K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)

Khái niệm tụ tập là gì?

Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?

Dẫn chứng?

Biện pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân em? 

Kết luận.

17 tháng 2 2019

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh... mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,... khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít ỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiên thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”.... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,... rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.



 
17 tháng 2 2019

Đề bài: Nghị luận xã hội về “Gian lận trong thi cử”

Bài làm

Tuổi học trò là tuổi thần tiên với những trò nghịch ngợm “Nhất quỷ nhì ma” vừa phá phách, vừa thông mình, thể hiện cho những kỷ niệm của tuổi trẻ một thời có một không hai. Sự thông mình thể hiện qua việc tiếp thu kiến thức, những trò chơi sinh hoạt trong trường lớp.

Nhưng thời gian gần đây nhiều học sinh đã sử dụng sự thông minh của mình vào những cám dỗ, vào những hành vi gian lận trong thi cử để đạt thành tích cao.

Gian lận thi cử là gì? Là hành động quay cóp nhìn bài không trung thực trong thi cử, mang tài liệu cấm vào phòng thi để mong có được điểm số cao trong học tập của mình. Những hiện tượng này là những hành động sai trái cần phải loại bỏ trong đời sống học đường.

Một điều thật sự đáng buồn vì việc gian lận trong thi cử đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống học đường hiện đại. Ở bất mỗi kỳ thi sau khi thi xong người ta vẫn thấy những tài liệu, phao tài liệu, của học sinh vứt la liệt ngay cạnh phòng thi, ngoài cảnh trường, thùng rác… điều này cho thấy rằng việc gian lận trong thi cử vẫn xuất hiện và ngày càng nhiều hơn.

Điều này thực sự là hồi chuông cần phải cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà bởi nếu chúng ta sống gian dối, thường xuyên đạt những điểm số cao nhưng không thực chất, sống ảo thì rồi chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Bởi khi chúng ta lớn lên bảng điểm rất cao nhưng trong đầu rỗng tuếch không có chút kiến thức nào thì sẽ không thể nào làm việc tốt được.

Việc gian lận trong thi cử là một hành động thông minh của những học sinh cá biệt. Các bạn thông minh khi nghĩ ra cách để gian lận qua mắt thầy cô, vậy tại sao không sử dụng sự thông minh của mình vào mục đích đúng đắn, mà lại sử dụng vào những mục đích sai trái, những hành động thiếu trung thực như vậy.

Nếu các bạn sử dụng trí thông minh của mình vào việc học tập thì chắc chắn sẽ đạt được thành tích cao trong học tập, các bạn không cần phải gian lận mà vẫn đạt được kết quả tốt.

Ngoài ra, việc gian lận trong thi cử là hành động vô cùng mạo hiểm bởi nếu bị phát hiện bị giám thị thầy cô biết thì bạn sẽ bị đuổi thi, hoặc đánh dấu vào học bạ. Việc gian lận trong thi cử sẽ trở thành một vết đen khó phai trong cuộc sống của bạn. Bạn sẽ phải trả giá đắt cho hành động gian dối của mình.

Khiến cha mẹ thầy cô buồn lòng, bạn bè xa lánh. Chính vì vậy khi muốn gian lận trong thi cử bạn hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng xem có dám đối mặt với những khó khăn khi bị phát hiện sự gian lận, nếu bạn đủ dũng cảm đối mặt với tình huống xấu nhất thì hãy thực hiện.

Việc gian lận lâu ngày cũng khiến bạn đánh mất dần sự trung thực của mình. Con người bạn ngày càng biến chất từ chỗ là người tử tế ngay thẳng chính trực bạn dần dần thành người gian dối, sống không ngay thẳng thích đi đường tắt. Gian dối sẽ thành bản chất con người bạn, lúc đó sẽ chẳng ai muốn chơi, gần gũi, yêu thương một con người suốt ngày gian dối.

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu trung thực, gian dối trong thi cử có rất nhiều. Có thể do bạn học lười nhưng muốn đạt kết quả tốt không cha mẹ thầy cô trách phạt, do bệnh thành tích của nhà trường, thầy cô, do lòng tham của mỗi con người muốn mình tỏa sáng nổi bật trong tập thể lớp học nhưng lại không muốn nỗ lực bằng chính ý chí của mình.

Để giảm đi hiện tượng gian lận trong thi cử mỗi học sinh cần phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình là một học sinh thì việc học tập chính là điều quan trọng nhất.

Việc chúng ta học tập không phải là để cho cha mẹ, thầy cô mà cho chính tương lai của chúng ta. Nếu chúng ta có thể học tập tốt tích lũy với kinh nghiệm cho tương lai thì có thể xây dựng ước mơ của mình thành công.

Đúng như câu nói của Lê Nin rằng “Học, học nữa, học mãi” chính là câu nói đúng đắn, là lời khuyên chân thành của một người tiền bối khuyên nhủ cho lớp trẻ chúng ta phải cố gắng học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh, tốt đẹp hơn

5 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

11 tháng 8 2021

còn cái nịt

1. Bài 1 (SGK/21) - Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp...
Đọc tiếp

1. Bài 1 (SGK/21)

- Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết

- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ…

2. Bài tập 2 (SGK/21)

- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài văn nghị luận vì:

+ Thứ nhất nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi con người, cá nhân người hút thuốc , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống

+ Thứ hai nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người.

3. Bài tập 3 (Ngoài SGK) Theo em, một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bào yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

4. Bài tập 4 (Ngoài SGK) “Hiện nay có nhiều bạn ham chơi, lơ là trong học tập” Em hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng trên.

1
1 tháng 5 2024

Viết bài văn cơ mà chứ ko phải là đoạn văn 

4 tháng 12 2017

Gợi ý làm bài:

MB: nêu ảnh hưởng, thực trạng của vấn đề hiện nay TB: - Hiểu : học lệch là gì? - Hiện trạng - Nguyên nhân - Biểu hiện - Hậu quả - Liên hệ với những hiện tượng tương tự trong việc học ngày nay của học sinh như: học vẹt, học chay, học tủ (giống, khác nhau ntn? Hậu quả của chúng) - Suy nghĩ của bản thân về vấn đề KB: Cần khẳng định hiện tượng này nên được loại trừ, đưa ra biện pháp giải quyết (nếu có) . Liên hệ bản thân và hướng hành động trong tương lai (đã làm gì để không rơi vào tình trạng học lệch, bản thân và những người xung quanh có học lệch ko?) Hướng dẫn cụ thể MB: Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.
