K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tỉ lệ dân số đô thị của Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng a. 74 % dân số b. 75% dân số c. 76 % dân số d. 77 % dân số 2. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung ở a. phía Bắc Hồ Lớn. b. ven Thái Bình Dương. c. phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc Hoa Kì. d. ven vịnh Mê-hi-cô. 3. Các ngành nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ là a. chăn nuôi bò thịt, bò sữa, b. chăn nuôi cừu,...
Đọc tiếp

1. Tỉ lệ dân số đô thị của Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng

a. 74 % dân số b. 75% dân số c. 76 % dân số d. 77 % dân số

2. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung ở

a. phía Bắc Hồ Lớn. b. ven Thái Bình Dương.

c. phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc Hoa Kì. d. ven vịnh Mê-hi-cô.

3. Các ngành nông sản xuất khẩu chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ là

a. chăn nuôi bò thịt, bò sữa, b. chăn nuôi cừu, lạc đà.

c. cây lương thực. d. cây công nghiệp và cây ăn quả.

4. Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mĩ nằm trong môi trường

a. Xích đạo ẩm b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới

5. Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương

a. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

b. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

c. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương

d. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương

6. Điểm khác biệt cơ bản của quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ so với Bắc Mĩ là:

a. tỉ lệ dân đô thị cao b. tốc độ nhanh.

c. có nhiều đô thị mới và siêu đô thị d. mang tính chất tự phát.

7 . Đặc điểm chung địa hình khu vực Bắc Âu là:

A. Địa hình băng hà cổ, nhiều fio, hồ, đầm do băng hà tạo thành.

B. Núi, đồng bằng có nguồn gốc do băng hà tạo thành.

C. Địa hình fio, núi, cao nguyên.

D. Nhiều hồ, đầm, núi, cao nguyên.

8. Bờ biển châu Âu có đặc điểm đặc trưng là:

A. Rất khúc khuỷu, ảnh hưởng của biển ăn sâu vào đất liền.

B. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh.

C. Nhiều bán đảo, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. Cắt xẻ mạnh, nhiều bán đảo, vũng, vịnh, biển ăn sâu vào đất liền.

9. “ Thiên đàng xanh” trên Thái Bình Dương là tên gọi của

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a B. Quần đảo Nui Di-len

C. Các đảo trên Thái Bình Dương D. Các đảo châu Đại Dương

10. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên quá thấp ở châu Âu có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế vì

A. Một số nước có mức tăng dân số âm B. Xảy ra tình trạng nhập cư

C. Thiếu lao động trẻ D. Tất cả các ý trên.

0
27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

27 tháng 11 2018

Đáp án: A

Giải thích: Biển Đông là biển lớn thứ 2 của Thái Bình Dương, sau biển Philippines. Còn biển San Hô và biển Ả Rập không thuộc đại dương Thái Bình Dương. Đồng thời biển Đông cũng là biển lớn thứ 4 trên thế giới sau 3 biển kể trên.

7 tháng 9 2019

Biển Đông là cầu nối giữa 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

=> Chọn đáp án C

11 tháng 9 2017

Hướng dẫn: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

27 tháng 12 2019

Hướng dẫn: SGK/36, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: C

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

- Vào mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta.

- Tác động :

   + Gây mưa lớn cho Đồng Bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

   +  Gây hiện tượng phơn khô, nóng cho các vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.

   + Làm cho mùa mưa ở duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn

24 tháng 5 2016

Khối khí Bắc Ấn Độ Dương hay khối khí từ vịnh Bengan được hình thành từ đầu mùa hạ. Vào tháng 3-tháng 4, áp thấp Ấn Độ-Mianma hình thành, hút gió từ vịnh Bengan tràn qua Việt Nam, mang theo khối khí nóng ẩm --> gây mưa vào đầu mùa.

Ở VN, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ vịnh Bengan (Tbg) thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 6, gây mưa dông nhiệt ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Càng lên phí Bắc và sang sườn đông Trường Sơn càng bị biến tính --> rất khô và nóng (gió Lào)

Tháng 7,8 suy yếu nhường cho Em