K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bà Tú ơi! Bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư ? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm maị Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vần còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp ba1 đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thuở đôi ta kết tóc, Thấm thoát gần năm chục năm qua Thủy chung chồng thuận vợ hòa, Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm. Tôi được bà vợ hiền thuần thục, Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo, Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm nền. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ, Vì, cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông." Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho th?o vong hồn, Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh, Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước Pha ấm trà chén nước mời nhau. Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi... Khổ những lúc ra sân mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, látrầu vàng ai xơi ? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Ba thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi Ngẫm: cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi, để tủi dể sầu cho tôi Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mu_ơi năm thám thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui Bà đi rồi nhưng tôi phải ở, Công việc đời còn dở tí thôi, Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà...

Câu hỏi : Bài thơ trên là của ai ?
1
****Mọi người cho mk nhận xét, nễu chỗ nào ko hay thì sửa hộ mk :) :) :) ***************Một mái ấm luôn có ba, có mẹ, có con, nhưng không thể thiếu chỗ dựa tinh thần cho cả nhà, nguồn động lực của mỗi thành viên trong gia đình để làm việc, học tập – đó là người bà kính yêu của tôi. Bây giờ bà không còn nữa cũng giống như gia đình tôi không còn nguồn động lực , chỗ dựa tinh thần...
Đọc tiếp

****Mọi người cho mk nhận xét, nễu chỗ nào ko hay thì sửa hộ mk :) :) :) ***************

Một mái ấm luôn có ba, có mẹ, có con, nhưng không thể thiếu chỗ dựa tinh thần cho cả nhà, nguồn động lực của mỗi thành viên trong gia đình để làm việc, học tập – đó là người bà kính yêu của tôi. Bây giờ bà không còn nữa cũng giống như gia đình tôi không còn nguồn động lực , chỗ dựa tinh thần của tôi sau mỗi lúc mệt mỏi. Dù bà đã đi nhưng bà vẫn luôn dõi theo từng bước chân của tôi, vẫn luôn phù hộ cho tôi . Những kỉ niệm của hai bà cháu tôi vẫn không quên. Nó như một phần trong tâm trí tôi.

Trong kí ức tôi, bà hiện lên như bà tiên với ánh mắt trìu mến nhìn con cháu , nụ cười của bà ấm áp như ánh nắng mặt trời ban mai chiếu sáng con đường tôi đi. Tuy bà tôi đã ngoài tám mươi tuổi nhưng mái tóc bà vẫn đen, không nhiều như thời con gái. Đôi tay , đôi chân bà nứt nẻ, đen xạm với những đốm đồi mồi từng tảng. Đó là những vết tích của những tháng năm cần cù bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dầm mưa dãi nắng dưới đồng ruộng, mà bây giờ gót chân của bà đã bị ăn mòn,chỉ còn những miếng da chết để kiếm từng đồng nuôi các con ăn học thành tài.

Cuộc đời bà như những trang lịch sử, trải qua bao nhiêu mốc quan trọng . Ngoài hoàn cảnh gia đình nghéo khó, không đủ ăn, bà còn trải qua nỗi khổ- tình anh em ruột thịt chia cắt suốt hai mươi năm trời. Nỗi khổ không có ai hiểu được, bà vẫn kìm nén để tiếp tục sống, sống vì con, vì cháu , bà không muốn mọi người phải lo cho bà. Tôi thương bà biết bao !

Hồi tôi còn học mẫu giáo,sáng chủ nhật nào bà cũng đưa tôi đi ăn bánh cuốn .Hai bà cháu cũng dắt tay nhau trên con đường làng vắng , tôi thì tung tăng đi trước, còn bà thì đi chậm chạp phía sau, hai bà cháu cùng hát « Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng………. » nắng sớm cũng vui đùa theo hai bà cháu. Vì quá mải mê hát nên đến lúc nào không hay. Khi mới đến bà gọi một đĩa bánh, thấy thế tôi mới ngây thơ hỏi bà « Bà không ăn ạ ? ». Bà xoa đầu tôi và nói « Bà không ăn, bà nhìn cháu ăn là bà no rồi ». Tôi lại cặm cụi ăn, vừa ăn bà vừa xoa đầu tôi và cười trìu mến.

Tôi còn nhớ lúc tôi tầm hai, ba tuổi, cái tuổi ngây thơ, chưa biết cái gì. Lúc đó bà tôi vẫn còn sống, bà rất thích xem trèo cổ, tuồng cổ, mỗi khi chán bà lại bật lên xem , vùa xem bà vừa nhẩm theo lời. Hồi đó tôi không biết gì suốt ngày đòi ti vi để xem hoạt hình. Vì thương cháu, muốn cháu được vui nên bà không mắng, không đòi lại.

Giá như ngày đó tôi không đòi, để bà được xem một vở trèo , một vở tuồng trọn vẹn thì bà cũng mãn nguyện. Trước ngày bà đi, lúc đó bà rất khỏe mạnh, nói chuyện cười vui với cháu nội, cháu ngoại, muốn mẹ tôi nấu cho bát cháo bí ngô ăn cho đỡ thèm. Chưa kịp ăn thì buổi tối bà đã bỏ con, bỏ cháu mà đi , đi về cõi vĩnh hằng, tôi chưa nói lời từ biệt thì bà đã mãi mãi đi xa, đến một nơi bình yên, an lạc. Bây giờ, không có ai đưa tôi đi ăn bánh cuốn, không có ai để tôi đòi ti vi. Bà đi căn nhà thêm yên ắng, rộng lớn và ảm đạm. Nếu tôi có một điều ước chỉ muốn bà sống lại, sống với tôi, đưa tôi đi ăn sáng. « Bà ơi bà cháu yêu bà lắm ».

2
13 tháng 11 2016

Những ý sau đây nên bỏ nhé bạn!

, không nhiều như thời con gái

Bài văn có cảm xúc khiến người đọc phải khóc. Tuy nhiên đôi chỗ vẫn bị thừa từ.

12 tháng 11 2016

mình thấy bài ổn , nhưng bạn à , mở bài có chút lặp ở 2 từ tinh thần ; động lực

mình nghĩ bạn nên sửa lại thì hơn

^^

 

bài này đc ko góp ý vs Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )BÀI LÀM Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi....
Đọc tiếp

