K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

+trung ương: đứng đầu là Vua,thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng

+dưới vua có các quan đại thần,quan văn,võ do họ Trần nắm giữ

+ đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện,Thái y viện,Tôn nhân phủ.

+ cả nước chia thành 12 lộ,phủ. Dưới lộ,phủ có hương,xã và huyện

7 tháng 11 2017

Hay, đúng

12 tháng 4 2017

Bạn nên nói rõ ra là trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả hay ý nghĩa nha

14 tháng 4 2017

Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.

12 tháng 6 2017

Câu 1 (0.5 điểm): Tự xưng là Bình Định vương và dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn vào tháng 2/1418. Ông là ai?

a. Nguyễn Trãi b. Lê Lợi

c. Lê Lai d. Nguyễn Chích.

Câu 2 (0,5 điểm): Vương Thông rút khỏi nước ta vào ngày tháng năm nào?

a. 8-10-1425 b. 10-11-1426

c. 10-12-1427 d. 3-1-1428.

Câu 3 (0,5 điểm): Người ban hành bộ luật Hồng Đức là:

a. Lê Nhân Tông b. Lê Anh Tông

c. Lê Thánh Tông d. Lê Thái Tông.

Câu 4 (1 điểm): Nối thời gian cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng

Thời gian A Nối Sự kiện B
a. Năm 1418 a →……. 1. Quang Trung đánh tan quân Thanh
b. Năm 1427 b →……. 2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn
c. Năm 1785 c →……. 3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
d. Năm 1789 d →……. 4. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
5. Quang Trung đánh tan quân Xiêm

Chọn câu đúng nhất điền vào chỗ trống

Câu 5 (0,5 điểm): Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã ra……… Nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi.

a. Chiếu khuyến nông b. Chiếu lập học
c. Chiếu dời đô d. Chiếu cần vương

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Nêu những thành tựu khoa học – kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Những thành tựu khoa học kĩ thuật đó chứng tỏ điều gì?

Câu 2 (4 điểm): Nêu nguyên nhân, hậu quả dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?

10 tháng 10 2017

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).



Cuộc kháng chiến chống Tống để lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống Tống để lại nhiều ý nghĩa to lớn như:

- Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa quân và dân.

- Thể hiện được mưu kế lớn của Lý Thường Kiệt.

- Để lại bài học kinh nghiệm về đánh giặc cho đồi sau học hỏi.

- Danh tiếng của vị tướng tài ba mãi được lưu thơm: Lý Thường Kiệt.

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên xâm lược?

Trả lời:

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Thực hiện tốt chính sách "gọng kìm".

- Gắn kết tinh thần quân và dân khá tốt.

30 tháng 4 2017

Cậu chỉ cần hiểu : Đồ nội bộ quân ta rối ren quân đội yếu nhân thời cơ Tôn Sĩ nghị sang xâm lược nước ta

30 tháng 4 2017

Vì bấy giờ, vua Lê Chiêu Thống thế cùng kiệt lực, nhiều lần cho người sang cầu viện nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

Nên sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta