K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cứ mở đáp án trang 45 là có

23 tháng 12 2016

giải hơi sơ sài ko đầy đủ nếu làm ko đầy đủ lớp trưởng kiểm tra thì chết

14 tháng 2 2016

bài toán @gmail.com

14 tháng 2 2016

sao lại bài toán @ gmail.com

Bạn nào bí bài toán lớp 6,7,8,9... mik sẽ giả cho đây là bài toán lớp sáu , bài 6bn nào cần pm cho mik mik sẽ giải cho nha. Câu 62 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1Tìm số tự nhiên x, biết :a.2436 : x = 12                          b. 6 . x – 5 = 613c. 12.(x – 1 ) = 0                        d.  0 : x  =  0Giảia) 2436 : x = 12 ⇒⇒ x = 2436 : 12 ⇒⇒ x = 203b) 6 . x – 5 =...
Đọc tiếp

Bạn nào bí bài toán lớp 6,7,8,9... mik sẽ giả cho đây là bài toán lớp sáu , bài 6

bn nào cần pm cho mik mik sẽ giải cho nha.

 

Câu 62 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x, biết :

a.2436 : x = 12                          b. 6 . x – 5 = 613

c. 12.(x – 1 ) = 0                        d.  0 : x  =  0

Giải

a) 2436 : x = 12 ⇒⇒ x = 2436 : 12 ⇒⇒ x = 203

b) 6 . x – 5 = 613 ⇒⇒ 6.x = 613+5 ⇒⇒ 6.x = 618   

    ⇒⇒ x = 618 : 6 ⇒⇒ x = 103

c) 12.(x – 1 ) = 0 ⇒⇒x – 1 = 0 ⇒⇒ x = 1

d)  0 : x  =  0  ⇒⇒ x ∈ N*


Câu 63 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

a) Trong phép chia một số tự nhiên cho 6, số dư có thể bằng bao nhiêu?

b) Viết dạng tổng quát của một số tự nhiên chia hết cho 4, chia cho 4 dư 1.

Giải

a) Trong phéo chia một số tự nhiên cho 6 , số dư có thể bằng :

                         {0;1;2;3;4;5}{0;1;2;3;4;5}                                              

b) Dạng tổng quát của một số tự nhiên chia hết cho 4 là:

                          4m (m  ∈  N)            

Dạng tổng quát của một số tự nhiên chia hết cho 4 dư 1 là :

                          4m + 1 (m  ∈  N)            


Câu 64 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x, biết:

a) (x – 47) – 115 = 0                        b) 315 + ( 146 – x) = 401

Giải

a) (x – 47) – 115 = 0 ⇒⇒ x – 47 = 115 ⇒⇒ x= 115 +47

⇒⇒ x = 162

b)  315 + ( 146 – x) = 401 ⇒⇒ 146 – x = 401 – 315

⇒⇒ 146 – x = 86  ⇒⇒ x = 146 – 86 ⇒⇒ x = 60


Câu 65 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số đơn vị: 57 + 39

Giải

57 + 39 = ( 57 + 3 ) + ( 39 – 3 ) = 60 + 36 = 96

Câu 66 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị : 213-98

Giải

213 – 98 = ( 213 + 2 ) – ( 98 + 2 ) = 215 – 100 = 115


Câu 67 trang 13 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tính nhẩm bằng cách:

a) Nhân thừa số này, chia thừa số kia cho cùng một số: 28.25

b) Nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số: 600 :25

c) Áp dụng tính chất (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết): 72 : 6

Giải

a) 28.25 = ( 28:4 ).(25.4) = 7.100 = 700

b) 600 : 25 = (600.4) : (25.4) = 2400 : 100 = 24

c) 72 : 6 = ( 60+12) : 6 = 60 : 6 + 12 : 6 = 10 + 2 = 12


Câu 68 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Bạn Mai dùng 25000 đồng mua bút. Có hai loại bút: Loại I giá 2000 đồng một chiếc, loại II giá 1500 đồng một chiếc. Bạn Mai mua được nhiều nhất bao nhiêu chiếc bút nếu:

a) Mai chỉ mua bút loại I

b) Mai chi mua bút loại II

c) Mai mua cả hai loại bút với số lượng như nhau .

Giải

a) Ta có 25000 : 2000 = 12 (dư 1000)

Vậy Mai mua được nhiều nhất 12 cây bút loại I.

b) Ta có 25000 : 1500 = 16 (dư 1000)

Vậy Mai mua được nhiều nhất 16 cây bút loại II

c) Ta có 25000 : 3500 = 7 (dư 500)

Vậy Mai mua được nhiều nhất 7 cây bút loại I và 7 cây bút loại II.


Câu 69 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Một tầu hỏa cần chở 892 khách tham quan. Biết rằng mỗi toa có 10 khoang tàu, mỗi khoang có 4 chỗ ngồi. Cần mấy toa để chở hết số khách tham quan?

Giải

Số người ngồi trong một toa: 4.10 = 40 (người)

Số toa tàu cần chở 892 : 40 = 22 (dư 12)

Vậy cần ít nhất 23 toa tàu để chở hết số khách

Câu 70 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

a) Cho 1538 + 3425 = S

Không làm phép tính hãy tìm giá trị của: S – 1538 ; S – 3425

b) Cho 9142 – 2451 = D

 Không làm phép tính hãy tìm giá trị của: D + 2451 ; 9142 - D

Giải

a) Ta có: 1538 + 3425 = S

  Suy ra: S – 1538 = 3425

                S – 3425 = 1538

b) Ta có: 9142 – 2451 = D

   Suy ra: D + 2451 = 9142

                9142 – D = 2451


Câu 71 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Việt và Nam cùng đi từ Hà Nội đến Vinh. Tính xem ai đi hành trình đó lâu hơn và lâu hơn mấy giờ, biết rằng:

a) Việt khởi hành trước Nam 2 giờ và đến nơi trước Nam 3 giờ.

b) Việt khởi hành trước Nam 2 giờ và đến sau Nam 1 giờ.

Giải

a) Nam đi lâu hơn Việt: 3 – 2 = 1 (giờ)

b) Việt đi lâu hơn Nam: 2 + 1 = 3 (giờ)


Câu 72 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tính hiệu số của số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất đều gồm bốn chữ số 5,3,1,0 (mỗi chữ số viết một lần)

Giải

Số tự nhiên lớn nhất gồm bốn chữ số 5,3,1,0 (mỗi chữ số viết một lần) là 5310.

Số tự nhiên nhỏ nhất gồm bốn chữ số 5,3,1,0 (mỗi chữ số viết một lần) là 1035

Ta có : 5310 – 1035 = 4275


Câu 73 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Bác Tâm từ Mát – xcơ – va về đến Hà Nội lúc 16 giờ ngày 10/5 (theo giờ Hà Nội). Chuyến bay tổng cộng hết 14 giờ và giờ Mát – xcơ – va chậm hơn giờ Hà Nội là 4 giờ (tức là lúc đồng hồ ở Hà Nội chỉ 12 giờ thì đồng hồ ở Mát – xcơ – va chỉ 8 giờ). Bác Tâm khởi hành ở Mát – xcơ – va lúc nào (theo giờ Mát – xcơ – va)?   

Giải

Giờ Bác Tâm khởi hành (theo giờ Hà Nội) là:

16   – 14 = 2  (giờ)

Giờ Bác tâm khởi hành (theo giờ Mát – xcơ – va) là:

24 + 2 – 4 = 26 – 4 = 22 (giờ - Ngày 9/5)

Câu 74 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 1062. Số trừ lớn hơn hiệu là 279. Tìm số bị trừ và số trừ.

Giải

Ta có:   Số bị trừ  +  số trừ + hiệu = 1062

Mà        Số trừ  +  hiệu   = số bị trừ

Suy ra số bị trừ là: 1062 : 2 = 531

Lại có   Số trừ - hiệu =  279

Mà        Số trừ  + hiệu = 531

Suy ra số trừ là: ( 531 + 279 ) : 2 =  405

Vậy số bị trừ là  531 , số trừ là 405


Câu 75 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Đố: Đặt các số 1,2,3,4,5 vào các vòng tròn để ba số theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang đều bằng 9.

