K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

ôn tập kiểm tra 45 phút tiếng việt hay văn bản vậy bạn

6 tháng 11 2017

Cho mink biết đề tiếng việt ấy

20 tháng 11 2017

Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

21 tháng 11 2017

Kham khảo nha :

Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

8 tháng 11 2017

HELP ME

A

27 tháng 8 2017

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.

27 tháng 8 2017

cảm ơn bạn nhé

21 tháng 10 2017

Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: "Chào bác". Tôi đáp lại:
– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều "Cậu" này, hai điều "cậu" nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

22 tháng 10 2017

Cái bài này mik gặp ở đâu rồi thì phảilolang

16 tháng 9 2017

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!



10 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

+ Trước hết, em cần chọn cho mình một đối tượng cụ thể:

- Nếu đó là bạn, thì đó là người bạn nào? Tên gì? Ngoại hình, tính cách, hoạt động ra sao? Có mối quan hệ với em như thế nào? Từ đâu em có được người bạn này?

- Nếu đó là thầy, cô; thì người thầy, người cô ấy tên là gì ? Dạy môn học nào ? Ngoại hình, tính cách, hoạt động ra sao? Em có ấn tượng như thế nào về giáo viên này?

- Nếu đó là người thân, thì người thân ấy là ai (ba, mẹ, ông, bà, anh, chị, em,...)? Tên gì? Có mối quan hệ với em như thế nào? Em có cảm nhận như thế nào về người thân này?

+ Ở những nét về ngoại hình, tính cách, hành động liên quan đến nhân vật này thì em cảm nhận đặc điểm nào gây một ấn tượng mạnh đối với em?

+ Cảm nghĩ của em về nhân vật này?

DÀN Ý CHI TIẾT

Lấy ví dụ là MẸ

I. MỞ BÀI

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.

- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?

II. THÂN BÀI

a. Miêu tả Mẹ

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.

+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.

+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.

+ Nụ cười: ấm áp. hồn hậu

+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.

+ Vóc người: cân đối.

+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.

- Tính cách:

+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.

+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.

+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.

b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ để thể hiện đúng đề bài “...sống mãi trong lòng tôi”

- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.

- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.

- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.

- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.

- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.

- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.

- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.

- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ cùa mình.

c. Cảm nhận về Mẹ

- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.

- Không gì có thể thay thế cho mẹ.

III. KẾT BÀI

- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.

- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.

BÀI VĂN THAM KHẢO

BÀI VĂN 1

Từ hồi nhỏ tôi đã có một người bạn. Cô bạn ấy tên là Tâm, là người bạn thân thiết của tôi từ hồi mầu giáo. Tôi rất trân trọng cô ấy và Tâm là người luôn sống mãi trong lòng tôi cho đến tận bây giờ.

Hồi xưa, lần đầu tiên tôi bước chân vào mẫu giáo. Cảm giác lạ lẫm và sợ hãi bao phủ tâm trí tôi, tôi khóc rất nhiều khi giữ mẹ lại, và rồi mẹ cũng về. Tôi buồn hiu ngồi thu lu trong lớp. Lớp học náo nhiệt, cô và các bạn chơi chung với nhau, không ai cho tôi chơi cùng cả, mà thậm chí tôi còn bị ăn hiếp, sắp khóc, một cô bạn tóc xoăn bỗng chạy lại mời tôi chơi đồ hàng. Không hiểu tại sao tôi lại gật đầu đồng ý, và thế là cả buổi chơi tôi bị bạn ấy xoay như chong chóng, lúc đó tôi giận lắm. Lúc phải lấy cái này, lúc phải lấy cái kia làm tôi giận dỗi bỏ đi. Sự việc chưa kết thúc, lúc ngủ trưa, khi mọi người đã ngủ say và tôi cũng vậy thì một bàn tay đập vào mặt tôi. Trong lúc tôi chưa tỉnh thì bàn tay ấy nắm kéo tôi ra ngoài sân và tạt nước vào mặt tôi. Thì ra là bạn lúc nãy, hỏi ra mới biết bạn ấy tên Tâm. Cả trưa bị Tâm dụ dỗ ra ngoài sân chơi cho đến khi bị cô giáo bắt và mắng cho trận te tua. Vậy mà trong khi tôi khóc lên khóc xuống còn Tâm thì cười sặc sụa, thế là tôi bỏ đi sau khi mắng bạn một trận. Thế nhưng, hôm sau bạn lại đem một cái kẹp đến xin lỗi tôi. Thật tình, từ trước đến giờ tôi mới thấy Tâm khóc, mà khóc chỉ vì chuyện nhỏ này thì thật là lạ. Nhưng vì không muốn bị cô la nên tôi phải nhận cho bạn đỡ khóc. Từ đó Tâm cư xử khác hẳn đi nên chúng tôi đã thân với nhau hơn.

