Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. Ông đồ là người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà.Kết thúc bài thơ Ông đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên có viết:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Đoạn thơ với đầy cảm xúc thương nhớ của tác giả đối với thầy đồ già xưa, câu hỏi chan chứa nỗi nhớ khiến độc giả hồi tưởng những năm khi mùa hoa đào nở ông đồ ngồi đó viết những nét chữ " như phượng múa rồng bay".Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”.
Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn người đọc thấy day dứt mãi bởi một tấm lòng sứ điệp.
Ông đồ, chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Cả bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ, như một nghệ sĩ trong bức tranh xuân sắc màu tươi thắm, nhịp sống rộn rã đang Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay, nhưng đến khổ thơ thứ ba, ông đồ xuất hiện trong bức tranh thật buồn thảm:
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Vẫn là bức tranh xuân, những cảnh tượng sao vắng vẻ:
Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.
Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.
Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.
Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.
Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.
Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.
Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.
Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:
“Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!
Cây sầu riêng có nguồn gốc tại các vùng Đông Nam Á, tên khoa học là Duriozibethinus Murray, thuộc họ Bombacaceae, chi Durio, được phát hiện mọc dại tại các rừng Sumatra và Kalimantan tại Malayxia. Với xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây sầu riêng được nhân giống và trồng ra nhiều vùng như Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia và cả Việt Nam.
Cây sầu riêng được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn.
Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng từ rất sớm, khoảng hơn 100 năm trước đây với giống có nguồn gốc từ Indonexia do cha cố Gernet đưa về trồng. Vùng trồng đầu tiên của cây Sầu riêng là tại Tân Quy (Biên Hòa) sau đó bắt đầu lan rộng ra những vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Trái sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đường, chất đạm, chất béo và cả chất xơ nên rất được yêu thích. Với tỷ lệ 100 gram thịt quả thì sầu riêng có thể cho giá trị dinh dưỡng như sau: Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein (2,5 – 2,8 g), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g) và năng lượng là 144 Kcal.
Sầu riêng có hương vị thơm ngon nên rất được ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng làm hương liệu trong các loại bánh, kẹo. Sầu riêng có thể kết hợp với rất nhiều trong các loại chè, kem, bánh và có thể dùng để chế biến các món ăn. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì ăn sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 150g sầu riêng để tránh bị nóng trong người, xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài quả sầu riêng thì các bộ phận khác trên cây sầu riêng cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Đối với những người bị sốt và vàng da có thể sử dụng lá và rễ của cây sầu riêng để điều trị. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g lá và rễ sầu riêng thái nhỏ rồi phơi khô, đun với 200ml nước và chia ra uống hàng ngày sẽ chữa trị được bệnh vàng da.
Nước sắc từ lá và quả của cây sầu riêng có thể làm giảm sưng và loại bỏ các chứng bệnh về da. Hạt sầu riêng cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể sử dụng làm thức ăn, thuốc bổ hay dùng làm các chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.
Với hàm lượng amini axit trytophan cao thì ăn sầu riêng còn có thể làm tăng hàm lượng serotonin trong não giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, đẩy lùi trạng thái lo âu, chán nản.
Sầu riêng có thể phục hồi sức khỏe cho người ốm, có ích cho cơ bắp và duy trì sự chắc khỏe cho xương nhờ thành phần có chứa canxi. Sầu riêng có thể giảm đau nửa đầu, táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho răng và nướu.
Hiện nay sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Tùy theo từng loại giống khác nhau quả sầu riêng có giá trị dao động từ 15 – 55.000 đồng/kg quả. Với khả năng thích ứng rộng và không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, 1 hecta sầu riêng có thể cho lãi từ 150- 200 triệu đồng và là loại cây kinh tế bền vững cho nhiều hộ dân.
(Tham khảo dàn ý):
Mở bài
+ Ở nước ta quanh năm cây trái tốt tươi. Mùa nào cũng có quả thơm, trái ngọt. Vùng nào cũng có đặc sản riêng.
+ Sầu riêng là một trong những loại cây trái quý hiếm của miền Nam. – Cây sầu riêng có nguồn gốc từ đâu? Cây sầu riêng có những đặc điểm gì? Thân, cành, lá, hoa, trái sầu riêng ra sao? Tác dụng của sầu riêng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết được điều đó.
Thân bài
Nguồn gốc
+ Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm trước.
+ Sầu riêng có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tập trung nhiều ở các nước Đông Nam Á.
+ Trái sầu riêng ở các nước lại có tôn gọi khác nhau. Ví dụ: Việt Nam gọi là sầu riêng, Khơ-me gọi là turen,…
Đặc điểm của sầu riêng
+ Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét.
+ Thân cây khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột. Nó thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
+ Lá sầu riêng luôn xanh, đối xứng hình êlip hoặc thuôn dài khoảng 10 – 18 cm.
+ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Iloa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi hoa có đài hoa và thường có 5 cánh hoa.
+ Trái sầu riêng có hình dạng bầu dục hoặc hơi tròn. Trái sầu riêng chín sau 3 tháng tính từ ngày hoa kết trái. Trái lớn có khi nặng tới 6 hoặc 7 kg. Trái sầu riêng mọc cả trôn thân cây, trên cành cây. Khi còn nhỏ, trái có màu xanh. Khi già, trái chuyển dần sang màu nâu. Bên ngoài là lớp vỏ cứng có gai nhọn.
+ Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rụng xuống vào một thời điểm nhất định trong ngày. Trái rụng nhiều vào giữa trưa (12 giờ đến 13 giờ) và rụng nhiều nhất vào giữa đêm (0 giờ đến 1 giờ sáng).
+ Trái sầu riêng có nhiều múi, mỗi múi có từ 1 đến 3 hạt. Phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hương vị của sầu riêng hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rủ đến kì lạ” (Mai Văn Tạo). Tuy vậy, một số người không thích mùi của trái sầu riêng.
Tác dụng của sầu riêng
+ Phòng tránh và giảm bớt chứng táo bón.
+ Sầu riêng giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
+ Giúp cho làn da “khỏe”, mịn màng.
+ Duy trì sự chắc khỏe của xương.
+ Điều chỉnh lượng dường huyết.
+ Làm giảm bệnh đau nửa đầu.
+ Bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi.
Kết bài
– Sầu riêng là loại trái quý hiếm.
+ Nó có tác dụng thiết thực cho sức khỏe của con người.
+ Nó còn là nguồn thu nhập đáng kể cho những gia đình trồng sầu riêng.
+ Chúng ta cần trồng nó với diện tích lớn hơn hiện nay và thực hiện nghiêm ngặt những quy định về phân bón, về cách bảo quản để sầu riêng trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Gợi ý:
-Ngày xuân trước thì phố đông bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng,đông rồi đã vắng.Ngày trước,họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó qua đường không ai hay,thân quen thành xa lạ.Ngày trước,họ trầm trồ khen thán phục thì nay lại dửng dưng lạnh nhạt,tình thế đảo ngược,tình đời thay đổi.
=>Lời thơ miêu tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật đã khác xưa.
-Nỗi buồn của ông đồ thấm vào cả giấy mực bên cạnh ông.
=>Biện pháp nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri vô giác trở nên có tâm hồn,biết thấm thía,nghĩ suy như con người.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Từ nhưng báo hiệu một điều gì đó mang sự biến động dù ít hay nhiều, điệp từ mỗi…mỗi làm cho câu thơ dài ra về thời gian,không gian, cái sự lắng xuống, kéo dài đó là sự tự an ủi cho thực tại về việc xin chữ Ông Đồ đã không được phổ biến như ngày xưa nữa. Tác giả đã tự tặt ra cho mình một câu hỏi về những người thuê viết chữ đã vãng dần, phải chăng họ cũng đã mờ nhạt tình yêu theo năm tháng với con chữ Nho khi đã phát triển một nguồn chữ mới “chữ Quốc Ngữ”,sự chảy trôi nhanh của thời đại . Người không được thuê, vật không được sử dụng làm từng thứ trong mỗi câu trở nên thấm nỗi buồn cùng con người nhờ sử dungjt thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Giờ đây, sự xuất hiện của ông đồ trái ngược với sự vui tươi, lòng kính trọng, tin yêu từ người xin chữ bằng cả tấm lòng vốn có ban đầu, một nét đẹp rất riêng dành cho mùa xuân đã tạm thời lắng dần.
Gợi ý:
+) Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay.
+) lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian.Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.Thanh “sắc” kết hợp với âm “ắng” khép lại câu thứ nhất như một sự hẫng hụt, chênh chao, như đôi mắt nhìn lên đầy băn khoăn. Để rồi một cách tự nhiên, câu thứ hai phải bật ra thành câu hỏi: Những người thuê ông đồ viết chữ khi xưa nay đâu cả rồi? Câu hỏi buông ra không bao giờ có lời đáp nên cứ chạp chớn, cứ ám ảnh mãi. Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao?
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: "Người thuê viết nay đâu?", là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: "Mỗi năm mỗi vắng". Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng "một mình mình biết, một mình mình buồn", "trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay".
Ý nghĩa bỉ ngạn hoa
Truyền thuyết kể rằng bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.
Chính vì vậy mà hoa bỉ ngạn có ý nghĩa là hồi ức đau thương, phân ly, khổ đau và là vẻ đẹp của cái chết.
NHỮNG BÀI THƠ VỀ BỈ NGẠN
Bài thơ 01:
“Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạn
Hoàng Tuyền huyết nhuộm nỗi bi thương
Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ
Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương”
Bài thơ 02:
“Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tàn
Hoa vừa nở, lá đã vội tan
Lá vừa chớm mọc, hoa lại rụng
Có lá không hoa
Thấy hoa không lá
Chung một rễ mà chẳng thể gặp
Ở rất gần mà cũng rất xa
Cứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớ
Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp bi“
Bài thơ 03:
“Bỉ Ngạn hoa nở bên bờ sinh tử
Sông Vong Xuyên ánh đỏ cả một dòng
Mạnh Bà Thang là ai quên ai nhớ
Cầu Nại Hà là ai ngóng ai trông“
Đây là trích một phần trong bài hát quan họ Buôn bấc buôn dầu" nha
Chúc bạn học tốt nhá ❤