Giải

Vì ba số theo hàng dọc và theo hàng ngang đều bằng 9 nên tổng của hai hàng bằng:  9 + 9 = 18

Tổng của năm số trong hình vẽ: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15

Có sự chênh lệch là do số ở vòng tròn chính giữa được tính hai lần. Như vậy số ở vòng tròn chính giữa phải là số chênh lệch: 18 – 15 = 3

Khi đó tổng của hai số ở đầu là: 9 – 3 = 6

Ta có: 1  + 5 = 2 + 4 = 6

Vậy có thể xếp như hình dưới:

 


Câu 76 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tính nhanh:

a) (1200 + 60 ) : 12                      b) (2100 – 42) : 21

Giải

a) (1200 + 60 ) : 12 = 1200 : 12 + 60 : 12 = 100 + 5 = 105

b) (2100 – 42) : 21 = 2100 : 21 - 42 : 21 = 100 -  2  = 98   


Câu 77 trang 14 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

 Tìm số tự nhiên x, biết:

a) x – 36 :18 = 12                     b) (x – 36 ) : 18 = 12

Giải

a) x – 36 :18 = 12 ⇒⇒  x – 2 = 12 ⇒⇒ x = 12 + 2 ⇒⇒ x = 14

b) (x – 36 ) : 18 = 12 ⇒⇒ x – 36 =12.18 ⇒⇒ x – 36 = 216

                                    ⇒⇒ x = 216 + 36 ⇒⇒ x = 252

Câu 80 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Bán kính Trái Đất là 6380km.

a) Xác định bán kính Mặt Trăng, biết rằng nó là một trong các số 1200km, 1740km, 2100km và bán kính Trái Đất gấp khoảng bốn lần Mặt Trăng.

b) Xác định khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, biết rằng nó là một trong các số 191000km, 520000km, 384000km và khoảng cách đó gấp độ 30 lần đường kính Trái Đất.

Giải

a) Ta có: 6380 : 4 = 1595

Trong các số 1200, 1740, 2100 thì số 1740 là gần với số 1595 nhất . Vậy bán kính Mặt Trăng là 1740km.

b) Ta có: ( 6380 . 2) . 30 = 382800

Trong các số 191000, 520000, 384000 thì số 384000 là gần với số 382800 nhất. Vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là 384000km.

 

Câu 81 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận gồm bao nhiêu tuần và còn dư mấy ngày?

Giải

Ta có: 366 : 7 = 52( dư 2)

Vậy một nắm nhuận có 52 tuần và 2 ngày.

 


Câu 82 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 62.

Giải

Vì số tự nhiên nhỏ nhất nên chữ số phải ít nhất . Đồng thời tổng các chữ số bằng 62 nên các chữ số phải lớn nhất .

Ta có  62 : 9 = 6 (dư 8)

Vậy số cần tìm là 8 999 999.

Câu 83 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Một phép chia có tổng của số bị chia và số chia bằng 72. Biết rằng thương là 3 và số dư bằng 8. Tìm số bị chia và số chia.

Giải

Theo đề bài ra ta có sơ đồ : 

Số chia là: (72 - 8) : 4 = 16

Số bị chia là: 72 – 16 = 56

 


Câu 84 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên a, biết rằng khi chia a cho 3 thì thương là 15.

Giải

Gọi m là số dư của phép chia.

Số tự nhiên a có dạng: a = 3 . 15 + m (với 0 ≤ m <3)

Với m = 0 ta có: a = 3.15 = 45

Với m = 1 ta có: a = 3.15 + 1 = 46

Với m = 2 ta có: a = 3.15 + 2 = 47

Vậy a∈{45;46;47}a∈{45;46;47}

 


Câu 85 trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán 6 tập 1

Ngày 10-10-2000 rơi vào thứ 3. Hỏi ngày 10-10-2010 rơi vào thứ mấy?

Giải

Từ ngày 10-10-2000 đến ngày 10-10-2010 có 10 năm, trong 10 năm đó thì có hai năm nhuận là 2004 và 2008.

