút. Dụi vài cái cho mắt hết nhèm, chúng tôi sà vào rổ khoai, thi nhau thò tay búng, nóng bỏng tay rụt lại, kêu chí chóe. Theo kinh nghiệm thì cứ củ nào búng vào kêu bùng bục là bở, nhưng củ nào cũng bở cả, rốt cuộc, sau những tranh cướp, cãi vã, đứa nào đứa nấy hai tay hai củ khoai, ngoạm bên này một miếng, bên kia một miếng, cổ duỗi ra, mắt trợn ngược vì nghẹn.

Ăn xong, không đứa nào bảo đứa nào, đứa cầm rổ, đứa cầm cái xẻng nhỏ, dắt nhau ra bờ ao, chỗ rặng tre hàng ngày đứa nào đứa nấy sợ rắn không dám bén mảng vì thỉnh thoảng, có những con rắn đánh đu vắt vẻo trên cành tre, lột xác trắng xóa, nom rõ khiếp. Nhưng mưa bão xong, nghĩa là tay tre sẽ rụng nhiều, và đất mềm, hàng loạt măng tre nhu nhú đội đất xông lên. Khe khẽ gạt lớp đất ẩm phía trên, những củ măng bằng cái bát con trắng nõn nà, xắn nhẹ là đã lìa ra, lăn vào rổ. Nếu chịu khó chui vào bụi sẽ đẵn được những cây măng dài bằng cánh tay trẻ con, to như bắp đùi người lớn, non sần sật. Gai cào tơi tả, nhưng bù lại, sẽ có một bình măng dấm ớt cay xé lưỡi cho người lớn, và nồi canh măng cá, măng vịt ngọt lừ ăn đến căng cả rốn mà vẫn muốn chìa bát.

Cũng có sáng mùa Hè, không phải đợi nắng lên, ngay từ khi ngôi sao mai rõ dần và những ngôi sao đêm bắt đầu mờ đi, chúng tôi đã bấm nhau dậy. Rón rén dắt nhau xuống bờ ao. Gió sớm mai mát lịm, không khí thanh sạch tỉnh cả ngủ. Chị cả cầm cái sào tre nhỏ nhưng chắc, chị hai cẩn thận hơn được phân công cầm cái rổ nhỏ lót mấy tàu lá ngái bẻ vội, nhựa còn ròng ròng. Mấy đứa chúng tôi lăng xăng sẽ có nhiệm vụ tiếp theo. Những chiếc vó được thả từ tối hôm trước, chúng tôi không biết vì đứa nào cũng sợ ma không dám xuống ao. Chị cả thận trọng cất từng cái, từng bầy tôm tép nhảy lao xao bị lùa hết vào rổ, đậy lá lại, không có con nào rơi cho chúng tôi nhặt. Chỉ khoảng 30 phút đã đi hết một vòng quanh ao, cái rổ đã nằng nặng, và trời bắt đầu sáng rõ. Chúng tôi được phân công tìm hái mùi tầu trong vườn. Chị cả, chị hai buộc lại tóc, tất tả đi lên bếp, ra dáng người lớn lắm.

Bữa sáng, cả nhà ngạc nhiên với món mì gạo nấu tôm băm bỏ mùi tầu thơm tứa nước miếng ngọt sao lại ngọt thế? Chiếc nồi ngâm măng to đùng được trưng dụng để nấu mì bị vét đến những giọt nước cuối cùng mà vẫn thòm thèm.

Cho đến bây giờ, dù đã được ăn rất nhiều món mì của Tây, Tàu trên đời, tôi vẫn không sao quên được vị của bát mì nấu bằng những con tôm cụ đen sì băm nhuyễn, vừa ăn vừa thổi, suýt xoa toát mồ hôi những buổi sáng mùa Hè thời thơ bé.

24 tháng 4 2017

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp.
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
Mặt trời lên, màn sương tan dần. ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

TICK CHO MK NHA

12 tháng 9 2017

Bài làm :

Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng satanh hồng của cô búp bê xinh đẹp. Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm trạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm phức được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ một lúc là bé đã ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Làm sao tha được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bẫy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết miếng mồi ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chĩ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.

