Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hỏi sông Hồng tiếng hát mấy nghìn năm
Tổ quốc bây giờ đẹp thế này chăng ( Chế Lan Viên)
Chức năng: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b) Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? (Chế Lan Viên)
c) Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ỏ đâu ?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn ?
(Tố Hữu)
d) Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không ?
(Nguyễn Du)
Chức năng: Tất cả các câu trên đều có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Tranh 3D là gì?
Tranh 3D là sử dụng phản quang của ánh sáng, màu sắc cùng như cách tạo hình của người họa sỹ để đánh lừa thị lực của người thưởng thức từ mọi góc cạnh. Khi bạn đã rơi vào cảm giác bị đánh lừa thì banh sẽ tưởng mình ở trong đó khi đang chơi với giữa một không trung thênh thang trên thảo nguyên hay đang lướt trên mặt sóng trở thành nhân vật chính trong chính câu chuyện bạn tưởng tượng.
I.Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam
– Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.
– Nhân vật chị Dậu nổi bật lên với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
II.Thân bài
– Chị Dậu – người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng:
+ Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
+ Để cứu anh Dậu thoát khỏi cơn nguy kịch chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
– Chị Dậu – con người chịu nhẫn nhục
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
=> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
– Chị Dậu vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi -> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
+ Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
III. Kết bài
– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
– Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
I.Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam
– Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.
– Nhân vật chị Dậu nổi bật lên với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
II.Thân bài
– Chị Dậu – người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng:
+ Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
+ Để cứu anh Dậu thoát khỏi cơn nguy kịch chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
– Chị Dậu – con người chịu nhẫn nhục
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
– Chị Dậu vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi -> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
+ Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
III. Kết bài
– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
– Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.