Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.
Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
#Châu's ngốc
hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà
"Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa…"
Đó là những câu thơ được trích từ bài “Nghe thầy đọc thơ” - một bài thơ mà em rất yêu thích. Lý do em yêu thích bài thơ ấy, không chỉ vì nó rất hay, mà hơn hết là vì nó dường như đã viết về người thầy mà em yêu quý nhất - thầy Khoa.
Thầy Khoa là thầy giáo chủ nhiệm của em hồi lớp 2. Lúc ấy, thầy đã ngoài bốn mươi tuổi, làm nghề dạy học được gần hai mươi năm. Lần đầu gặp thầy, em đã rất sợ sệt bởi vẻ ngoài nghiêm túc của thầy. Thầy Khoa có vẻ ngoài điển hình của một người giáo viên nghiêm túc. Mái tóc đã pha chút bạc của thầy lúc nào cũng được chải vuốt gọn gàng. Khi đến trường, thầy luôn mặc áo sơ mi được là phẳng phiu, sơ vin gọn gàng trong chiếc quần âu không một nếp gấp. Ngay cả đôi giày da của thầy lúc nào cũng sáng bóng, sạch sẽ. Khuôn mặt thầy luôn nghiêm túc, đôi môi khẽ mím, và hầu như thầy chẳng mấy khi nở nụ cười. Mỗi ngày, thầy luôn đến trường đúng giờ. Cứ năm phút trước khi vào học là thầy có mặt ở trên bàn giáo viên. Thầy cứ ngồi ở đó, im lặng quan sát những học sinh của mình.
Mỗi giờ học của thầy đều vô cùng thú vị. Thầy dạy học một cách chậm rãi, cẩn thận. Điều gì học sinh không hiểu, thầy sẽ dạy lại, một lần không hiểu thì dạy hai lần, hai lần không hiểu thì ba lần. Chẳng khi nào thầy khó chịu cả. Em cũng chẳng thấy thầy quát mắng học sinh bao giờ hết. Khi có ai làm sai, thầy lại im lặng, nhìn chăm chú vào học sinh ấy, cho đến khi người học trò nhỏ tự mình nhận lỗi mới thôi. Cách phạt học sinh của thầy cũng rất khác. Thầy không đánh, không mắng, không chép phạt, cũng không gọi phụ huynh. mà thầy chỉ yêu cầu học sinh ngồi im lặng ở góc lớp. Ngồi đến hết buổi học thì trở về nhà. Ấy vậy mà em thấy cách của thầy vô cùng hiệu quả. Trong lớp học của thầy, đứa học trò nào cũng nghiêm túc học tập.
Hồi ấy, tuy đã lên lớp 2 nhưng em vẫn đọc rất kém. Không chỉ đọc chậm, mà còn không thể đọc liền mạch được, cứ ngắc ngứ mãi. Mỗi khi em đứng dậy đọc, các bạn lại cười ồ lên. Vậy nên, trong tiết tập đọc đầu tiên mà thầy Khoa dạy, em đã rất lo lắng. Khi đến lượt mình, em đứng dậy đọc, mồ hôi ở tay thắm cả vào trang sách. Em bắt đầu đọc từng chữ một “Hôm… nay… là…” Chưa dứt câu, tiếng cười quen thuộc từ các bạn lại vang lên, nhưng nó đã dừng lại ngay lập tức. Em ngước đầu ra khỏi trang sách, thì ra thầy Khoa đang nghiêm mặt nhìn cả lớp. Khi mọi người đã yên lặng, thầy nhẹ nhàng nói: Em đọc tiếp đi. Và rồi, lần đầu tiên sau bao ngày, em đứng đọc hết một bài văn trước lớp. Dù em đọc chậm, ngắc ngứ nhưng thầy vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chữ nào em không đọc được, thầy lại đọc mẫu cho em trước, rồi em bắt chước theo. Sau khi em đọc xong, thầy gật đầu và bảo: Tốt lắm, em ngồi xuống đi. Lời khen ấy của thầy đã khiến em vô cùng sung sướng và có thêm niềm tin. Từ hôm ấy, tiết tập đọc nào thầy cũng gọi em đứng dậy đọc trước lớp. Hiểu được tấm lòng của thầy, em càng thêm ra sức tập luyện. Ở nhà, hôm nào em cũng tập đọc để nâng cao khả năng của mình. Vậy nên, chỉ hơn một tháng sau, em đã có thể đọc rất tốt rồi. Vào hôm sau đó, lần đầu tiên em xung phong đứng dậy đọc bài. Sau khi đọc xong, em sung sướng nhìn thầy, và đó cũng là lần đầu em thấy thầy cười tươi đến vậy, một nụ cười sung sướng của người giáo viên khi học sinh của mình tiến bộ. Điều thầy Khoa đã trao cho em chính là sự bao dung, niềm tin của một nhà giáo. Chính sự tin tưởng của thầy đã giúp em có thêm động lực để cố gắng học tập hơn.
