K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2020

CÓ ĐÂU MÀ ĂN!!!!!!!!!!!!!!!

1 tháng 3 2020

AI KẾT BN VS MK KO MK KO CÓ BN BUỒN QUÁ @!!!

13 tháng 11 2017

bạn viết về ai vậy

13 tháng 11 2017

Tôi nói những người như vậy thôi. Phải ai người đó tự hiểu

1. Bạn không thể mở mắt khi hắt xì, đúng hay sai ?2. Cô bé quàng khăn đỏ đội nón màu gì ?3. Chồng của mẹ mình là ai ?4. Chồng của bà mình là ai ?5. Chồng của ông mình là ai?6. Cái gì luôn " sẽ đến" mà không bao giờ " đã đến" ?7. Trong bức tranh Monalisa, trên gương mặt của người đẹp này thiếu cái gì ?8. Một người không biết bơi đi tàu, tàu chìm nhưng anh ta không chết, vì sao?9. Bạn tự...
Đọc tiếp

1. Bạn không thể mở mắt khi hắt xì, đúng hay sai ?
2. Cô bé quàng khăn đỏ đội nón màu gì ?
3. Chồng của mẹ mình là ai ?
4. Chồng của bà mình là ai ?
5. Chồng của ông mình là ai?
6. Cái gì luôn " sẽ đến" mà không bao giờ " đã đến" ?
7. Trong bức tranh Monalisa, trên gương mặt của người đẹp này thiếu cái gì ?
8. Một người không biết bơi đi tàu, tàu chìm nhưng anh ta không chết, vì sao?
9. Bạn tự chụp selfie bằng camera sau được không?
10. Một võ sĩ quyền anh khi thi đấu phải mang mấy đôi găng tay?
11. Nếu bạn lên bục nhận huy chương vàng. Người đứng ở vị trí thứ hai sẽ đứng ở bên tay trái hay tay phải của bạn?
12. Vậy người đứng ở vị trí thứ ba sẽ đứng bên tay nào của người trao giải?
13. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là cái gì?
14. Bạn tự chụp selfie lúc ngủ say được không?
15. Trong bài dân ca " Bắc kim thang" ai là người qua cầu bị té?
16. Trong bài dân ca " Bắc kim thang" con gì đánh trống thổi kèn?
17. Con le le thuộc loại gì?
18. Tàu lửa chạy từ A đến B mất 39 tiếng, tuy nhiên khi mới 20 tiếng nó đã ngừng lại. Hỏi tàu lúc này đang nằm ở đâu?
19. Một tá móc khóa gồm bao nhiêu chiếc chìa khóa?
20. Trong ba vị Phước - Lộc - Thọ, ai là người cầm trái đào tiên?
21. Trong ba vị Phước - Lộc - Thọ, ai là người không có tóc?
22. Hai vị còn lại, Phước và Lộc, ai là người không có râu?
23. Một mình mà mang tiếng có đôi là cái gì?
24. Nhà Công có 4 chị em, 3 người đầu tiên tên Xuân, Hạ, Thu. Hỏi người con út tên gì?
25. Bố vợ và bố của ông ngoại xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?
26. Mẹ chồng và chồng xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?
27. Bố vợ và mẹ vợ xét nghiệm ADN có chung huyết thống không?
28. Con đỉa hút nhóm máu nào?
29. Biểu tượng của cung Bọ Cạp là con Bọ cạp, vậy biểu tượng của cung Hổ Cáp là con gì?
30. Cái gì đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm thì đứng?
31. Nếu thấy sách miễn phí, bạn mang về nhà, sách sẽ là của ai?
32. Con gì có thể chở được một tấm gỗ lớn nhưng không thể chở được một hòn sỏi?
33. Bù nhìn có đuổi được quạ không?
34. Nếu một con quạ đậu trên bù nhìn, lúc đó bù nhìn sẽ được gọi là gì?
35. Kem ly, kem cây, kem ốc quế, kem kí, kem nào ăn xong không cần vứt rác?
36. Anh nông dân trong sự tích " Cây tre trăm đốt" tên là gì?
37. Phú ông đã hứa gì với anh Khoai để anh làm việc không công trong 3 năm?
38. Câu thần chú " Khắc xuất" phải được hô mấy lần các đốt tre mới dính lại với nhau?
39. Kết thúc câu chuyện " Cây tre trăm đốt" anh Khoai bay lên trời bằng gì?
40. Ai chỉ làm việc một ngày duy nhất trong năm mà không sợ bị sa thải?
41. Kiến nào không bao giờ ngủ?
42. Con gì có đến 23 cái đầu?
43. Cái gì 2 lỗ, có gió thì sống, không gió thì chết?
44. Giày trượt banh nghệ thuật có bao nhiêu bánh xe?
45. Con gì bỏ cái đuôi biến thành con cá
46. Nếu ta chuẩn bị vào nhà, thời tiết rất nóng, có TV, quạt và máy lạnh trong nhà, ta sẽ phải mở cái gì đầu tiên?
47. Bạn có 1 que diêm, trời lạnh, bạn có một cây đèn, bếp dầu, bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
48. Trong bài ca dao " Con mèo mà trèo cây cau", con chuột đi mua cái gì?
49. Trong bài ca dao " Con mèo mà trèo cây cau", con chuột đi mua mắm, mua muối để làm gì?
50. Con gì có mũi mà không có mắt, có lưỡi mà không có miệng?
51. Một tấn sắt và một tấn bông gòn, cái nào nặng hơn?
52. Bạn có thể vừa thở vừa nuốt nước bọt, đúng hay sai?
53. Doraemon là loài vật gì? Mèo hay chó?
54. Tượng doraemon hoạt động bằng điện hay bằng pin?
55. Muốn ăn sushi california thì phải đến chỗ nào mới ăn được?
56. Người làm ra sushi califonia đầu tiên là người nước nào?
57. Cầu tải trọng 10 tấn, xe tải chở hàng nặng 13 tấn. Làm sao bác tài qua cầu được ( không bỏ bớt hàng trong xe xuống) ?
58. Sấm và sét, ta nhận biết điều nào trước?
59. Sấm và sét, cái gì xảy ra trước?
60. Ca khúc trong bộ phi titanic tên là gì?
61. Ở cuối phim titanic, nhân vật Romeo đã làm hành động gì để Kate được sống?
62. Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm sao lấy nước dưới đáy ly mà không đổ ra ngoài?
Câu hỏi cuối: Thực phẩm gói bằng lá ?

