Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo ạ :
Câu 1. Truyện Sự tích trầu, cau và vôi thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Lang. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Tân C. Lời của vua Hùng.
Câu 3. Cô gái họ Lưu đã dùng cách nào để biết được Tân là anh?
A. Nàng để ý cách họ xưng hô với nhau trong bữa ăn.
B. Nàng chỉ để một bát cháo với một đôi đũa trong bữa ăn.
C. Nàng lén nghe họ tranh luận trong bữa ăn.
D. Nàng quan sát trang phục của họ trong bữa ăn.
Câu 4. Điều gì khiến vua Hùng cảm động khi nghe các cụ già kể chuyện về ba nhân vật Tân, Lang và cô gái họ Lưu?
A. Số phận oan khuất của ba nhân vật.
B. Trí tuệ hơn người của ba nhân vật.
C. Tình cảm gắn bó giữa ba nhân vật.
D. Tình cảm của dân làng với ba nhân vật.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích trầu, cau và vôi ?
A. Truyện giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Truyện ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Truyện giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
D. Truyện thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
Câu 6. Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu sau:
- Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông.
=> Trạng ngữ chỉ nơi chốn
- Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.
=> Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 7. Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong câu sau:
Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành.
"mờ" : Chỉ hiện tượng ánh sáng rất yếu, hiện không rõ, "mờ sáng" ở đây gần giống với "gần sáng"
Câu 8. Trong truyện Sự tích trầu, cau và vôi, tại sao nhân vật Lang lại bỏ nhà ra đi?
Nhân vật Lang bỏ đi vì: Cái nhầm của chị dâu - Tưởng nhầm mình là Tân nên làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ, chàng vừa giận vừa thẹn và hôm mờ sáng ấy đã bỏ nhà ra đi.
Câu 9. Em có nhận xét gì về sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của mỗi nhân vật trong tác phẩm?
+ Sự hóa thân (thành đá, cau, trầu) của các nhân vật trong tác phẩm đều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tuy đã hóa thành cây nhưng tình anh em hòa thuận, tình vợ chồng tiết nghĩa của Tân, Lang và vợ của Tân vẫn còn mãi.
Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
+ Sống ở trên đời hãy biết quý trọng những người thân trong gia đình mình, không ghen tuông, ghét bỏ, thay vào đó hãy sống trân trọng, hòa thuận với nhau. Đó mới là những điều quý giá của cuộc sống ban tặng.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
=> Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể không nhắc tới bản thân và gọi tên nhân vật bằng chính tên gọi của họ
Câu 2 Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
=> Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh:
Linh xinh đẹp như bông hoa hướng dương
Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích?
=> Phác hoạ hình ảnh dũng cảm của người phụ nữ mạnh mẽ : ''dượng Hương Thư '' trong cuộc vượt thác. Làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và ý chí mãnh liệt của người lao động cũng như người phụ nữ anh dũng trong những phút giây hùng vĩ cùng thiên nhiên,núi rừng