12 tháng 9 2017

Hãy kể lại bằng văn xuôi bài thơ sau:

SA BẪY

Bé Mây rủ mèo con

Đánh bẫy bầy chuột nhắt

Mồi thơm: cá nướng ngon

Lửng lơ trong cạm sắt.

Sáng mai vùng xuống bếp:

Bẩy sập tự bao giờ

Chuột không, cá cũng hết

Giữa lồng mèo nằm... mơ !

28 tháng 1 2017

Trưa hôm qua, tôi đang ngồi học bài bỗng nghe tiếng của ai giọng khàn khàn ở ngoài cửa ngõ: “Cô bác ơi! Làm ơn bố thí cho tôi chén gạo, bát cơm”.

Tôi nhìn ra, thì đó là một ông lão độ sáu mươi tuổi, mình mặc một bộ đồ bà ba đen đúa rách nát, đầu đội nón lá hũ, vai mang bị, tay chống gậy lần bước từ nhà này lê sang nhà khác để xin tiền.

Tôi ngồi trong nhà nhìn ra, giọng lạnh lùng:

- Nhà tôi hết gạo rồi ông ơi, ông đi chỗ khác đi.

Ông lão vẫn đứng yên miệng lẩm bẩm:

- Cô làm ơn cho tôi chén gạo thôi cô à.

Tôi hết sức bực mình và liền dùng những từ nặng nề đuổi ông lão ấy đi:

- Cái ông này kì quá, ông có đi nơi khác cho tôi học bài không; ai biểu đi xin chi cho khổ thân vậy, tối ngày cứ gặp ăn xin mãi.

Tội nghiệp cho ông cụ, tay run run chống gậy bước sang nhà khác, bước đi có vẻ nặng nhọc lắm. Ông đi rồi tôi còn cười lên như chế giễu ông. Tôi lại bàn lấy quyển sách Giáo dục công dân ra học. Tôi đọc được một đoạn rồi lật qua trang khác, nơi trang này tác giả có in hình một đứa bé đang bưng gạo ra cho một ông lão ăn mày. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ ra khinh bỉ ông cụ, không cho lấy một chén gạo mà còn nặng lời xua đuổi ông rất thậm tệ.

Nghĩ lại tôi rất hối hận, tôi không xứng đáng là một người có học chút nào cả. Hàng ngày tôi vẫn nghe thầy tôi thường khuyên chúng tôi không nên hắt hủi những người nghèo khổ mà giờ này tôi làm một việc trái với lời thầy tôi thường dặn. Tôi không can đảm đọc hết trang ấy, vội vàng đem quyển sách cất đi và tôi càng đọc lương tâm tôi càng ray rứt. Rồi ông cụ khi nãy sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông gặp người nào cũng như tôi thì tội nghiệp cho tôi biết chừng nào! Đời sông của ông chỉ nhờ vào lòng từ thiện của người đời. Thế mà tôi lại bạc đãi ông thì làm sao ông sông cho qua ngày tháng được? Rồi đây cơm đâu ông ăn? Chỗ đâu ông ngủ? Quần áo đâu ông mặc? Bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không lúc nào để cho tôi yên.

Càng suy nghĩ tôi càng thương ông lão quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa hi vọng ông còn lảng vảng đâu đây để tôi đem tiền ra giúp ông chút nào đỡ chút ấy. Nhưng ra ngoài cửa thì ông lão đã đi mất. Sự hối hận của tôi đã muộn lắm rồi. Tôi thất thểu vào nhà với gương mặt buồn bã, và tôi tự cho tôi là một người xấu xa nhất đời, tôi không xứng đáng sống chung với mọi người chút nào.

Để chuộc lại những sự lỗi lầm của tôi, từ nay về sau tôi quyết bỏ hẳn cái tính kiêu căng khinh người của tôi và gặp bất cứ người nghèo khổ nào tôi cũng hết lòng giúp đỡ, mặc dù sự giúp đỡ của tôi không đem cho họ ra khỏi được cảnh nghèo túng, nhưng cả một tấm lòng thành thật của tôi cũng an ủi họ được bớt đau khổ một phần nào vậy.

28 tháng 1 2017

Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.

Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập

Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vi nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
- Thưa cô! Hôm qua,... em...em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dôi mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bô' mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

26 tháng 3 2017

Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc :

Từ phía Đông mặt trời từ từ hiện lên bầu trời bắt đầu trút bỏ lớp áo đen để khoác vào một tấm áo đầy màu sắc, từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua những cụm mây rồi chiếu xuống mặt đất, những giọt sương sớm còn đọng lại trên từng chiếc lá được phản chiếu ánh nắng lấp lánh như những viên ngọc trai đầy màu sắc, tiếng chim hót ríu rít báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, vạn vật đang vươn mình đón nhận sức sống mới.

26 tháng 3 2017

bạn có chép mạng ko đó

nếu chép thì vui lòng.....

làm lại giùm mình nghe

31 tháng 1 2017

Tối mình làm cho nha .....

bây giờ mình bận ~~

31 tháng 1 2017

Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời còn cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Tôi lại cùng các bạn sánh bước tới trường. Gió nhè nhẹ thổi cho tôi một cảm giác thật dễ chịu. Hít một hơi thật dài rồi thong thả bước đi. Chắc hẳn một ngày học của tôi có nhiều thú vị.

Lúc này vạn vật đang đắm mình trong làn sương sớm. Chỉ có chiếc cổng trường là nổi bật dòng chữ: " Trường trung học cơ sở Kiều Phú". Cánh cửa sơn xanh luôn dang rộng vòng tay đón tôi vào trường. Sân trường vắng lặng. Hai hàng cây đứng im lìm như anh lính gác. Lác đác các bạn học sinh đến sớm làm trực nhật. Cửa phòng được mở, đèn điện được bật sáng làm nổi bật hai hàng ghế đều tăm tắp..............

Mình bận quá, mình viết nốt sau nhé

19 tháng 3 2017

Tục ngữ về mẹ

1. Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

2. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.

3. Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con

4. Hiếu:Thành kính tổ tiên ơn gia độ Báo ân phụ mẫu nghĩa sinh thành

5. Tử hiếu song thân lạc Gia hoà vạn sự thành. (Con hiếu thảo cha mẹ vui Nhà hoà thuận muôn việc thành)

6. Vời vợi non cao ơn dưỡng dục Mênh mông biển rộng đức sinh thành.

7. Ơn sinh thành như đại hải Nghĩa dưỡng dục tỷ non cao.

8. Ơn cha dưỡng dục dường non Thái Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông.

9. Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa Sinh thành công phụ thái sơn cao.

10. Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người.

11. Cầu cho cha được thanh nhàn Chúc cho mẹ được an khang tuổi già.

12. Cha là bắt đầu cho nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ là bắt đầu cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.

13. Cha: có nghĩa là chỗ dựa, suốt đời con trọn vẹn yêu thương Mẹ: có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không đòi lại bao giờ Con: có nghĩa là hơi ấm sưởi lòng cha mẹ lúc quạnh hiu.

14. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ công sinh thành.

15. Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy.