Đến bây giờ, đã nhiều năm trôi qua. Nhưng hình ảnh người thầy giáo ngồi bên khung cửa, cùng giọng đọc trầm ấm ấy vẫn luôn khắc ghi trong tâm trí của em. Em luôn kính yêu và quý mến thầy rất nhiều. Mỗi lần về thăm trường cũ, em đều ghé qua lớp học của thầy. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào bên trong, hồi ức lại những ngày xưa ấy. Và nhẩm theo giọng đọc của thầy.
Em mong thầy mãi luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ. Để có thể chắp thêm đôi cánh ước mơ, vun đắp thêm cho nhiều thế hệ học sinh nữa. Để cho những đứa trẻ như em lại có cơ hội được học với một người thầy giáo tuyệt vời như thầy.
TL
Mỗi người thầy người cô như một ánh nắng sớm mai đánh thức tỉnh mọi điều diệu kì trong con người chúng ta. Trong rất nhiều nhiều những tia nắng ấy thì luôn có một tia nắng luôn dõi theo em từng ngày, đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của em.
Cô có dáng người cao cao, ánh mắt cô dịu hiền và nụ cười thì tỏa nắng luôn khiên em cảm thấy cô thật gần gũi, bước vào tuổi tứ tuần nên những nếp nhăn trên trán cô đã ngày càng lộ rõ hơn. Giọng nói của cô thật ấm áp, những lần cô đọc thơ luôn cuốn hút chúng em nghe cô đọc thơ mà không có tiếng động gì ngoài những làn gió mát và có lẽ giọng nói ấy chẳng bao giờ em quên được, mỗi ngày đến lớp em đều thấy cô trong bộ tranh phục thanh lịch ngồi cùng các bạn trong lớp để chia sẻ những câu chuyện đầu ngày. Nếu ai có hỏi em về cô thì em luôn tự hào mà kể rằng cô của chúng em rất hiền lành, tốt bụng và luôn thấu hiểu mọi chuyện, em nhớ có lần vô tình đi học mà em quên mang cả cái hộp bút to ở nhà làm buổi học hôm ấy không có cây bút nào ghi bài, ấy vậy khi thấy cô không những không mắng mà mẹ nhàng lấy trong cặp ra một cây bút máy thật đẹp nhẹ nhàng nói “ Em dùng cây bút của cô nhé ” chỉ hành động nhỏ như vậy thôi làm em ghi nhớ suốt thời học sinh.
Em rất yêu quý cô cô như là người mẹ thứ hai của em vậy, em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để cô luôn nở nụ cười trên môi
K cho mik nha
HT
1. Viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây.
2. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
3. Miêu tả chân dung một người bạn thân.
4. Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
5. Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
6. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
7. Tả dòng sông quê em.
8. Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
9. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
10. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Tổng hợp : một số đề văn nghị luận lớp 7 :
(1)Giải thích câu tục ngữ ''lá lành đùm lá rách'' ?
(2)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''uống nước nhớ nguồn''
(3)Chứng minh rằng nói dối có hại ?
(4)Giải thích câu tục ngữ ''đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' ?
(5)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''thương người như thể thương thân'' ?
(6)Em hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của chúng ta ?
#)Chúc bn học tốt :D
Nếu cần bảo mk mk sẽ chỉ thêm cho :P
Ví dụ mình tả con mèo nhé ?
Em rất yêu chú mèo nhà em,chú không chỉ là một con vật,mà là một người bạn,người bạn tri kỉ của em.Mặc dù em biết,miu sẽ chẳng mãi ở bên em được,nhưng em mong sao chú sẽ khỏe mạnh,không bị bệnh tật.Với em,chú mèo...(tên con miu :3 ) là một người bạn không thể thiếu,không thể tách rời...
Óc ch* lắm,nổi hứng lên thôi ạ :)))))))
Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.
Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú. Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già, càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.
Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm. “Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi. Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường. Những điểu này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui, ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ. Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi. Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ. Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh, còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn. Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa, nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói. Tuyệt nhiên, Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần, Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh. Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…
Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!
Bạn vào link này nha :
https://vietjack.com/van-mau-lop-7/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-cong-truong-mo-ra.jsp
~Study well~
#SJ
...Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường...