Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là‘ những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưutầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ:
"Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta."
Trước tiên phải nói rằng bài ca dao này có những dị bản, đó là đặc tính của văn học truyền miệng, về âm tiết, cũng có nhiều dị biệt, mà lâu nay đã có nhiều bài viết và bàn luận các từ chưa mưa đà (dấu huyền) thấm (chữ â)hay chưa mưa đã (dấu ngã) thắm (chữ ă) và “chưa nhấm (chữ â) đà (dấu huyền) say hay chưa nhắm(chữ ă)đã(dấu ngã) say.
Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.
Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).
Bài ca dao dùng chữ nhấm là chính xác. Ý nghĩa câu thơ đều nhằm nói lên thứ rượu ngon của địa phương đem đãi khách quý. Ởđây rượu ngon đến mức mới ngửi thấy hơi đã say. Câu thơ nói lên trọn tình trọn nghĩa với khách, mà ở đây là người bạn tình.
Hai câuđầu, các tác giả dân gian đã vận dụng các thể hứng, tỉ, phú… của thơ ca dân gian truyền thống để mở ra một không gian tình cảm nhằm chuyển đến đỉnh điểm của nội dung bài thơ cho hai câu tiếp theo.
Tình ta như chất đất đồng quê màu mỡ, như rượu quý quê hương thơm ngon. Hay nói một cách khác, tình ta như “bát nước đầy” dang tay mở rộng lòng ra đón mà bạn lại chưa hiểu hết cho. Hai câu thơ như nhắn gửi, như hờn dỗi của sự thầm trách đáng yêu:
"Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta."
Lời thơ mang sắc thái khuyên nhủ, giãi bày (bạn về nằm nghĩ gác tay) suy xét chín chắn và so sánh cân nhắc kĩ càng để đừng nhầm lẫn tình cảm của người “ơn trượng, nghĩa dày” với người vô ơn bạc nghĩa.
Tóm lại, bài ca dao mới đọc tưởng như chỉ nhằm đề cập cảnh giàu dẹp và tình người chung chung của đất Quảng. Nhưng thực ra, đây là một bài ca dao về tình bạn thủy chung, tình yêu nồng thắm của một đôi traigái, cụ thể hơn, đó là tình cảm của một chàng trai đất Quảng. Đây là một bài ca dao hay, giàu tính chân thực, một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao, dân ca chẳng những của đất Quảng mà là của cả nước.
CHÚC BẠN HỌC TỐT , NẾU MÌNH LÀM SAI THÌ HÃY BẢO MÌNH CHỨ ĐỪNG BÁO VI PHẠM MÌNH NHÉ ! CẢM ƠN
Không vì đây là những câu nói đã liên kết với nhau chúng mang tới 1 ý nghĩa riêng cho bài.
Nội dung trên làngười cha viết về người con. Và đã dạy con của mình những gì mẹ đã làm cho mình..
Ở hai câu thơ trên Bác đã sử dụng điệp ngữ chưa ngủ để nói lên tấm lòng vì dân,vì nước,vì cách mạng của Bác.
so sánh , điệp từ chuyển tiếp
nhấn mạnh lên tình yêu quê hương đất nước của bác, nằm trằn trọc ko sao ngủ được
Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.
Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).
Kể và tả về mẹ của em.
"Mẹ là dòng sữa ngọt ngào Là lời ru để con vào giấc mơ Mẹ là cả một vài thơ Là câu hát dịu ầu ơ ví dầu" Mẹ với tôi là một người mẹ hiền dịu, hết lòng vì con. Mẹ là người mang tôi tới thế giới này, nuôi dưỡng và dạy bảo tôi thành người.
Mẹ tôi năm nay ba mươi chín tuổi. Dáng người mẹ thon gọn tôn lên vẻ đẹp của một người phụ nữ mẫu mực, duyên dáng. Mẹ có nước da trắng đi kèm với ánh mắt tràn đầy yêu thương. Khuôn mặt trái xoan, nụ cười rạng rỡ. Mẹ có mái tóc màu đen, luôn được xõa ngang vai . Nếu có ai đó hỏi tôi rằng " cháu thích gì ở mẹ nhất " thì tôi sẽ không ngần ngại mà mà nói rằng " cháu thích nhất là đôi bàn tay của mẹ " đôi bàn tây ấy nuôi nấng tôi thành người. Chăm sóc , và dạy bảo tôi.
Mẹ tôi là một giáo viên dạy cấp II, hằng ngày mẹ dậy lúc 6h sáng để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, mỗi bữa ăn mẹ gửi gắn vào đó một chút tình cảm. Mẹ tôi ăn mặc giản dị, mỗi ngày đến trường là một bộ áo dài thướt tha, tuy bộ trang phục ấy rất giản dị nhưng nó lại đem đậm chất người con gái VN ngày xưa. Đến lớp mẹ dạy các anh chị như con của mình, có bài nào khó mẹ ân cần chỉ dạy. Mỗi lời giảng của mẹ đưa theo từng những lời nói, những trang sách.
Mỗi buổi tối mẹ dành ra 30 phút để dạy tôi học, có bài khó mẹ nhẹ nhàng chỉ cho tôi. Sau đó ,mẹ quay trở lại bên những trang giáo án. Khi tôi ốm, mẹ thức đêm chăm sóc tôi. Nửa đêm tôi thức dậy thấy mẹ ngủ gục bên cạnh mình, tôi vội lấy chăn đắp cho mẹ lúc đó tôi thấy khóe mắt mình cay cay và thương mẹ vô cùng. Mẹ tôi lúc đó vội tỉnh dậy và hỏi tôi đỡ chưa, tôi mỉm cười vào ôm trầm lấy mẹ. " Mẹ ơi, con đỡ rồi" nước mắt lúc đấy cứ vậy tuân ra. Mẹ tôi nghiêm khắc lắm, nhưng bên trong sự nghiêm khắc ấy là tình yêu thương mẹ dành cho tôi.
Công việc của mẹ rất bận nhưng mọi công việc trong gia đình. Mẹ đều lo toan một cách chu toàn. Mẹ là một người sống khiêm tốn, thật thà. Con người mẹ luôn được bộc lộ trên gương mặt mỗi khi mẹ buồn hay vui. Mẹ vì tôi mà đánh mất tuổi xuân của mình, mẹ để tuổi xuân ấy để dạy tôi, nuôi tôi trưởng thành. Mẹ mong tôi trở thành một người biết tự lập mỗi khi không có mẹ.
Tôi thương mẹ và cũng yêu mẹ vô cùng, tôi sẽ không bao giờ nói " Con yêu mẹ " bằng miệng mà tôi sẽ thực hiện nó bằng hành động của mình. Cả đời này con mẹ hai chữ " cảm ơn ".
BẠn tham khảo bài này nhé! Mình kết hợp kể và tả. Chúc bạn học tốt!
3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:
-Lời .ăn......... tiếng nói.
-Ngày lành tháng .tốt.........
-Bách chiến.......... bách thắng.
-Một nắng hai .sương.........
-No cơm ấm ..áo........
-Sinh cơ.......... lập nghiệp.
Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.
Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi "hoa" (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
Trong khi đó, trăng trong "Rằm tháng riêng" là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.