1
2 tháng 1 2019

câu cuối nè bánh chung bánh tét chả nem

Bài thơ chế về con trai số 1:Con trai thời nay chỉ thế thôiYêu thương thề thốt bấy nhiêu lờiLạ gì 2 chữ thật lòng ấyVừa nói đầu môi quên cuối môiDẫu biết con trai là như thếMà sao em vẫn mãi còn yêuĐể rồi đau khổ mình em nhậnTan nát con tim thật đủ điều=> Đây là bài thơ chế hay về con trai thời nay.- Bài thơ chế về con trai số 2:Trai xưa kiu :" Dạ em đây".Trai nay kiêu kái " Bà này...
Đọc tiếp

Bài thơ chế về con trai số 1:

Con trai thời nay chỉ thế thôi
Yêu thương thề thốt bấy nhiêu lời
Lạ gì 2 chữ thật lòng ấy
Vừa nói đầu môi quên cuối môi
Dẫu biết con trai là như thế
Mà sao em vẫn mãi còn yêu
Để rồi đau khổ mình em nhận
Tan nát con tim thật đủ điều
=> Đây là bài thơ chế hay về con trai thời nay.

- Bài thơ chế về con trai số 2:

Trai xưa kiu :" Dạ em đây".
Trai nay kiêu kái " Bà này phiền ghê"
Trai xưa đẹp tựa Héc-wuyn
Trai nay như mấy con heo xổng chuồng.
Trai xưa nấu nướng đảm đang
Trai nay chỉ biết tìm kà fê ôm
Trai xưa mớy thật là trai
Trai nay như mý pà jà có thai
Trai xưa ăn nói dạ vâng
Trai nay ăn nói "Đan Mạch" thấy ghê
Trai xưa vừa gặp đã yêu
Trai nay ỏng ẹo yêu kiều dã man
Trai xưa đâu biết online
Trai nay cóc cóc cả ngày mệt ghê!
Trai xưa:"Ta nguyện yêu nàng"
Trai nay "yêu hả? Xếp hàng đi kưng
=> Bài thơ chế bá đạo về trai nay và trai xưa.