bài này đc ko góp ý vs 

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự ( như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ ) theo những ngôi kể khác nhau ( ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất )
BÀI LÀM 
Khoảng thời gian quý giá và ấm áp nhất trong cuộc đời của tôi là được ở bên Bác Hồ. Đến giờ những tháng ngày, kỉ niệm ở bên Bác vẫn không phai mờ trong tâm trí của tôi. Ngày mà tôi cảm nhận được tình thương to lớn của Bác dành cho bộ đội chúng tôi và nhân dân cả nước là cuối năm 1950.
Ngày ấy tôi là một chiến sĩ quân đội, được cử ra chiến trường, cũng lúc ấy Bác Hồ ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Vào một đêm khuya, trời mưa lâm râm vẫn không dứt, kéo theo những cơn gió lạnh buốt thổi vào mái lầu tranh xơ xác. Tôi chợt tỉnh dậy thì thấy Bác Hồ vẫn còn thức. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa với vẻ mặt trầm ngâm có vẻ Bác đang suy nghĩ về việc dân, việc nước. Tôi nhìn Bác thì cảm thấy thương Bác vì chỉ lo cho dân cho nước giờ trông Bác đã già nhiều hơn. Bác nhón chân đi thật nhẹ nhàng, lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Giống như ngừơi mẹ, ngừơi cha chăm sóc cho con cái Bác đã khiến cho tôi hiểu được tình thương bao la rộng lớn ấy. 
Không chỉ đốt lửa là hành động khiến tôi không quên được mà Bác còn đi dém chăn cho chúng tôi. Hành động dém chăn cho chúng tôi mà quên cả giấc ngủ của Bác khiến tôi không khỏi xúc động. Nhìn những gì Bác làm cho chúng tôi cứ tưởng như là mơ, bóng Bác thì cao như vô cùng vô tận. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi lúc đó còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Tôi xúc động xao xuyến, không nén được tình cảm dâng trào ấy, thì thầm tôi hỏi nhỏ Bác:
_ Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?
Bác quay qua nhìn tôi với giọng ấm áp, triều mến vô cùng:
_ Chú cứ việc ngủ ngon, để mai còn lấy sức đi đánh giặc. 
Vâng lời Bác tôi liền nhắm mắt, nhưng chẳng hiểu sao bụng tôi vẫn còn bồn chồn,nôn nao thấp thỏm vì nghĩ rằng Bác đã cao tuổi rồi, thức khuya như vậy sớm muộn gì thì cũng ốm mất. Chiến dịch thì còn dài, Bác thức khuya cả đêm như thế, thì hôm sau lấy sức đâu mà đi.
Trong đêm khuya vắng lặng ấy, tôi đã ngủ từ khi nào không hay biết. Thời gian trôi nhanh thật, trời thì sắp sáng mất rồi. Tôi liền giật mình thức dậy và ngồi đếm thầm rằng đây là là lần thứ ba mình thức dậy thế mà Bác vẫn còn thức thế kia. Bác ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: 
_Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi! Bác ơi mời bác ngủ. 
Bác vẫn nói nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.Bác ngủ không được ngon vì cảm thấy không an lòng. Trời thì mưa, đã thế đoàn công dân đêm nay còn phải ngủ ngoài rừng, chỉ có mỗi cái manh áo mỏng để phủ làm chăn thì sẽ ướt và lạnh lắm. Bác càng nghĩ thì càng nóng ruột. Chỉ mong trời sáng mau mau. 
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Lòng vui sướng mênh mông vì được ở bên Người, đêm hôm ấy tôi đã thức cùng Bác. 
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng. Bác thật xứng đáng là tấm gương của mỗi chúng ta noi theo. Bác là vị cha già vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã quên đi giấc ngủ đáng quý của mình để hi sinh lo lắng cho tổ quốc. Ngọn lửa hồng năm xưa Bác đã đốt lên cũng như đang thắp sáng tương lai hoà bình cho đất nước ta. 

 

5
20 tháng 7 2016

hayleuleu

20 tháng 7 2016

verry goodleuleu

Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦM  Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.  Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”....
Đọc tiếp

Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm.

KẸO MẦM

  Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.

  Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.

  Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.

  Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả.Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.

  Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…

  Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…

  Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

(Theo Băng Sơn).

1
1 tháng 4 2017

Kẹo mầm là món quà quý giá của tuổi thơ. Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa...
Đọc tiếp

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
VângĐọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm...
Đọc tiếp

Vâng

Phạm Thảoo

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

3
13 tháng 8 2018

có thật là ngữ văn 5 ko?

14 tháng 8 2018

mình viết ngữ văn 7 mà

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0.5 điểm) 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạttrong câu văn “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ“.(0.75 điểm) 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác”.(0,75 điểm) 4. Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc.Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọcBài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước,...
Đọc tiếp

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc.

Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc

Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn cơ bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.

Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai. Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không? Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng... Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

 

 

2
23 tháng 10 2016

Bài ik của cô bé xứ Nghệ hay nhắm

22 tháng 2 2017

hay wáyeu

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc.Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọcBài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước,...
Đọc tiếp

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc.

Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.

Bài văn cũ của cô bé xứ Nghệ lấy nước mắt người đọc

Bài văn đạt 9,5 điểm này đã từng được học sinh, giáo viên, bà bán nước, chú xe ôm ở Vinh đọc. Giờ đây, với mạng xã hội một lần nữa tác phẩm này lại lấy nước mắt của nhiều người.

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn cơ bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.

Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai. Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không? Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng... Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

 

 

8
23 tháng 10 2016

Tạm được

23 tháng 10 2016

đọc hết chưa mà bảo tạm được Thạch Bùi Việt Hà ?