Suy ra tổng số ngày trong hai năm đó là:

                       8.364 + 2.366 = 3652 (ngày)

Tổng số tuần trong 10 năm đó là

                      3652 : 7 = 521 (dư 5)

Như vậy từ ngày 10-10-2000 đến ngày 10-10-2010 có 521 tuần và 5 ngày. Vậy ngày 10-10-2010 rơi vào chủ nhật.

Câu 6.1. trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

a) Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn số trừ.

b) Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn thương.

Giải

a) Sai.

b) Sai.

 


Câu 6.2. trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Tính hiệu của số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất cùng có bốn chữ số 7, 0, 1, 3 (các chữ số trong mỗi số khác nhau).

Giải

7310 - 1037 = 6273

 


Câu 6.3. trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Tính nhanh:

99 - 97 + 95 - 93 + 91 - 89 + ... + 7 - 5 + 3 -1 .

Giải

2+2+...+225sôˊhạng=2.25=502+2+...+2⏟25sốhạng=2.25=50

 


Câu 6.4. trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Tuấn cho Tú biết 76000 - 75 = 75925. Sau đó, Tuấn yêu cầu Tú tính nhẩm 76.999. Bạn hãy trả lời giúp Tú.

Giải

76.999 = 76 (1000 - 1) = 76000 - 76 = 76000 - 75 - 1

= 75925 - 1 = 75924

Câu 6.5. trang 15 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1

Một phép chia có thương bằng 82, số dư bằng 47, số bị chia nhỏ hơn 4000. Tìm số chia.

Giải

Gọi số bị chia là a, số chia là b. Số chia phải lớn hơn số dư nên b > 47.

Nếu b = 48 thì a = 48.82 + 47 = 3983 < 4000, chọn.

Nếu b ≥ 49 thì a ≥ 49.82 + 47 = 4065 > 4000, loại.

Vậy số chia bằng 48.

3
26 tháng 7 2018

thanks bn

9 tháng 9 2018

Thanks bn!

18 tháng 1 2018

Một người đi dọc theo một con đường (hình 26) với vận tốc  v km/h. Nếu ta quy ước chiều từ trái sang phải là chiều dương thì vận tốc và quãng đường đi từ trái sang phải được biểu thị bằng số dương còn vận tốc và quãng đường đi từ phải sang trái được biểu thị bằng một số âm (xem bài tập 43 SGK Toán 6 tập 1). Hiện tại người đó đang ở tại địa điểm 0. Ta cũng quy ước rằng tại thời điểm hiện tại được biểu thị bằng số 0, thời điểm trước đó được biểu thị bằng số âm và thời điểm sau đó được biểu thị bằng số dương. Chẳng hạn nếu t = -2 thì có nghĩa là 2 giờ trước đó (hay còn 2 giờ nữa người đó mới đến địa điểm O). Hãy xác định vị trí người đó so với địa điểm O với từng điều kiện sau:

a) v = 4, t = 2 

b) v = 4, t = -2

c) v = -4, t = 2 

d) v = -4, t = -2

Giải

Ta có: s = v.t

a) v = 4, t = 2 ⇒ s = 4.2 = 8. Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó ở cách điểm O 8km về phía bên phải).

b) v = 4, b = -2 ⇒ s = 4.(-2) = -8. Nghĩa là người đó ở điểm N (trước đó 2 giờ người đó cách điểm O 8km về phía bên trái).

c) v = -4, t = 2 ⇒ s = (-4).2  = -8. Nghĩa là người đó ở điểm N (sau 2 giờ người đó cách điểm O 8km về phía bên trái)

d) v = -4, t = -2 ⇒ s = (-4).(-2) = 8.Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó mới đến điểm O)