- Bài thơ chế về con trai số 3:

Đàn ông 1 lũ lông nhông
Đi đâu là cứ kéo đông 1 đàn
Đàn ông là những kẻ gàn
Mà lại cứ thích luận bàn chuyện to
Đôi khi chỉ có quả nho
Dăm ba ly rượu to như con bò!
Đàn ông thật xấu thật hư
Để cho phụ nữ đẹp như ... nàng Kiều
=> Đây là một bài thơ chế nói xấu con trai được nhiều người sử dụng.

- Bài thơ chế về con trai số 4:

Con trai rất giỏi nhất hứa liều
Trước mặt con gái đủ điều hứa suông
Con trai ăn nói luông thuông
Trên trời dưới đất diễn tuồng thật hay
Con trai giả bộ giả say
Gặp con gái đẹp ... tỏ bày lời yêu
Con trai cái miệng nói nhiều
Trong lòng rỗng toét chứ yêu nỗi gì
Con trai có tánh rất lì
Ði cua con gái, cây si đứng trồng
Con trai thường chẳng thật lòng
Yêu sàm, yêu xở lòng vòng khó tin
Con trai tật xấu linh tinh ...
Vậy mà cứ tưởng đâu mình là ngoan
Con trai hết sức ngang tàng
Em em ngọt sớt ... rồi nàng nhớ nhung
Con trai quậy phá lung tung
Trời ơi đất hỡi .... anh hùng một cây
Con trai tóm lại hết xài
Mới nhìn thấy ghét.. nhìn hoài "ghét" thêm
Con trai là chiếc mùi xoa
Khi nào ta khóc ta đem ra lau chùi
Con trai là trái bắp lùi
Ta lên cơn đói ta vùi xuống bung
Con trai là cái nắp vung
Ta mà giận dữ ta tung xuống đường
Con trai là một thị trường
Ta mà không thích ta nhường cho nhau
Con trai là một cái thau
Ta ngâm chén bát rửa rau giặt đồ
Con trai là chiếc ô tô
Ta mà không thích ta thồ nhau đi
Hỡi các chị em phận nữ nhi
Hãy nhanh tay chọn phòng khi về già
=> Một bài thơ chế bá đạo nhất về con trai, chắc khi bạn đọc bài này sẽ có giây phút thoải mái và vui vẻ.

- Bài thơ chế hài hước về con trai số 5:

Thời xưa, xưa thiệt là xưa
Khi in-toa-net còn chưa được xài
Trần gian toàn những áo dài
Trời cao, sông rộng, đất ngời sắc xanh
Thế rồi tất cả lạnh tanh
Hình như thiếu tiếng "cành nanh" đây mà
Trời liền...trong bếp bước ra
Kêu ngay thần Sấm đem ta cái nồi
Bỏ vô 3 lít "đồ tồi"
Hai cân "làm biếng" xong rồi đem ninh
Gia vị "hay nói linh tinh"
"Ở dơ", "ngủ nướng", "hôi rình" thêm dzô!
Rồi mới lấy 1 cái xô
Hai chén "ít kỷ" 1 tô "tò mò"
Nêm thêm 1 ít "trùm sò"
Bột "nông nổi" muối "hồ đồ" cho ngon
Xong rồi trút hết ra soong
Lắc đều, nấu tiếp cho tròn 3 đêm
Đến khi nổ 1 cái "OÀNH"
Từ trong 1 dáng hình bước ra
Trời kêu lên 1 tiếng "à!"
Đích danh ông Tám gọi là Mày Râu

2. Bài Thơ Chế Về Con Gái
- Bài thơ chế về con gái số 1:

Con gái thời nay thật lạ đời
Bóng đá, đấu vật gì cũng chơi
Võ thuật, quyền anh rồi bắn súng
Thuốc lá, bia rượu cũng ăn chơi
Con gái thời nay cũng thích phơi
Quần đùi áo lưới khắp mọi nơi
Kêu ca nam giới đòi bình đẳng
Nhưng mà cởi trần chẳng dám chơi.
=> Bài thơ chế độc đáo về con gái thời hiện đại.