Ca dao tục ngữ công ơn cha mẹ

  • "Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Một lòng thờ mẹ kính cha,
    Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".
  • "Công cha nghĩa mẹ cao vời,
    Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
    Nên người con phải xót xa,
    Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
    Đội ơn chín chữ cù lao,
    Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".
  • "Tu đâu cho bằng tu nhà,
    Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
  • "Công cha đức mẹ cao dày,
    Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
    Nuôi con khó nhọc đến giờ,
    Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
  • "Mẹ già ở tấm lều tranh,
    Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con" .
  • "Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
    Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau".
  • "Biển Đông còn lúc đầy vơi,
    Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".
  • "Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời,
    Cầu cho cha mẹ sống đời với con".
  • "Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
    Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
    Đi về lập miếu thờ vua,
    Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".
  • "Muốn cho gần mẹ gần cha,
    Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".
  • "Ai về tôi gởi buồng cau,
    Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
    Ai về tôi gởi đôi giày,
    Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".
  • "Ơn hoài thai, to như bể!
    Công dưỡng dục, lớn tựa sông!
    Em nguyện ở vậy không chồng,
    Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".
  • "Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
    Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
    Mai sau cha yếu mẹ già,
    Bát cơm đôi đũa, ly trà ai dâng ?".
  • "Nếu mình hiếu với mẹ cha,
    Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
    Nếu mình ăn ở vô nghì,
    Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".
  • "Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận,
    Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
    Xem thử trước thềm mưa xối nước,
    Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì".

nhớ tick cho mink nhahihi

19 tháng 3 2017

Twilight Sparkle

1. Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

2. Ân cha mẹ là đại dương vô tận

Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.

3. Biển Đông có lúc vơi đầy

Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

4. Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

5. Cha một đời oằn vai gánh nặng

Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

6. Khi con tát cạn biển đông

Thì con mới hiểu tấm lòng mẹ cha.

7. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ

Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.

8. Lễ Vu Lan bâng khuâng nhớ cha, ơn dưỡng dục

Mùa báo hiếu ngậm ngùi thương mẹ, đức cù lao.

9. Cha là hoa phấn giữa đời

Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.

10. Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc

Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.

11. Dù đi khắp bốn phương trời

Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.

12. Cha là chỗ dựa mẹ là gối êm

Nụ cười của con là niềm hạnh phúc.

13. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu

Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.

14. Cha mẹ giàu con thong thả

Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan.

15. Cổ thụ là bóng mẹ cha

Cây non là cả vườn hoa tuổi hồng.

16. Cha là núi mẹ là sông Các con hiếu thảo nhớ ơn sinh thành.

17. Nghĩa mẹ như biển rộng

Công cha như trời cao

Ơn sinh thành dưỡng dục

Vời vợi tựa trăng sao.

18. Cha mẹ ơn sâu tựa đất trời

Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi

Mở vòng tay lớn ôm con trẻ

Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.

19. Ơn cha bóng núi âm thầm

Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn

Một đời dãi nắng dầm sương

Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào.

20. Thêm một người quả đất sẽ chật thêm, Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.

21. Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

22. Dẫu ***** suốt cuộc đời

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru.

23. Mênh mông lòng mẹ thương ta

Xin hòa thành bản tình ca dâng đời.

24. Hãy nói rằng con thương mẹ

Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi.

25. Mẹ hiển nhiên như trời đất đã thành

Như cuộc đời không thể thiếu trong con.

26. Trong tâm tưởng con muộn màng viết

Lời cầu mong còn mẹ mãi trên đời.

27. Lòng quặn lại khi nhìn con cực

Người mẹ nào tránh khởi xót xa

Nước mắt người tuôn vào lồng ngực

Nỗi niềm này ta trách chính ta.

28. Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại

Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.

29. Hình hài con khi còn là hạt bụi

Lớn dần lên qua tim mẹ bao dung.

30. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá

Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!

31. Nhìn lên vách con bước cùng với bóng

Mẹ bây giờ mới hiểu mẹ ngày xưa.

32. Người con yêu quý nhất đời

Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu.

33. Ngày nào con đau khổ không biết ngỏ cùng ai, Thì con ơi! Hãy gọi mẹ đến bên con.

34. Mẹ là hoa cỏ mùa xuân

Con như chim nhỏ hát mừng vang ca.

35. Mẹ đi gánh nước ban mai

Gánh hai ngọn núi với hai mặt trời.

36. Con về nhặt ánh hoàng hôn

Thắp lên nhớ mẹ bồn chồn mẹ ơi!

37. Còn mẹ đời càng thêm tươi

Con yêu mẹ quá nụ cười bao dung.

38. Mẹ nằm chỗ ướt canh sương

Chỗ khô lót tiếng ru nhường con thơ

39. Con về đây quỳ bên gối mẹ Chợt thấy mình nhỏ bé biết bao nhiêu

40. Nuôi con thân mẹ héo gầy

Vì con mà mẹ lệ đầy viền mi.