18 tháng 1 2018

Một người đi dọc theo một con đường (hình 26) với vận tốc  v km/h. Nếu ta quy ước chiều từ trái sang phải là chiều dương thì vận tốc và quãng đường đi từ trái sang phải được biểu thị bằng số dương còn vận tốc và quãng đường đi từ phải sang trái được biểu thị bằng một số âm (xem bài tập 43 SGK Toán 6 tập 1). Hiện tại người đó đang ở tại địa điểm 0. Ta cũng quy ước rằng tại thời điểm hiện tại được biểu thị bằng số 0, thời điểm trước đó được biểu thị bằng số âm và thời điểm sau đó được biểu thị bằng số dương. Chẳng hạn nếu t = -2 thì có nghĩa là 2 giờ trước đó (hay còn 2 giờ nữa người đó mới đến địa điểm O). Hãy xác định vị trí người đó so với địa điểm O với từng điều kiện sau:

a) v = 4, t = 2 

b) v = 4, t = -2

c) v = -4, t = 2 

d) v = -4, t = -2

Giải

Ta có: s = v.t

a) v = 4, t = 2 ⇒⇒ s = 4.2 = 8. Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó ở cách điểm O 8km về phía bên phải).

b) v = 4, b = -2 ⇒⇒ s = 4.(-2) = -8. Nghĩa là người đó ở điểm N (trước đó 2 giờ người đó cách điểm O 8km về phía bên trái).

c) v = -4, t = 2 ⇒⇒ s = (-4).2  = -8. Nghĩa là người đó ở điểm N (sau 2 giờ người đó cách điểm O 8km về phía bên trái)

d) v = -4, t = -2 ⇒⇒ s = (-4).(-2) = 8.Nghĩa là người đó ở điểm M (sau 2 giờ người đó mới đến điểm O)



 

18 tháng 6 2017

chép hẳn đề bài ra

18 tháng 6 2017

2+4+6+8+...+100

Ok chưa

4 tháng 2 2018

Lật ra đằng sau xem giải liền

4 tháng 2 2018

\(\widehat{xOy}\) \(=\) 50º

\(\widehat{xOz}\) \(=\) 100º 

\(\widehat{xOt}\) \(=\) 60º

:D

14 tháng 9 2021

Số ngày trong một tuần lễ là 7 ngày thì gấp đôi số ngày trong một tuần lễ là 14.

Suy ra  = 14.

Gấp đôi  là 14.2 = 28.

Vì  gấp đôi của  nên  = 28.

Vậy năm đó là năm 1428.

Bạn ht

14 tháng 9 2021

Năm  1428

1 tháng 3 2018

Chia 18 số đó thành 3 nhóm : mỗi nhóm gồm 6 số 

Vì tổng của 6 số bất kì đều là số âm nên tổng các số của mỗi nhóm trong 3 nhóm trên là số âm

=> Tổng 18 số = tổng 3 số âm = số âm

+) Bài toán : Còn đúng: Nếu thay 18 số bằng 19 số vì:

Tổng của 6 số bất kì là số âm nên chắc chắn trong 6 số đó sẽ có 1 số âm

Bỏ số âm đó ra ngoài. Còn lại 18 số. Theo trên, tổng của 18 số âm là số âm

Lấy tổng 18 số + số âm đã bỏ ra ngoài được kết quả là số âm

Vậy...

1 tháng 3 2018

Lấy 6 số bất kì là : a1,a2,a3,a4,a5,a6. 

Theo đề ta có :a1+ a2+ a3+ a4+ a5+a6 < 0. (1) 

Ta lấy 6 số khác trong 18 số đã cho : a7,a8,a9,a10,a11,a12 . 

Ta cũng có :a7+a8+a9+a10+a11+a12 < 0. (2) 

tuơng tự , tổng của 6 số còn lại cũng âm (3) 

Từ (1)(2)(3) \(\Rightarrow\) tổng 18 số đã cho âm. 

Nếu cho 19 số . thì kết quả cũng đúng. 

Vì lấy 6 số bất kì trong 19 số thì tồng âm nên : 

a1+ a2+ a3+ a4+ a5+a6 < 0. (1) 

a2+ a3+ a4+ a5+a6 +a7 < 0. (2) 

a3+ a4+ a5+a6 +a7 +a8 < 0. (3) 
.......... 
a18+ a19+a1+ a2+ a3+ a4< 0 (18) 

a19+ a1+ a2+ a3+ a4+ a5 < 0. (19) 

Cộng 19 hàng lại ta có: 
6(a1+a2+ a3+... +a19) < 0 
\(\Rightarrow\) a1+a2+ a3+... +a19 < 0