Không lâu sau đó, trường có tổ chức đi chơi dã ngoại, mải chơi tôi bị đập đầu khi chơi cầu tuột. Tâm là người đã chăm sóc cho tôi suốt. Đầu tôi bị nứt một đường rõ to nên đau lắm. Và khi tôi đã khỏi bệnh thì không thấy Tâm nữa. Cô báo Tâm phải theo bố mẹ ra nước ngoài sinh sống. Khi đó tôi đã khóc rất nhiều.

Cho đến bây giờ không gặp nhau nữa nhưng tôi đã thật sự trân trọng quãng thời gian bên cạnh Tâm. Cho dù sau này không gặp lại Tâm nhưng hình ảnh của bạn vẫn sẽ còn mãi trong lòng tôi !

(Bài làm của học sinh)

BÀI VĂN 2

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!


7 tháng 5 2017

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát

Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?

A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?

A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?

A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng

Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?

A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm

Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?

A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3 (5,0 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

7 tháng 5 2017

Cam ơn bạn nhìu nháhahayeu

28 tháng 2 2018

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

29 tháng 8 2017

I. Bối cảnh lịch sử xã hội – văn hóa:
1. Các mốc lịch sử xã hội quan trọng:
• 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng, xã hội Việt Nam từ phong kiến  thực dân nửa phong kiến.
• 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
• 1945, cách mạng tháng tám thành công, với Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đã lật đổ ách thống trị giành độc lập.
2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội:
2.1. Hình thái kinh tế xã hội mới phát triển:
• Kinh tế phong kiến tự cung tự cấp theo đơn vị làng xã, làng xã là một đơn vị về kinh tế, hành chính.
• Kinh tế tư bản lấy lợi nhuận làm đầu, tất cả mọi thứ đều biến thành hàng hóa.
2.2 Giai cấp mới, tầng lớp mới xuất hiện
• Tư sản: một bộ phận gồm nhà buôn, doanh nghiệp, địa chủ làm môi giới cho tư bản nước ngoài.
• Tiểu tư sản: dân nghèo thành thị, sinh viên – học sinh ở các trường Tây, công chức ở các sở
• Công nhân: làm việc ở các nhà máy, đồn điền.
2.3 Các ý thức hệ mới (tư sản, vô sản) gắn với chuyển biến mới về tư tưởng và văn hóa văn học.
2.4 Các phong trào yêu nước gắn với tư tưởng duy tân và cải cách xã hội (Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục,…)
2.5 Tư tưởng của Chủ nghĩa Marx – Lenin và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
3. Những thay đổi về văn hóa tác động đến đời sống văn học:
3.1 Sự suy tàn của Nho giáo và vị thế của nhà Nho:
• Chữ Hán và chữ Nôm mất dần địa vị độc tôn.
• Bãi bỏ Hán học, khoa thi cuối cùng năm 1919
• Nhà Nho cũng đi ra thành phố trở thành tiểu tư sản, ông nghè đi buôn, quan bốc thuốc, cậu ấm có thể viết kịch,…
• Nhà Nho vốn rất được coi trọng ở nông thôn. (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
3.2 Sự thâm nhập của văn học phương Tây, trí thức Tây học:
• Mở trường tiếng Pháp, bên cạnh quốc ngữ.
• Truyền bá văn hóa Pháp, văn học Pháp.
• Xuất hiện trí thức Tây học, tác giả Tây học (Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách)
• Độc giả kiểu mới: Người ta cần giải trí, hiểu biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống hang ngày, nên thích đọc báo, truyện ngắn, tiểu thuyết.
• Nếp sống – tư tưởng kiểu mới: nảy sinh mâu thuẫn giữa cái “cũ” với cái “mới”.
• Văn học Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nghệ thuật văn học Trung Quốc, đã bước ra quỹ đạo khu vực để hội nhập với nền văn học thế giới.
3.3 Vấn đề quốc ngữ và văn học viết bằng chữ quốc ngữ:
• Dễ đọc, dễ viết, dễ thuộc. Có sự thống nhất giữa chữ viết và âm tiếng Việt. Ngôn ngữ viết dựa trên cơ sở ngôn ngữ nói, ngôn ngữ đời sống.
• Lúc đầu, trí thức Tây học không tin dùng chữ quốc ngữ.
• Các nhà văn vẫn tin dung tiếng mẹ đẻ.
3.4 Vai trò của báo chí:
• Dấu hiệu một xã hội hiện đại.
• Vai trò lớn trong phát triển văn xuôi và đưa Văn học đi vào con đường hiện đại hóa.
• Kho lưu giữ lịch sử. (tạp chí Đông Dương)
3.5 In ấn, dịch thuật, nhà xuất bản mang cho văn học bộ mặt mới
• In ấn tạo cầu nối cho công chúng và lực lượng sáng tác.
• Dịch thuật cung cấp nguồn thông tin cần thiết cho người sáng tác.
• Dịch thuật khiến cho người sáng tác làm quen với những các mới, trau dồi kiến thức và tạo độ nhuần nhuyễn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
II. Đặc điểm văn học Việt Nam 1900 – 1945:
1. Hiện đại hóa toàn diện và sâu sắc:
1.1 Thoát ra khỏi phạm trù trung đại:
(quan niệm thẩm mĩ về xã hội và con người, cộng đồng văn học và hệ thống thi pháp trung đại)
Phạm trù trung đại
Quan hệ thẩm mĩ xã hội – con người: luân thường
• Ngũ luân: 5 mối quan hệ
• Ngũ thường: nhân – lễ - nghĩa – trí – tín.
• Tam cương: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ.
Nhân sinh quan:
• Thuyết chính danh
• Thuyết tiểu nhân – quân tử.
• Thuyết nam tôn – nữ tu
Cộng đồng văn học: người sáng tác và công chúng.
(Cộng đồng hẹp: “tao nhân mặc khách”)
Thi pháp văn học:
• Tính ước lệ: đó là những giao ước về cách hiểu nghệ thuật giữa thành viên trong cộng đồng.
• Tính uyên bác và cách điệu hóa:
 Uyên bác vì văn chương của trí thức
 Cách điệu hóa
• Tính sùng cổ: gốc của quan niệm này là sự cảm thụ thời gian xoay tròn, quay về nguồn xưa – khác với cách cảm thụ thời gian tuyến tính.
• Tính chất phi ngã (impersonnel) hay phi cá nhân cá thể
 Thời phong kiến, phẩm chất cá nhân không được coi trọng mà đẳng cấp mới là cái quan trọng.
 Không chú trọng khám phá thế giới nội tâm. Truyện được chú ý cốt truyện và tình tiết.
Quan niệm về thiên nhiên – vũ trụ:
 “Thiên nhiên nhất thể”
 Thiên nhiên không phải là khách thể thẩm mĩ mà là chủ thể thẩm mĩ.
Hệ thống thể loại:
 Văn cao cấp nhất là văn học thuật.
 Văn chương nói về tình cảm cá nhân, những quan hệ đời thường chỉ là thứ văn chương tiêu khiển lúc trà dư tửu hậu.
 Tiểu thuyết.
1.2 Các dấu hiệu chứng tỏ văn học giai đoạn này hiện đại hóa toàn diện:
Quan điểm thẩm mĩ:
• Xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường.
• Dẫn đến sự thay đổi các bậc thang có giá trị về nhiều mặt.
• Xuất hiện mẫu hình con người bổn phận, nghĩa vụ quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đây là nhân cách xã hội duy nhất phù hợp với điều kiện lịch sử ngặt nghèo. Cần anh hung hào kiệt không cần nho sĩ.
• Hình mẫu Hồ Chí Minh , nhà thơ – chiến sĩ.
Hệ thống chủ đề: từ bỏ những chuyện trung hiếu tiết nghĩa đi vào cuộc sống, những vấn đề của cuộc sống, của con người nói riêng, cái tôi xuất hiện(1) và đưa ra những đòi hỏi, vấn đề riêng của nó.
Hệ thống hình tượng: không phải những trung thần, liệt nữ, thanh nhi – trúc mã mà là những con người cụ thể của từng khuynh hướng.
Thể loại : những bài chải chuốt, thanh cao, tinh xảo nhưng chạm khắc, như vườn cây cảnh đã bị sóng gió tình cảm của thơ mới làm lung lay tận gốc.
Truyện ngắn: đi đầu trong cách tân và hiện đại hóa thể loại.
• Cũ: nói chí, nói về những anh hùng hào kiệt. Kết có hậu.
• Mới: nói về những sự việc trong cuộc sống hằng này. Không có thứ tự thời gian nà theo quy luật tâm lý. Cái tôi tác giả xuất hiện và lần đầu tiên trần thuật bằng ngôi thứ nhất.
Tiểu thuyết:
• Đề tài chuyện đời tư, thế sự
• Nhân vật là trung tâm miêu tả, đủ mọi tầng lớp, nhân vật điển hình độc đáo.
• Tâm lý nhân vật là đối tượng để khai thác.
• Thời gian nghệ thuật đa tuyến, đa chiều.
• Không gian vĩ mô đa tuyến, đa chiều.
• Kết cấu mở, hoành tráng. Kết thúc bở ngỡ
• Trần thuật linh hoạt.
Phóng sự: “đứa con đầu lòng của nghề viết báo” (Vũ Ngọc Phan). Có ý nghĩa thời sự cập nhật cụ thể, chính xác, năng động, rất gần với đời sống.
Văn xuôi nghị luận: lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học.
Kịch nói.
Ngôn ngữ văn học:
• Chữ quốc ngữ: ngôn ngữ của đại chúng. Gần với cuộc sống, diễn tả nhiều trạng thái tinh tế, phức tạp.
• Vốn Hán – Việt ít đi, thuần Việt tăng.
• Tiếng Việt đa âm
2. Phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương và mau lẹ: (2)
2.1 Nguyên nhân:
• Sức sống tinh thần mạnh mẽ và sâu sắc của dân tộc, tiềm lực văn học của dân tộc.
• Những trí thức Tây học tâm huyết với tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc.
• Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của những người làm nên nền văn học này. Họ đi vào văn chương với khát vọng khẳng định mình.
• Lòng yêu nước - truyền thống, tiếng Việt - tiếng mẹ đè, là vũ khí chiến đấu
• 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
• Do bản chất xã hội và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
• Văn chương trở thành 1 thứ hàng hóa và nghề kiếm sống
2.2 Biểu hiện:
+Đầu thế kỷ XX đến 1920: tạo điều kiện vật chất: quốc ngữ được phố biến, baó chí phát triển nhưng chủ yếu ở Nam Bộ, dòng chủ lưu chính vẫn là chí sĩ cách mạng.
+ 1920 - 1930: đạt nhiều thành tựu vang dội
* Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,...
* Truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,...
* Thơ Tản Đà, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... -> phong trào thơ mới xuất hiện.
* Kịch: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc,...
 Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành, lời than vãn của bà Trưng Trắc,....) tạo nền cho văn học giai đọan thế kỉ 20 - văn học - chiến sĩ.
+ 1930 - 1945 : văn học hiện đại hóa mọi mặt, đạt được nhiều đỉnh cao
• Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số Đỏ, Nhất Linh,…
• Thơ: Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Thông,…
• Truyện ngắn: Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Ngô Tất Tố,…




3. Sự phân hóa thành nhiều xu hướng văn học:(2)
- Ý thức tự giác về trách nhiệm cầm bút, quan điểm văn học và khuynh hướng thẩm mĩ của mình  phê bình văn học ra đời với nhiều tên tuổi Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hải Triều, Thiếu Sơn,...
- Xét ở mặt chính trị chia thành 2 bộ phận văn học:
+ Văn học phát triển hợp pháp (công khai): có tính dân tộc và cách mạng nhưng thái độ hok trực tiếp với việc lật đổ chế độ thực dân.
* Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình văn học tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ  thơ, văn trữ tình.
* Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua hình tượng điển hình  tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự
+ Văn học phát trỉên bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai): nhà văn - chiến sĩ  vũ khí chiến đấu, tuyên truyền vận động cách mạng, lí tưởng cộng sản
 tạo nền cho văn học việt nam 1945 – 1975

Giải thích:
(1)Trong giai đoạn văn học phong kiến, cái tôi không xuất hiện. Nếu có cũng mập mờ, không rõ. Chỉ có duy nhất nữ sĩ Hồ Xuân Hương (Ngày của Xuân Hương đã quệt rồi)
(2) Phần này xin tìm hiểu chi tiết trong các bài: Khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, văn học bất hợp pháp.