K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2018

Bốn bể một nhà

Chung lưng đấu cật

8 tháng 10 2018

Chung lưng đấu cật

nha bn

k nha

9 tháng 10 2018

Bốn biển một nhà: mọi người ở khắp nơi đoàn kết như người trong nhà

kề vai sát cánh:cùng bên nhau, cùng chung sức với nhau để làm việc gì nhằm một mục đính chung

chung lưng đấu sức: (cùng nghĩa với câu bốn biển một nhà)

25 tháng 12 2017

- Tất cả thiếu nhi trên toàn thế giới đều là anh em bốn biển một nhà.

- Bác Năm và bố luôn kề vai sát cánh trong kinh doanh.

- Các chú bộ đội cùng chung lưng đấu cật vượt qua thử thách, gian khổ trên khắp chiến trường.

9 tháng 10 2023

a) tự làm

b) Chúng ta phải kề vai sát cánh khi gặp khó khăn

c) tự làm 

8 tháng 10 2018

Bài 1:

Nhóm 1: Quân ta hợp lực đánh kẻ thù xâm lược

Nhóm 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Bài 2:

a) Nên đùm bọc, yêu thương như anh em bốn biển một nhà.

b) Trong công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.

c) Trong mọi thử thách, họ chung lưng đấu sức sướng khổ có nhau.

k nha

31 tháng 3 2021

cả 2 đều đúng

3 tháng 4 2021

cả hai đều đúng

14 tháng 10 2019

chung lưng cóa có nghĩa là 2 người cùng chung 1 cái lưng . còn đấu sức là đấu giá . ĐÙA THÔI :))

14 tháng 10 2019

nghĩa của câu chung lưng đấu sức:

" chung lưng đấu sức" là cùng góp sức và dựa vào nhau để giải quyết công việc chung đang gặp khó khăn.

bn tham khảo nhé!

Chúc bn hok tốt

Chắc bn = tuổi mk hôm nay hok bài mở rộng vốn từ..... đó

2 tháng 10 2018

"Đấu cật" cũng có nghĩa là "chung lưng"! 
Xem định nghĩa "cật": 
Cật * (Hán Việt là "nhục cát") 
1- Hai quả nội thận bên xương sống 
2- Lưng: No thân ấm cật 
3- Cùng dòng máu: Anh em cật ruột 
4- Lớp da cứng bọc quanh thân tre (Hv Miệt thanh): Lạt cật bền và dai hơn lạt ruột 
5- Kiệt: Làm cật sức 

Nghĩa thứ hai của "cật" cũng là "lưng". Thành ngữ tiếng Việt được tạo nên bằng cách tu từ như thế rất nhiều: dùng các từ cùng trường nghĩa, sắp xếp theo trật tự đối ứng tạo sắc thái mạnh mẽ, dễ nhớ cho thành ngữ. Trong trường hợp trên "chung" và "đấu" cũng như "lưng" và "cật" đều cùng trường nghĩa và được đặt trong thế đối nhau. Những ví dụ khác: "Ăn trên ngồi trốc" - "trốc" nghĩa là "đầu" (từ này hiện nay vẫn còn dùng phổ biến trong phương ngữ Thanh Nghệ: đau trốc - nhức đầu); hay "Tai bay vạ gió": "bay" là một thuộc tính của "gió"; hoặc "tam sao thất bổn": "bổn" (bản) cũng được tìm thấy trong "bản sao" ... 
Tiếng Việt ta giàu đẹp hỉ?

1.Viết các từ có tiếng hữu dưới đây vào bảng phân loại cho đúng :hữu nghị,hữu hiệu, chiến hữu,hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụngTừ hữu có nghĩa là '' bạn bè '' :Từ hữu có nghĩa là ''có '' :2. Đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau.3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống :a) Khi làm việc nhóm, bạn phải có tinh thần...
Đọc tiếp

1.Viết các từ có tiếng hữu dưới đây vào bảng phân loại cho đúng :

hữu nghị,hữu hiệu, chiến hữu,hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng

Từ hữu có nghĩa là '' bạn bè '' :

Từ hữu có nghĩa là ''có '' :

2. Đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau.

3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống :

a) Khi làm việc nhóm, bạn phải có tinh thần .......................( hợp tác, hợp sức ) với tất cả mọi người trong nhóm .

b) Tuy còn nhỏ tuổi nhưng các em có thể đóng góp công sức của mình vào những việc ..................... ( hữu hiệu, hữu ích ) cho cộng đồng như trồng cây, thu gom phế thải...

c) Phong cảnh vùng này thật ................. ( hữu hình, hữu tình ) trời ây, sông núi hòa quyện thành một bức tranh tuyệt mĩ

4. Đặt câu với một từ chứa tiếng hợp :

5. Hỏi người thân để biết mỗi thành ngữ dưới đây muốn nói điều gì . Hãy ghi lại ý kiến của ngừi thân

a) Bốn biển một nhà 

......................................................

b) Kề vai sát cánh

.........................................................

c) chung lưng đấu sức 

..................................................................

0
24 tháng 1 2018
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
24 tháng 1 2018

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.