- Bài thơ chế về con gái số 2:

Con gái là họ nhà heo
Ô mai, kẹo mút chạy theo ầm ầm
Lại còn bánh cuốn cả mâm
Bụng còn ních cả một " hầm " bánh khoai
Con gái là họ nhà nai
Khi thì ngoan ngoãn cụp tai bên chàng
Khi thì giận dữ đì đoàng
Con nai bỗng hóa thành hai con chằn
Con gái là chúa tham ăn
Táo, mơ, mận, ổi... đầy ngăn suốt ngày
Con gái là lũ mặt dày
Một khi nổi cáu giật ngay " khúc dồi"
Con gái là chị cú hôi
Ra đường chải chuốt nước hoa mù trời
Con gái là chú vịt giời
Cha nuôi mẹ dưỡng rồi bơi tít mù
Con gái là chiếc xe lu
Một khi cáu giận thì phu vãi hàng
Con gái là chúa ngang tàng
Quay bài bắt được phũ phàng vẫy đuôi
Cái miệng chẳng lúc nào nguôi
Bực mình một cái đớp ruồi chết tươi
Lúc nào miệng cũng nói cười
Nhưng làm thì lại đã lười còn rên
Con gái là chị kền kền
Một khi cáu giận 10 tên chẳng nhằm cái mặt như bị dao băm
Vậy mà cứ mãi vênh cằm ra oai
Mình tròn như thể củ khoai
Ra đường vẫn cứ khoe hoài ... eo thon
Con gái là cái ... con ... con ...
Muốn nói cho hết thì còn mệt hơi
Vài lời nói chỉ để chơi
Nó mà biết được tời bời thịt xương!!!
=> Đây là một bài thơ chế về con gái hay, hài hước.

- Bài thơ chế về con gái số 3:

Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng
=> Bài thơ chế ngắn về con gái hay.

- Bài thơ chế về con gái số 4:

Con gái Bắc
Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng, ngây thơ... mà xảo quyệt.
Con gái Trung
Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé
Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm
Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm
Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạn.
Con gái Nam
Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé
Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà
Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa
Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng.
=> Bài thơ chế nói về tính tình của con gái ở ba miền

- Bài thơ chế hài hước về con gái số 5:

Gái xưa thủ tiết thờ chồng
Gái nay thủ tiết thờ chồng ....theo trai.
Gái xưa dạ một, vâng hai
Gái nay mà bảo là quai cãi liền.
Gái xưa thùy mị thục hiền
Gái nay như mấy con điên ngoài đường.
Gái xưa may vá tỏ tường
Gái nay chỉ biết tìm đường shopping.
Gái xưa mới thật là xinh
Gái nay như thể ....." tinh tinh xổng chuồng ".
Gái xưa ăn nói diệu dàng
Gái nay ăn nói sỗ sàng thấy ghê.
Gái xưa vừa gặp đă mê
Gái nay nhìn kỹ vẫn chê như thường.
Gái xưa đâu biết trèo tường
Gái nay giận lẩy bỏ nhà theo trai.
Gái xưa làm lụng quen tay
Gái nay làm biếng khoanh tay ngồi nhìn...
=> Bài thơ chế so sánh gái nay và gái thời xưa.

3. Bài Thơ Chế Về Vợ Hay
- Bài thơ chế về sợ số 1:

Chiều chiều bìm bịp kêu chiều.
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi!
Ban ngày làm việc tả tơi,
Ban đêm hầu vợ phận tôi đêm trường!
Nằm chung thì bảo.....chật giường,
Nằm riêng lại bảo.....tơ vương con nào!
Lãng mạn thì bảo.....tào lao,
Đứng đắn lại bảo.....người sao
hững hờ!!! Khù khờ thì bảo.....giai tơ,
Khôn lanh thì bảo.....hái mơ bao lần!!!!
Cả đời cứ mãi phân vân
Tơ lòng con gái biết mần sao đây!!!
=> Bài thơ chế nói xấu vợ hài hước, độc đáo.

