ÁNH TRĂNG

<...">

Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
.

 

                       (Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984 

Lựa chọn đáp án đúng ( mỗi câu đúng 0,25 đ)

Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ         B. Tự do             C. Năm chữ               D. Lục bát

Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

A. Rưng rưng       B. Lo âu      C. Ngại ngùng      D. Vô cảm

Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

A.   Hồi nhỏ                                                                             B. Hồi về thành phố 

C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.                    D.Hồi chiến tranh.

Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình             B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng                                  D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói                     B. Bảo                     C. Thấy                             D. Nghĩ

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng?

A. Nhân hóa                    B. So sánh    C. Nói quá                  D. Nói giảm, nói tránh

Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.

B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

Câu 8.  sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình ?

A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.

B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.

C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.

D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm. ( 1 đ)

Câu 10. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống? (2 đ )

 Giúp em với em đang cần gấp

#Hỏi cộng đồng OLM #Ngữ văn lớp 7
1
6 tháng 3 2023

Những bài thi/kiểm tra như này em nên tự làm để rèn kiến thức nhé. Đăng lần 1 như này, lần 2 sẽ bị xóa đó

1.     Cảm nhận của em về bài ca dao sau: Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo...
Đọc tiếp

1.     Cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2
20 tháng 7 2021

Tham khảo !!

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

20 tháng 7 2021

hello ai đang FA kb vs mình nha và mình là con trai

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

                                                                                (Ngữ văn 7- tập 1)

Câu 1Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản dó.

Câu 2Tìm hai từ láy có trong đoạn trích và xác định kiểu.

Câu 3Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.

Câu 5Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn

3
14 tháng 9 2021
1. Trích văn bản "Cổng trường mở ea" của Lý Lan. (Fact: Lý Lan là một dịch giả chắc tay, từng dịch bộ truyện Harry Potter nổi như cồn) Thể loại: Tự sự. Câu 2,nhẹ nhàng- láy âm đầu. Bâng khuâng- láy vần. Câu 3, Ừm, có vẻ mình không tìm được từ đồng nghĩa nào nhỉ? Câu 4, Nội dung: Những thao thức của người mẹ trước ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường đã thể hiên mối quan tâm và tình yêu sâu sắc của người làm mẹ với con cái. Nghệ thuật độc thoại nội tâm xuất sắc, góp phần tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc những cảm tình trong từng câu chữ. Câu 5, Mẹ là một người hiểu biết: biết được tầm quan trọng của giáo dục đối với trẻ em, hiểu được sự hồi hộp của con trẻ ngày đầu tiên đến trường, lần đầu trong đời "rời khỏi vòng tay mẹ đến với thế giới lớn". Mẹ là một người phụ nữ thấu hiểu, dịu hiền, chu đáo và đáng kính. Câu 6, Thực sự ký ức về ngày đầu tiên đi học của mình mờ nhạt lắm, chỉ nhớ đến những sự bắt nạt vô lý mà mình phải trải qua khi đến trường thôi =)) tất nhiên khi hồi tưởng lại, con người có xu hướng nghĩ đến những điều đau thương hơn là những kỷ niệm đẹp, nhưng mình không phủ nhận những niềm vui, lợi ích của việc học mang lại cho mình. Con người học cả đời. Và được học là một điều hạnh phúc
14 tháng 9 2021
Bạn tên gì
“Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.Câu 1. Xác định và phân loại 02 từ ghép trong bài ca dao trênCâu 2.Viết đoạn văn khoảng 8 câu bày tỏ cảm xúc về những con...
Đọc tiếp

“Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,
 Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Câu 1. Xác định và phân loại 02 từ ghép trong bài ca dao trên


Câu 2.Viết đoạn văn khoảng 8 câu bày tỏ cảm xúc về những con người được nói đến trong bài ca dao.

0
<Văn> Chứng minh câu tục ngữ:   Sống trong bể ngọc kim cương Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.================================================================================Viết bài văn nghị luận.Gợi ý: Câu này khá thâm thúy, cho dù có giàu sang mấy đi nữa, thì không có tình bạn cuộc đời thật nhàm...
Đọc tiếp

<Văn> Chứng minh câu tục ngữ:

   Sống trong bể ngọc kim cương 
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.

================================================================================

Viết bài văn nghị luận.

Gợi ý: Câu này khá thâm thúy, cho dù có giàu sang mấy đi nữa, thì không có tình bạn cuộc đời thật nhàm chán.

 

1
28 tháng 9 2019

Lịch sử nhân loại đã từng in đậm dấu ấn về những tình bạn đẹp. Đó là tình bạn chung thủy, gắn bó khăng khít, hiểu nhau qua từng phím đàn nốt nhạc như Bá Nha- Chung Tử Kỳ, sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng hoài bão chung, làm việc để nuôi bạn như Các Mác - Ăng ghen. Tình bạn đẹp thì không mưu cầu về danh lợi, xem thường mặt vật chất, chỉ có nghĩa cử và tâm hồn là cao đẹp, đáng quý. Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, thi sỹ đã kể về gia cảnh túng thiếu của nhà mình, không cần đãi nhau rượu thịt, rau dưa, ngay cả một "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có. Chỉ cần hai người bạn tâm giao tri kỷ, chỉ cần "Bác đến đây chơi ta với ta" là đã đủ.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã từng dạy rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", bởi vậy nên người ta mới phải "Chọn bạn mà chơi". Con người không phải ai cũng tốt, biết lánh xa cái xấu, học tập cái tốt, chơi với người bạn tốt thì con người ta cũng sẽ tốt đẹp hơn. Người bạn tốt không chỉ chia sẻ vui buồn cảm xúc, nỗi niềm cùng ta mà còn giúp cho ta tiến bộ, luôn ở bên ta mỗi khi ta gặp gian khó, luôn mỉm cười khi thấy ta thành công, an ủi động viên mỗi khi ta vấp ngã trên con đường đời.
Sống suốt đời, bên cạnh tình yêu, chúng ta còn có những người bạn. Tình bạn làm con người ta hiểu nhau hơn và từ đó hoàn thiện mình hơn.

a. Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê tên các văn bản, đoạn trích mà em đã đọc mở rộng theo yêu cầu của giáo viên trong học kì II tương ứng với các thể loại sau:  Bài họcThể loạiTên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)6Thơ trữ tình 7Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) 8Văn bản nghị luận 9Văn bản thông tin 10Văn bản thuộc thể loại khác b. Kẻ bảng sau vào vở, liệt...
Đọc tiếp

a. Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê tên các văn bản, đoạn trích mà em đã đọc mở rộng theo yêu cầu của giáo viên trong học kì II tương ứng với các thể loại sau:  

Bài học

Thể loại

Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

6

Thơ trữ tình

 

7

Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng)

 

8

Văn bản nghị luận

 

9

Văn bản thông tin

 

10

Văn bản thuộc thể loại khác

 

b. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy: 

Bài học

Văn bản đọc mở rộng (Học kì II)

Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

 

 

7

 

 

8

 

 

9

 

 

10

 

 

1
8 tháng 1 2024

a.

Bài học

Thể loại

Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

6

Văn bản nghị luận

Đừng từ bỏ cố gắng

7

Văn bản thuộc thể loại khác

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Văn bản thông tin

Kéo co

9

Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng)

Một ngày của Ích-chi-an

10

Thơ trữ tình

Mẹ

b.

Bài học

Văn bản đọc mở rộng (Học kì II)

Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

Đừng từ bỏ cố gắng

 

- Giúp em mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân mình về mọi lĩnh vực của đời sống.

- Dạy em nhiều bài học bổ ích để áp dụng trong cuộc sống đời thường.

 

 

 

7

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Kéo co

9

Một ngày của Ích-chi-an

10

Mẹ

 
Sắp xếp các từ ghép sau vào bảng phân loại:     cha mẹ, cốc tách, tủ tường, thu dọn, đường phố, xe kéo, lò sưởi, đi lại, khởi xướng, ấm điện, bàn phím, xoong nồi, giày dép, nước cất, bàn phấn, dây điện, ấp ủ, chuối ngự, mua sắm, tiên nữ, non kém, đau khổ, mềm yếu.Từ ghép đẳng lậpTừ ghép chính...
Đọc tiếp

Sắp xếp các từ ghép sau vào bảng phân loại:

     cha mẹ, cốc tách, tủ tường, thu dọn, đường phố, xe kéo, lò sưởi, đi lại, khởi xướng, ấm điện, bàn phím, xoong nồi, giày dép, nước cất, bàn phấn, dây điện, ấp ủ, chuối ngự, mua sắm, tiên nữ, non kém, đau khổ, mềm yếu.

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

 

 

0
Với hiểu biết  của em về văn bản, tác giả đã phát hiện được nét đẹp nào trong “thức quà thanh nhã và tinh khiết” ấy? Tác giả gửi gắm  tình  cảm gì khi viết về thức quà đó?Theo em, cần làm gì để nét đẹp đó còn mãi cùng năm tháng?Các bạn giúp mik...
Đọc tiếp

Với hiểu biết  của em về văn bản, tác giả đã phát hiện được nét đẹp nào trong “thức quà thanh nhã và tinh khiết” ấy? Tác giả gửi gắm  tình  cảm gì khi viết về thức quà đó?

Theo em, cần làm gì để nét đẹp đó còn mãi cùng năm tháng?

Các bạn giúp mik với

2
27 tháng 12 2021

văn bản nào ?

27 tháng 12 2021

1 thức quà của lúa non: Cốm

Cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng được thể hiện trong bài ca dao sau:a.     Trên đồng cạn dưới đồng sâuChồng cày vợ cấy, con trâu đi...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng được thể hiện trong bài ca dao sau:

a.     Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

 

0
ĐỀ 21: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Sàng tiền minh nguyệt quangNghi thị địa thương sươngCử đầu vọng minh nguyệtĐê đầu tư cố hương”                                                                    Câu 3: Xác định cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ. Nêu tác...
Đọc tiếp

ĐỀ 21:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thương sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”

                                                                    

Câu 3: Xác định cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ. Nêu tác dụng

2
28 tháng 11 2021

cặp từ trái nghĩa là :ngẩng ><cúi

Tác dụng Thể hiện sự trăn trở, thương nhớ quê hương của tác giả.

Cử đầu >< đê đầu
Trong mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao có bài:“ Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao...
Đọc tiếp

Trong mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao có bài:

“ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

 Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao trên.

3
7 tháng 12 2021

không được chép mạng

7 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nhé:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.