K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

mk chưa có KT nhưng cx sắp r khi nào r mk sẽ cho bn bt nha

k mk nha

27 tháng 9 2018

nhưng mgày mai mình kiểm tra rồi

24 tháng 9 2018

Lên vn.doc nha bn

Ở đó có tất

Ok...

K mk nha

2 tháng 11 2018

Bạn nói như là thật vậy

12 tháng 10 2018

ko

đăng 

câu

hỏi 

linh

tinh

nhé 

bạn 

27 tháng 11 2016

mk mai mới kiểm tra

27 tháng 11 2016

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)

1. Từ ghép được cấu tạo gồm:

a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.

2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:

a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép

3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:

a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép

4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:

a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ

5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:

a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại

6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:

a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy

7. Từ đồng nghĩa là:

a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau

8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương."

a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu

9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:

a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa

10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:

a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

II. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:

a. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

b. Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

(Ca dao)

  • Từ đồng nghĩa: .....................................................................................
  • Từ trái nghĩa: ........................................................................................

Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........

Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

  • Đại từ: ................................................................................................
  • Quan hệ từ: ........................................................................................
  • Từ Hán Việt: .......................................................................................
25 tháng 12 2018

I, đọc-hiểu (4đ)

đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi

nước biển mênh mông không đong đầy tình me

mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

câu 1:(2đ) nêu nội dung của văn bản trên? văn bản khuyên nhủ chúng ta điều gì?

câu 2:(1đ) liên hệ bản thân, em cần làm gì để thực hiện lời khuyên nhủ trên?

câu 3:(1đ) tìm từ điệp ngữ trong văn bản và nêu tác dụng của điệp ngữ đó

II, tập làm văn

phát biểu cảm nghĩa về bài 'cảnh khuya' của HCM

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Đề bài  I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

           Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi thầy viết bảng            Em yêu phút giây này               Mai sau lớn lên người
Bụi phấn rơi rơi               Thầy em tóc như bạc thêm       Làm sao có thể nào quên

…Có hạt bụi nào            Bạc thêm vì bụi phấn                Ngày xưa thầy dạy giỗ
Vương trên tóc thầy…    
Cho em bài học hay                 Khi em tuổi còn thơ…

                                                                   (Bụi phấn – Lê Văn Lộc)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ?

Câu 3: (1.0 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: (1.0 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

II. Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):  Từ ý thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nói lên lòng biết ơn của em với thầy cô giáo?

Câu 2: (5.0 điểm)  Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.

Phần I : Trắc nghiệm : 2 đ

Câu 1:  Qua văn bản Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?

A, Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết

B, Rất trách nhiệm với con.

C, Dành hết tình thương cho con.

D, Người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao .

Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?

A. Tầng lớp thống trịB.Người phụ nữ
C. Người nông dânD. Những người nghèo khó

Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam”,  “ Phò giá về kinh” đều:

A,  Diễn đạt ý tưởng ,lời nói chắc nịch , dung dị , không hoa mĩ.

B, Diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

C, Có cách nói nôm na ,giản dị .

D, Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách

Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?

  1. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
  2. Không muốn tiếp đãi bạn.
  3. Qua lời thơ hóm  hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà  .
  4. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.

Phần II: Tự luận (8đ)

Câu 1:  (2đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em”  ?

Câu 2:  (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :

– Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín

– Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Câu 3:  (4đ) Có bạn cho rằng: cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

#Học tốt​!!!

12 tháng 11 2019

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm)

Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm)

Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm)

-         Chân cứng đá …                     - Chạy sấpchạy …

-         Mắt nhắm mắt …                     - Gần nhà … ngõ

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em …) (6 điểm)