K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
D
2
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
L
1
0
Tham khảo :
Soạn bài :
(trang 117 SGK Địa Lí 9):
- Căn cứ vào bảng 32.1 (SGK trang 117), nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.
Trả lời:
- Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Năm 2002), công nghiệp — xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,3%).
- So với tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp — xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn nhiều (59,3% so với 38,5%).
(trang 117 SGK Địa Lí 9):
- Dựa vào hình 32.2 (SGK trang 119), hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Trả lời:
Các trung tâm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
(trang 119 SGK Địa Lí 9): - Dựa vào bảng 32.2 (SGK trang 119) , nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:
+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).
- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.
Tham khảo ở :
https://tailieu.com/giai-sgk-dia-li-9-bai-32-vung-dong-nam-bo-tiep-theo-a43592.html