41. Mẹ là ngọn gió đưa êm

Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la.

42. Con mang thơ đi gieo khắp nẻo

Quên môi hồng mắt biếc mẹ thôi son.

43. Mênh mông bát ngát đại dương

Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền

44. Ngàn năm tóc mẹ còn bay

Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con.

45. Bao la bóng nước biển đông

Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi

46. Nửa đời phiêu bạc tha hương

Bóng quê dáng mẹ trĩu vương tấm lòng

47. Giơ đây trong cõi rộn ràng

Lòng con vẫn nhớ lời vàng mẹ ru.

48. Dấu chân mẹ dãi dầm thân cát bụi

Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời.

49. Dù đi trăm suối nghìn sông

Cũng không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi

50. Ngàn năm hồ dễ ai thương mẹ

Như mẹ thương con giữa cuộc đời

51. Kiếp sau xin được làm người

Để nghe non nước vọng lời mẹ ru.

52. Mẹ: Trọn một niềm thương, cả đời dầm sương, qua bao ngày vô thường.

53. Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi!

54. Mẹ là nguồn suối yêu thương Mẹ là quê hương con đó.

55. Mẹ là biển cả bao la

Mẹ là câu hát chan hòa mến thương.

56. Mẹ hiền mang nặng đẻ đau

Chỉ mong con lớn con mau nên người.

57. Mẹ hiền như thể trăng sao

Một khi trăng lặn đất trời lung lay.

58. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

59. Con về quỳ giữa quê hương

Thầm hôn lên những bước đường mẹ qua.

60. Cánh cò cõng nắng cõng mưa

Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.

61. Đừng để một ngày kia mẹ mất mới giật mình khóc lóc, vì những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ.

62. Nghĩ về mẹ trời luôn tươi sắc nắng

Hoa trong vườn không nắng cũng xôn xao.

63. Ai người chia sớt nỗi buồn

Mẹ tôi gánh mãi hoàng hôn một mình.

64. Mẹ là đất mẹ là hoa

Mẹ là chân lý soi con sáng ngời.

65. Mẹ ơi trời đất bao nhiêu

Tâm con hướng mẹ bao nhiêu đất trời.

66. Mẹ là sữa ngọt quê hương

Rót vào thiên kỷ nguồn hương cho đời.

67. Xin ấp ủ trọn đời tình mẹ

Bóng mẹ hiền giữa trái tim con.

68. Mẹ mang một nắng hai sương

Đem ra chợ đổi làm đường con đi.

69. Trong vũ trụ có lắm kì quan Nhưng kì quan tuyệt vời nhất vẫn là trái tim người mẹ.

70. Hương thơm vạn đóa hoa Hồng

Đâu bằng tình mẹ mặn nồng trong con.

71. Hoa này tàn thì hoa khác nở

Mất mẹ rồi vạn thuở tìm đâu.

72. Tôi không khóc khi cài hoa trắng

Vì trong hoa tôi thấy mẹ cười

73. Ngó lên ngó xuống mà vui

Ngó về quê mẹ ngậm ngùi nhớ thương.

74. Con đi khắp vạn nẻo đường

Giờ con mới hiểu tình thương mẹ hiền.

75. Ôm ***** đếm sao trời

Đếm hoài không hết một đời long đong.

76. Võng đưa ai hát xa vời

Tưởng như thấy lại từng lời mẹ ru.

77. Cuộc đời lắm nỗi đắng cay

Nuôi con đâu kể tháng ngày gian nan

78. Con suốt đời là dòng sông nhỏ bé

Còn mẹ hiền là biển cả mênh mông.

79. Nhớ đến mẹ một khung trời rộng mở

Chan chứa đầy hơi ấm của yêu thương.

80. Mẹ vầng trăng sáng thiên thu

Soi đường con bước lãng du hải hà.