TB: Trước tiên cần lý giải : học lệch là gì? Học lệch là tình trạng học sinh chỉ tập trung học một vài môn để phục vụ mỗi việc thi cử mà coi nhẹ thậm chí bỏ qua không học các môn khác. Học lệch là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y” . Nhất là trong nền giáo dục hiện tại, học sinh và cha mẹ thường coi trọng tập trung cho con em mình những môn : Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… những môn được coi là “thời thượng”, coi nhẹ những môn như giáo dục công dân, Công nghệ, lịch sử… Nguyên nhân : Do cơ chế thi cử : thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình thi đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con em mình tập trung học những môn phải thi. Học sinh theo định hướng của phụ huynh và đích đến mà ngay từ lớp 10 đã ôn khối, những môn học khác và những tri thức cơ bản của những môn đó đã không được học sinh tiếp thu với ý nghĩ “học cũng không để làm gì, không có tác dụng gì”. Do các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết , chưa mang tính thiết thực cao. Do tâm lý học lấy điểm, để đỗ đạt, để có ngành nghề chứ không phải là để làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân. Hậu quả: Hiện nay, nhiều em có xu hướng học các khối tự nhiên , khoa học kĩ thuật , thương mại…lại nghĩ rằng văn học, lịch sử, địa lý, công nghệ , giáo dục công dân…là không cần thiết . Cần khẳng định đó là quan niệm chưa đúng. Thực tế tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy trong trung học phổ thông đều rất quan trọng, cần thiết cho mỗi người trong tương lai. Chúng giúp mỗi chúng ta phát triển đầy đủ, hiểu biết sâu sắc tất cả các hiện tượng, giải thích được các mối quan hệ xã hội, những hiện tượng nổi lên trong đời sống, rèn luyện tư duy ngôn ngữ, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác… Thử nghĩ nếu những năng lực đó mà thiếu sót đi do việc học lệch gây ra thì tác hại sẽ ntn? Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống. Nhất là khi năng lực thuyết phục, năng lực giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng không kém tri thức chuyên ngành. Học lệch dễ dẫn đến sự khô khan trong tâm hồn mỗi người, hình thành nên thói quen ngại giao tiếp, ít sử dụng từ ngữ dẫn đến mai một vốn từ, hình thành lối sống vị kỷ, tiêu cực trong cuộc sống …Những người như vậy ngày càng dễ gặp trong xã hội. Nó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh. Học sinh ngoài hiện tượng học lệch còn có những hiện tượng xấu khác như học tủ, học vẹt. Học tủ là việc học chỉ 1 vài phần trong môn học mà cá nhân “nghĩ” nó sẽ thi (kiểm tra) phải, mà không học tất cả. Học vẹt là kiểu học nông bên ngoài, có thể đọc vanh cách lý thuyết nhưng không hề hiểu, ko biết cách áp dụng. Học vẹt, học tủ hay học lệch thì đều là những căn bệnh xấu, khó chữa (chứ không phải không chữa được) . Mỗi học sinh khi xác định mục đích học tập cho mình không nên quá coi trọng thành tích, điểm số mà hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức rộng lớn, bao quát. Chỉ có như thế mỗi chúng ta mới trở nên toàn diện có khả năng ứng phó nhạy bén với các tình huống xảy ra trong cuộc sống, không bị thụ động với những bất ngờ xảy đến. KB: Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán. .

7 tháng 6 2018

Mấy bài làm ở dưới sai r mình sẽ cho bạn dàn ý nha

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận

TB:1) Giải thích? Thế nào là hiện tượng lưởi học môn xã hội? (Là hiện tượng học lệch ,chỉ học môn mình thích , ghét các môn chỉ chú tâm đến lí thuyết,...)

2) NGuyên nhân:

Nhận thức, suy nghĩ của học sinh,...(Cảm thấy khó, dài ,...)

3)Biểu hiện:

Chỉ học các môn Tự nhiên riêng các môn xã hội thì e ngại, chán học. Trong các tiết học hạn chế phát biểu...

4) Hậu quả:

Điểm học thấp vì bị các môn TN kéo xuống

Thi vào lớp chọn trường chuyên khó khắn hơn vì yêu cầu học đều

....

5) Biện pháp

Thay đổi suy nghĩ , có đam mê

...

6) Liên hệ bản thân:

KB: SUy nghĩ, kết luận

8 tháng 6 2018

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc không thích học môn văn của học sinh:
- Trước hết là do nhận thức và ý thức của các bạn học sinh chưa đúng. Các bạn ấy chưa nhận thức được tầm quan trong của môn văn, chưa nhận thấy những ứng dụng vào thực tế của môn văn là như thế nào. Học văn là phải viết nhiều, đọc nhiều, tìm hiểu chuyên sâu ý nghĩa câu văn nhưng học sinh ngày nay quá lười biếng, bỏ bê việc cầm bút để rồi dần dần đâm ra ngại viết, lâu lâu không viết dẫn đến kĩ năng cơ bản của việc viết văn bị mai một, cô giáo giao bài tập về nhà thì vứt đấy với một suy nghĩ tiêu cực "việc hôm nay hãy để ngày mai!". Đến kì thì cử thì "không sao đã có văn mẫu" một khẩu hiệu như một câu cửa miệng quá đỗi quen thuộc với học sinh ngày nay, học môn văn đối với các bạn ấy chỉ là để đủ điểm sàn cho học sinh giỏi, đủ điểm để lên lớp vì môn văn là môn bắt buộc.
- Nguyên nhân thứ 2 là do sự nhìn nhận của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Xã hội, nhà trường không coi trọng môn văn, chỉ chú trong vào các môn tự nhiên như toán, lí, hóa, thi đại học thì khối A chỉ độc môn tự nhiên, rất ít các cuộc thi lớn dành cho môn văn, như vậy là không khuyến khích học sinh học môn văn còn phụ huynh dưới cái nhìn nhận của xã hội muốn con em mình học giỏi các môn tự nhiên, những môn thiên về tư duy, những môn học được cho là vận dụng nhiều chất xám và trí thông minh chính vì vậy họ bắt ép con em mình theo đuổi các môn toán học, vật lí, hóa học, thậm chí một số người còn cấm con em mình học môn văn.
- Một nguyên nhân nữa đó là do những người có trách nhiệm-những giáo viên dạy bộ môn văn. Nguyên nhân khách quan khiến học sinh ghét, chán học môn văn là do giáo viên dạy văn. Những giáo viên này còn nhiều hạn chế về năng lực. Nước ta có rất nhiều trường Cao đẳng sư phạm trong khi các trường Đại học sư phạm là rất ít, mà phần lớn những người thi trượt các trường Đại học mới vào học trong trường sư phạm, như vậy ngay bản thân họ đã không có lòng yêu thích, đam mê nghề dạy học mà chỉ là do hoàn cảnh bắt buộc nên họ mới chọn con đường sư phạm. Những người như thế thử hỏi lấy nhiệt huyết ở đâu ra, niềm đam mê ở đâu ra để mà truyền thụ cho học sinh? Có một số người đi làm chỉ để kiếm tiền với cái vốn kiến thực học trong trường mà không tìm tòi, thường xuyên mở mang kiến thức, không bao giờ đổi mới khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán, trình độ giảng dạy kém khiến học sinh không hiểu bài, nghe giảng mà cứ như sao bay vòng vòng trên đầu và vô tình bước vào giấc mộng hồng tự lúc nào không hay. Văn học là sự sáng tạo về việc biểu đạt ngôn ngữ, ý tưởng những sự thật việc học văn ở trường không như thế. Cấp một, giáo viên dạy văn cho học sinh, để viết một bài văn ngắn là áp dụng cấu trúc 3 câu một bài văn. Ví dụ đề bài là miêu tả con vật, cô giáo hướng dẫn mở bài là :"em rất yêu con mèo của em" thân bài:"dáng nó nhỏ, lông trắng,đầu bằng một phần 3 thân, mắt nó thế nào, mồm nó ra sao rồi abc,xyz...v.v.." và kết bài "em rất yêu con mèo của em." Như vậy là xong một bài văn! Mà hầu hết các bài đểu có cấu trúc như trên, học sinh nào thông minh thì viết dài hơn được 4,5 câu, thân bài chỉ mang tính chất liệt kê, so sánh, cảm xúc gần như không có. Lên đến cấp 2 thì việc học văn khó khăn hơn là phải tiếp xúc các tác phẩm, số tiết văn nhiều lên, các kiến thức đi sâu và nhiều hơn là hồi tiểu học chỉ hời hợt. Tuy nhiên, những ý tưởng viết văn táo bạo và mới mẻ của học sinh vẫn bị hạn chế, những suy nghĩ thực tế của học sinh không được giáo viên chấp nhận mà phải đi theo một khuân mẫu như trong sách giải. Điều này khiến học sinh cảm thấy học môn văn một cách máy móc, gò bó. Giáo viên không biết linh động trong việc lắng nghe cảm nhận của học sinh, chấm một bài văn theo một biểu điểm có sẵn. Đó chính là những mặt rất hạn chế trong phương pháp dạy học.