K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2018

●   Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

●   In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

●   Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

19 tháng 5 2022

refer

●   Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

●   In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

●   Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

 

19 tháng 5 2022

refer

https://doctailieu.com/phan-tich-cam-xuc-chan-thanh-cua-tac-gia-qua-kho-tho-trong-bai-vieng-lang-bac-vien-phuong

29 tháng 10 2021

Tham khảo (Câu 2 chịu)
Hoàn cảnh sáng tác
- 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành luật tại nước Nga xa xôi.

- In trong tập "Hương cây - Bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ

 

1 tháng 5 2018

Đoan thơ trên trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt.

- Hoàn cảnh sáng tác: “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi ông đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki – ép (Liên xô cũ).

29 tháng 10 2021

Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh)


 

18 tháng 8 2023

Sửa lỗi kiến thức của câu văn trên:

Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu trích từ tập thơ "Đầu súng trăng treo" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

18 tháng 8 2023

nghe bạn nói mình ngáo luôn

8 tháng 4 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

-Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

-So sánh: mặt trời như hòn lửa:

è Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

-Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập

è Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

11 tháng 5 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

- So sánh: mặt trời như hòn lửa:

Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

- Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng… cài… sập

Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
11 tháng 12 2018

Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ "nhóm" trong khổ thơ:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương , khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

11 tháng 12 2018

(1) Điệp từ " nhóm " được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ vừa nhấn mạnh công việc khó nhọc cần mẫn của bà hằng ngày vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ. (2) Từ " nhóm " được nhắc lại với 2 nét nghĩa.(3) Nghĩa thực là cho lửa bén vào chất đốt cháy lên thành ngọn lửa. (4)Bếp lửa cũng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà nhóm bếp lửa mỗi ngày là nhóm lên niềm yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng tuổi thơ của cháu. (5)Bà là người nhóm lên niềm vui, sự sống, tình yêu thương chi chút dành cho cháu : " nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ". (6)Sau 8 năm cùng bà nhóm lửa, người cháu đã hiểu được rằng bà không chỉ là người có công lao trong việc chăm sóc, bảo ban cháu mà còn là người đem đến cho cháu bao điều hay lẽ phải, sự hiểu biết, chắp cánh ước mơ cho cháu. (7) Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị, thân thuộc mà trở nên kì diệu, thiêng liêng. (8) Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng: bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

30 tháng 5 2021

@danghackgamekirito ( chủ )

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?

- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''

- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''

2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.

'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.

4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.