K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ "nhóm" trong khổ thơ:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương , khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"

Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

11 tháng 12 2018

(1) Điệp từ " nhóm " được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ vừa nhấn mạnh công việc khó nhọc cần mẫn của bà hằng ngày vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ. (2) Từ " nhóm " được nhắc lại với 2 nét nghĩa.(3) Nghĩa thực là cho lửa bén vào chất đốt cháy lên thành ngọn lửa. (4)Bếp lửa cũng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà nhóm bếp lửa mỗi ngày là nhóm lên niềm yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng tuổi thơ của cháu. (5)Bà là người nhóm lên niềm vui, sự sống, tình yêu thương chi chút dành cho cháu : " nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ". (6)Sau 8 năm cùng bà nhóm lửa, người cháu đã hiểu được rằng bà không chỉ là người có công lao trong việc chăm sóc, bảo ban cháu mà còn là người đem đến cho cháu bao điều hay lẽ phải, sự hiểu biết, chắp cánh ước mơ cho cháu. (7) Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị, thân thuộc mà trở nên kì diệu, thiêng liêng. (8) Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng: bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

Phần I (6,0 điểm) Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết: "Mùa xuân người cầm súng" 1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt. 2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ...
Đọc tiếp

Phần I (6,0 điểm)

Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:

"Mùa xuân người cầm súng"

1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.

2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?

3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.

4. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! Trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).

 

33
15 tháng 5 2021

 

mùa xuân người cầm súng 

lộc giắt đầy trên lưng  

mùa xuân người ra đồng  

lộc trải trải dài mươn nạ

tất cả như hối hả 

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉThắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngãMáu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rìnhChúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốcChúng dẫm đạp lên dáng hình đất nướcMột tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàuSóng quặn đỏ máu...
Đọc tiếp

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

 

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình

Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc

Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước

Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

 

Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu

Sóng quặn đỏ máu những người đã mất

Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

 

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

 

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe 

Tổ quốc 

gọi tên mình!

Nguyễn Phan Quế Mai

a) Vận dụng các biện pháp tu từ đã học hãy tìm, gọi tên và phân tích tác dụng

b) Em có cảm nghĩ gì khi nghe 2 tiếng "Việt Nam" trong đoạn thơ trên. Hãy viết 1 văn bản nghị luận khoảng 2 trang để bàn luận về vấn đề đó

1
3 tháng 11 2017

A

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

1 tháng 9 2019

2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương

+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.

4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng

+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

Học tốt :) 

23 tháng 5 2019

Phân tích :" Tưởng người ... người ôm ." Qua khổ thơ em hiều gì về những phẩm chất tốt đẹp của Kiều .Qua đó , em hãy nhận xét về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Đi vào phân tích.
Về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, hãy làm rõ những ý sau :
- Xót xa : Ông xót xa trước số phận bi thảm của Kiều, khắc họa sâu sắc tâm trạng của Kiều.
- Phê phán : tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ của Kiều, từ đó phê phán xã hội phong kiến lúc bấy giờ ra sao?
- Trân trọng và cảm thông : thái độ của tác giả đối với Thúy Kiều cũng như đối với số phận những người phụ nữ thời phong kiến nói chung.

Tạm quên đi những chia xé trong lòng, Kiều nhớ về những người thân:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Trái với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi mới nhớ cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau dứt tình người yêu như còn rớm máu, kỉ niệm như còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh làm nhục, sau đó bị đưa vào chốn lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, nàng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.

Nếu khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều tưởng thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều xót:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa ngóng chờ tin của đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố Sân Lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tàn phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ, Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thuỷ, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cùng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người.

24 tháng 5 2019

Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.​
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.
Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.​
Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.

a, Không, vì trái tim là từ chỉ tình yêu, nếu thay trái tim đi và thay bằng quả tim thì sẽ mất hàm chỉ tình yêu trong đó đi, làm giảm độ thú vị của bài thơ.

b, EM KHÔNG BIẾT, ## CHÚC ANH CÓ 1 NGÀY VUI VẺ ✧・゚: *✧・゚♡*( ͡˘̴ ͜ ʖ̫ ͡˘̴ )*♡・゚✧*:・゚✧ ##

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

20 tháng 12 2018

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Mở đầu tác phẩm , Huy Cận đã miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn thật đẹp
Với nghệ thuật miêu tả kết hợp so sánh tác giả đã giới thiệu cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp , kì vĩ tráng lệ . Mặt trời như một quả cầu lửa đỏ rực đang lặn dần và mất hút dưới lòng đại dương . Ngày đã tàn đêm lại đến với trí tưởng tượng phong phú bay bổng nhà thơ đem đến cho thiên nhiêu một tâm hồn . Ngôi nhà chung của vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi mà sóng biển là then cài , màn đêm là cánh cửa . Trong thời buổi này , ngư dân bắt tay vào lao động . Công việc đánh cá vốn vất vả nhọc nhằn . Đánh cá về đêm thì lại càng gian khổ hiểm nguy vì họ phải chịu đựng sương gió sóng nước đại dương và có thể gặp nhiều tai họa bất ngờ . Dù thế nhưng với họ với ngư dân công việc đánh cá đêm trở thành thông lệ qua từ " lại ". Họ bất chấp khó khăn . Hình ảnh cánh buồm căng phồng no giáo cùng với những tiếng hát của ngư dân thể hiện niêm vui hăng say lao động của họ khi bắt đầu lao động cảnh ra khơi thật tưng bừng nhộn nhịp , tràn đầy tiếng ca yêu lao động yêu cuộc sống yêu công việc

21 tháng 7 2016

Đoàn thuyền đánh cá của huy cận là một bài ca ngợi hành trình đánh cá ra biển khơi của những người ngư dân ở vùng biển khơi Quảng Ninh. Ngay mở đầu bài thơ, ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang, khỏe khoắn cho đoàn thuyền ra khơi. Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển, vừa diễm lệ huy hoàng, vừa đầy sức sống:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”

Điểm nhìn của nhà thơ ở đây là điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa mới nhìn được vùng biển phía Tây, nơi mặt trời đang lặn xuống giống như 1 hòn lửa khổng lồ đang rực cháy. Đây là 1 liên tưởng so sánh thật bất ngờ, thú vị. Vũ trụ bao la, huyền bí như 1 cái nhà nhà khổng lồ mà đêm tối là cánh cửa sập xuống mà những con song chạy ngang trên biển là những then cài. Cảm quan vũ trụ của nhà thơ thật kì lạ, độc đáo, mở ra sự phong phú trong trí tưởng tượng của người đọc. Quang cảnh kết thúc thật kì vĩ, tráng lệ của 1 chu kì thiên nhiên ấy lại là sự mở đầu 1 ngày lao động mới của con người:

“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Từ “lại” cho thấy đây chỉ là sự tiếp diễn nhịp điệu lao động của người đánh cá, cảnh ra khơi khi hoàng hôn buông xuống đã diễn ra thường xuyên liên tục qua nhiều đêm. Trên hành trình ra biển ấy, cũng như mọi lần, tiếng hát của họ vút cao, vang xa trên song nước mênh mang. Ở đây, “ căng buồm” là thật ( vì gió thổi mạnh trên biển khơi), nhưng “câu hát” căng buồm lại là ảo. Tuy vậy, chính cái ảo ấy lại hiển hiện cái thực: đó là khí thế mạnh mẽ của người đánh cá khi ra khơi. Tiếng hát của họ là tiếng hát của những con người dám chinh phục biển khơi