K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

 Phân tích

* Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:

Sao mờ, kéo lưới trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

 Tất cả tinh thần khẩn trương, hối hả được diễn tả qua từ "kịp" và hình ảnh "kéo xoăn tay" một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được "chùm cá nặng".Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng".Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo.

* Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: "lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng" đó là lúc đoàn thuyền trở về:

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Chi tiết "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" và "mặt trời đội biển nhô màu mới" là chi tiết giàu ý nghĩa. Hình ảnh "mặt trời" là hình ảnh ẩn dụ cho một tương tươi sáng. Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm chủ cuộc sống đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công…

18 tháng 5 2017

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

    - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    - Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

    - Câu hát căng buồm với gió khơi.

       + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

       + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

4 tháng 2 2018

Trong bài Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ giống như một khúc tráng ca. Những câu thơ có từ “hát” trong bài:

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

    + Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

    + Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

15 tháng 5 2021

 Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.

26 tháng 4 2019

Bài thơ có bốn từ "Hát":

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Hát rằng: các bạc biển Đông….

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

 • Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

 • Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

17 tháng 11 2021

help mình với

17 tháng 11 2021

Ở đây tác giả tả khí thế của đoàn thuyền ra khơi kết hợp với động từ “lại” diễn tả công việc lao động hằng ngày đầy hứng khởi

→ Khí thế phơi phới, mạnh mẽ của người lao động trên biển làm chủ cuộc đời đang chinh phục biển khơi

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

 

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

28 tháng 9 2021

đoạn văn 9-10 câu em nhé, sai form rồi nè

20 tháng 12 2016

Đọc thơ của Huy Cận sáng tác từ sau năm 1945 ta thấy thơ của ông có một sự thay đổi rất lớn.Đó k còn là những tiếng thơ mang “mối sầu thiên cổ”mà là những vần thơ tràn đầy nìêm lạc quan,yêu cuộc sống mới và yêu thiên nhiên.Điều này đc thể hiện rất rõ trong bốn câu thơ đầu của bài thơ “Đòan thuỳên đánh cá”.Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên hịên lên thật đẹp,kì vĩ và nhuốm đậm màu nghệ thuật.:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Đằng Tây,Mặt trời đang chìm dần trong mặt biển tựa như hòn lửa đỏ rực đang nhúng dần vào dòng nước lạnh lẽo.Tuy vậy,ngô nhà vũ trụ ấy vẫn còn mang chút ấm áp vì bếp lửa hồng là mặt trời kia vẫn đang sửơi ấm ,xua bớt phần nào cáo âm u của màn đêm tăm tối bằng những tia sáng cuối ngày yếu ớt.Ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “mặt rời xuống biển như hòn lửa” kết hợp nhuần nhuyễn với biện pháp nhân hóa trong câu thơ sau:
“Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Từng con sóng nhấp nhô đang vỗ về mặt biển hệt như những chiếc then cài cẩn thận khóa lại cánh cửa màn đêm.Với phép liên tưởng: mặt trời – biển – sóng ; cài – sập.Hình ảnh thiên nhiên trong câu thơ hiện lên thật tuyệt dịêu qua bàn tay khéo léo của ng họa sĩ tài ba vẽ nên bằng những con chữ của mình.Trong bủôi chiều ấy những ng dân chài lại chuẩn bị ra khơi,bắt đầu cho một hành trình mới của sự sống:
“Đòan thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” trong câu thơ cho ta thấy đây là một họat động quen thuộc của ng dân chài vào thời đỉêm này.Hai câu thơ đã thể hiện tầm vóc hiên ngang của ng dân lao động hòa vào thiên nhiên và vũ trụ bao la.Cảnh đêm xuống,bóng tối giăng đầy khắp nơi k làm họ lo sợ mà đó lại là thời cơ thuận lợi cho chuyến đánh bắt cá,sóng gió lúc này đã trở thành ng bạn của con ng.Và một lần nữa,hình ảnh liên tưởng lại đc sử dụng trong câu:“câu hát căng bùôm cùng gió khơi”.Câu hát – cánh buồm – gió khơi.Chính câu hát và gió khơi là động lực đưa thuyền tiến ra biển.Ngòai ra,câu hát còn mang theo một điều mong mỏi,thiết tha vừa hiện thực và vừa lãng mạn.
Nhịp thơ nhanh mạnh và dứt khóat nhưng lại giống như nhịp điệu của một khúc ca bộc lộ niềm vui,niềm tự hào về lao động và cuộc sống,cùng với những hìh ảnh đẹp tráng lệ đã thể hiện nét hài hòa giữa con ng và thiên nhiên qua những hình ảnh liên tưởng,tưởng tượng độc đáo.Bài thơ “Đòan thuyền đánh cá”của Huy Cận thực sự đã để ;ại bíêt bao cảm xúc khó tả,k thể quên trong lòng ng đọc ng nghe.

27 tháng 3 2018

”Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.