81. Mẹ là tất cả mẹ ơi! Trăm năm mẹ gánh đời con lưng còng.

82. Ôi tình mẹ sao ngọt ngào đến thế

Để tràn trề sâu lắng nặng tim con.

83. Xuân về cho nở cánh hoa

Vu lan về để nhớ ngày mẹ thương.

84. Cảm ơn mẹ đã cho con dòng sữa

Cho niềm tin chan chứa giữa xuân đời.

85. Hy sinh tất cả quên gian khổ

Lòng mẹ là trời vạn nhớ thương.

86. Lời ru của mẹ thuở nào

Đưa con qua những sóng đời bể dâu.

87. Thời gian nước cuốn xuôi dòng

Lòng con nhớ mẹ như sông chảy hoài.

88. Mẹ đừng quá nhiều thương nhớ

Kẻo tóc bạc rồi nay lại bạc thêm.

89. Mẹ già một nắng hai sương

Trải thân làm bóng mát đường con đi.

90. Cúi đầu mong mẹ thứ tha

Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng.

91. Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại

Tình yêu thương rộng lớn đến khôn cùng.

92. Nuôi con mãn kiếp quên thân xác

Ơn mẹ ngàn đời mãi vấn vương.

93. Mẹ là ngọn gió đưa êm

Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la.

94. Mẹ già như chuối ba hương

Dạt dào tình mẹ niềm thương vô bờ.

95. Vì con sống… mẹ suốt đời lam lũ

Vì con vui… mẹ gánh hết đau buồn.

96. Nuôi con thân mẹ héo gầy

Vì con mà mẹ lệ đầy viền mi.

97. Mong con cuộc sống bình yên

Để mẹ lắm nỗi ưu phiền lắng sâu.

98. Mẹ nghèo nón lá tả tơi Mong sao con trẻ vào đời bình yên.

99. Mẹ nghèo mưa dột mái tranh

Trải bao bất hạnh muôn phần gian truân.

100. Nếm đủ cao lương muối vẫn hàng đầu

Đi khắp gầm trời không ai bằng mẹ.

101. Sông quê con nước hiền hoà

Con xa lòng mẹ phong ba quê người.

102. Bao năm gian khổ héo hon

Mẹ luôn cam chịu nuôi con nên người.

103. Trải qua thập tử nhất sinh

Mẹ già sống mãi yên bình bên con.

104. Ngàn năm tóc mẹ còn bay

Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con.

105. Nhớ con tựa cửa chờ mong

Mắt mờ khô lệ mẹ trông con về.

106. Chặng đường bao nỗi đắng cay

Nuôi con dâu kể tháng ngày gian nan.

107. Lặng nhìn sợi tóc như sương

Vướng trên đầu lược mà thương mẹ già.

108. Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

109. Mẹ già như chuối chín cây

Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi.

110. Cho dù xa cách biển đông

Mênh mông tình mẹ ngát lòng đại dương.

111. Đêm thu dưới ánh trăng vàng

Ngóng về quê mẹ lệ tràn bờ mi.

112. Khi con vui đất trồng hoa mới

Thì mẹ nghiêng vai gánh tết về.

113. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

114. Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

115. Mẹ là dòng sữa ngọt ngào

Là lời ru để con vào giấc mơ

Mẹ là cả một vài thơ

Là câu hát dịu ầu ơ ví dầu.

116. Học sói trán chưa viết tròn chữ mẹ

Đi mòn chân chẳng kịp điệu ví dầu

Nụ vô thường nở ra trời dâu bể

Câu tình ca hát mãi chẳng nên lời.

117. Đưa kim qua nỗi ưu phiền

Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời.

18 tháng 4 2017
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;
- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.
18 tháng 4 2017

- Bài văn có thể chia thành hai đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, cảnh tưởng quần thể động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc… nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha. - Bài văn cũng có thê chia thành ba đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha … bãi mía nằm rải rác » : Vị trí địa lí và hai đường thủy bộ vào động Phong Nha. + « Phong Nha gồm hai bộ phận ... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, canh tượng huyền ảo của động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc … nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha.