Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong xã hội con người điều đáng sợ nhất có lẽ là việc không có được tình yêu thương, sự sẻ chia. Đã có một câu nói khẳng định điều đó "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Bắc Cực là điểm cực Bắc của quả địa cầu, nơi đây có gió rít (tượng thanh) bão bùng, có băng tuyết bao phủ lãnh lẽo (tượng hình) quanh năm, con người khó sinh sống và phát triển. Tình thương là tình cảm yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người với nhau. Câu nói trên đã đề cao vai trò của tình thương. Con người sống ở một nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên cũng không thể nào ngăn cản được tình yêu của con ngươi. Tình thương giúp con người trở nên tốt đpẹ hơn, có thể cảm hóa được trái tim của mõi người. Sẽ thế nào khi con người sống với nhau mà không thương yêu nhau. Tình yêu thương có một sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể sưởi ấm trái tim con người, có thể gắn kết đồng loại với nhau. Con người dường như có thể chống lại với thiên nhiên nhưng không thể cô đọc một mình. Như vậy qua câu nói trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng nơi thiếu vắng tình thương là nơi lạnh nhất. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần sống trao đi và lan tỏa yêu thương.
''cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng'' đâu????
1. Mở Bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.
2. Thân Bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích từ ngữ khó
+ "cố tìm mà hiểu họ"
+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...
- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.
b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận
Video Player is loading.
Play
- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:
+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.
+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.
- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:
+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.
+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.
- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.
- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
3. Kết Bài
Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.
Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 8
Bài viết liên quan
Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu
Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...
Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.
Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.
Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.
Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.
Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.
-------------------HẾT---------------------
Bài 1:
1. Quê hương - Tế Hanh.
- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).
2.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.
3. Liệt kê
4.
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
Bài 2:
1. Nghị luận
2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".
3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.
Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.
Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vat, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri là bức thông diệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người”
Truyện “Chiếc lá cuối cùng” cùa. Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân". Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều trở thành “vô dụng”, cố yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.
Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt đầm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...”. Em hãy “cố ngủ đi”...
Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà,, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.
Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông diệp màu xanh”của “Chiếc lá cuối cùng”.
Xem thêm Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri.
Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, "chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ” nên đã đánh lại thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng "Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kí nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.
"Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. "Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của "Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.
Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!
Mọi người cũng biết rằng Bắc Cực là một nơi lạnh lẽo, Giá buốt, băng đóng quanh năm. Không có một ai có thể sống lâu dài ở nơi này được. Bắc cực rất lạnh nhưng mà một nơi không có tình thương mới là nơi thật sự mới là nơi lạnh lẽo nhất.
Một nhà văn người Nga đã quan niệm: "Nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương". Đây quả là một câu nói rất chính xác. Bắc Cực là nơi nằm ở Cực Nam của trái đất, quanh năm tuyết bao phủ dày, là nơi lạnh lẽo, cô đơn. Không tồn tại sự sống của loài người chỉ một số loài động vật mới có thể sống được. Không có ai có thể sống mãi cho đến hết cuộc đời ở cái nơi lạnh lẽo này. Cuộc sống này luôn thay đổi. Con người đang dần xa cách nhau không còn cảm nhận được cái gọi là tình yêu thương nữa. Cái lạnh lẽo này mang đến cho ta sự cô đơn, làm cho cuộc sống của ta vô vị. Nó cứ bám theo ta đến suốt cuộc đời. Cái lạnh này chúng ta cảm nhận được từ chính trái tim mình. Nơi không có một chút tình thương làm cho trái tim ta như là băng giá. Điều đó sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô vị, nhàm chán. Cái sự ấm áp từ tình thương làm cho cuộc đời của con người trở nên thú vị, vui vẻ. Một người sống nơi không có tình thương sẽ không thể cảm nhận được cái sự ấm áp hay không thể nhận ra cái ý nghĩa của cuộc đời trên thế gian này. Có thể nói rằng một người sống ở một nơi lạnh lẽo vô vị cái nơi không có tình thương làm cho người đó sống một cuộc sống không có ý nghĩa, nhàm chán. Nếu con người sống không có tình thương sẽ không thể tìm được giá trị của cuộc sống họ sẽ trở nên ích kỷ, tàn nhẫn và vô cảm trước những hoàn cảnh đáng thương hơn bản thân mình. Tình thương có thể xây dựng nhân cách và đaok đức của con người. Chúng ta cần phải sống có tình thương,tình cảm để con người biết có được những giá trị của cảm xúc không tự dằn vặt chính bản thân mình. Chúng ta cần phải tìm ra ý nghĩa và giá trị của cuộc đời. Nếu ta không có tình thương chúng ta có thể lạnh lẽo hơn cả Bắc cực và tất cả mọi thứ. Thế nên trong cuộc sống này chúng ta cần phải có sự yêu thương đòng cảm trước những số phận trong xã hội. Chúng ta cần phải đi tìm tình yêu thương trong cái thế giới này. Có thể là nó đang chỉ ở đâu đây mà chúng ta chưa tìm được.
Như vậy câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” là hoàn toàn đúng, bởi không có tinh yêu thương thì nơi đó còn đáng sợ hơn cả cái lạnh của Bắc cực. Chính vì thế mà ta cần học cách yêu thương quan tâm chia sẻ với mọi người để cuộc sống của ta luôn ấm áp, hạnh phúc. Đó chính là cái mà chúng ta đang cần tìm kiếm.
Phải sống nơi thiếu tình thương là điều bất hạnh. Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Câu nói của nhà văn Nga về sự thiếu tình thương có giá trị giáo dục lòng nhân ái cho bất cứ ai. Phải là một con người từng trải mới nói được những lời mang ý nghĩa sâu sắc như thế. Nơi không có tinh thương thì quyền sống của con người bị chà đạp, bị tước đoạt. Nơi ấy, có kẻ ngồi mát ăn bát vàng, kẻ ăn không hết, người lần không ra, có kẻ không có cháo cầm hơi, không có manh áo che thân giữa những ngày đông tháng giá.Nơi không có tình thương, lòng người, trái tim người khô héo, băng giá. Sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau không có. Sống chết mặc bay. Dửng dưng trước sự đau khổ của đồng loại. Con người khác nào cầm thú! Đọc Đám tang lão Gô-ri-ô của văn hào Ban-dắc mà ta thấy hãi hùng. Cha già yếu, ốm đau, hai cô con gái chẳng đoái hoài. Cha chết trong cô đơn, tủi nhục, nghèo khổ... nhưng hai người con gái giàu sang không thèm đến, không một giọt nước mắt. Tiền bạc trong xã hội tư sản đã làm băng giá tim người. Tình thương gia đình , tình anh em, tình bè bạn, tình đồng loại không còn nữa. Người ta tôn thờ thần tiền. Đúng là nơi không có tình thương còn lạnh hơn Bắc Cực. Phải sống nơi thiếu tình thương là điềm bất hạnh. Được sống trong tình thương là hạnh phúc.Các phong trào như giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ đồng bào nghèo, đồng bào vùng bão lũ... là những hành động thiết thực để xây dựng tình thương cho con người và cho xã hội.