- Bài thơ chế về sợ số 2:

Thượng đế sinh chi lắm các bà
Gieo rắc kinh hoàn đến chúng ta ...
Con gái bây giờ khó mà ưa
Móng tay xanh, tím, quá dư thừa
Tóc vàng môi đỏ, lông mi giả
Guốc cao áo ngắn hở bụng mà
Hai tai thì đục ba bốn lỗ
Lỗ rốn cũng đem cấm dây đồng
Nói chuyện tưởng chừng như pháo nổ
Con gái bây giờ ... Có như không!
=> Bài thơ về vợ các vợ cấm đọc hài hước.

- Bài thơ chế về sợ số 3:

Còn tiền ... vợ nói líu lo,
Hết tiền thì ... vợ hét, "ho" suốt ngày!
Còn tiền ... vợ hiền như nai,
Hết tiền ... vợ mắng như nài quản voi!
Còn tiền ... nhỏ nhẹ, hẳn hoi,
Hết tiền ... vợ réo như còi hỏa xa!
Còn tiền thì ... vợ hiền hòa,
Hết tiền ... vợ dữ như là chằn tinh!
Còn tiền ... vợ gọi: "Anh... anh",
Hết tiền ... vợ gắt như chanh không đường!
Còn tiền ... tình thương... mến thương,
Hết tiền ... vợ đạp rớt giường như chơi!!!
=> Bài thơ chế vui hài hước nhất về vợ chồng.

- Bài thơ chế về sợ số 4:

Ngoài trời bỗng nổi cơn giông
Vợ em giở chứng chạy rông ngoài đường
Em nhìn mà thấy thương thương
Vợ em sao lại dở ương thế này.
Hôm rồi nó uống rượu say
Xông phi một phát... vỡ ngay cái bàn.
May mà hàng xóm khuyên can
Không thì nhà cửa nát tan hết rồi.
Thời gian hờ hững nhẹ trôi
Vài hôm lại thấy nó ngồi uống bia.
Nhìn em nó bảo thằng kia,
Lại đây quỳ xuống rót bia cho bà.
Em nào có dám kêu ca
Không nhanh nó vả cho 3 phát liền.
Thì ra nó trúng lô xiên
Có tiền trong túi nó liền đi chơi...
Số em lận đận long đong
Nào ai thấu hiểu nỗi lòng em đâu.
Em ngồi than thở mấy câu
Nó liền vác hẳn dao bầu chạy ra
Em đành co cẳng chạy xa
Nó mà vớ được ... thành ma có ngày!
=> Bài thơ chế về vợ hài hước và độc đáo, ông chồng nào đọc cũng gật gù.

- Bài thơ chế về sợ số 5:

Vợ là mẹ các con ta
Thường kêu bà xã, hiệu là phu nhân
Vợ là tổng hợp: bạn thân
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.........
Vợ là ngân khố, kho tiền
Gửi vào nhanh gọn, hơi phiền rút ra
Vợ là biển cả bao la
Đôi khi nổi nóng khiến ta chìm phà
Vợ là âm nhạc, thi ca
Vừa là cô giáo, vừa là luật sư
=> Bài thơ vợ là gì vô cùng hài hước và đáng yêu.

- Bài thơ chế về sợ số 6:

Sợ vợ sống lâu
Nể vợ bớt ưu sầu
Để vợ lên đầu
Là trường sinh bất tử ...
Đánh vợ nhừ tử
Là đại nghịch bất đạo
Vợ hỏi mà nói xạo
Là trời đất bất dung .
Chê vợ lung tung
Là ngậm máu phun người
Gặp vợ mà không cười
Là có mắt không tròng .
Để vợ phiền lòng
Là chu di tam tộc
Vợ sai mà hằn hộc
Là trời đánh thánh đâm
Vợ gọi mà ngậm câm
Là lòng lang dạ sói .
Để vợ nhịn đói
Là tội nhân thiên cổ .
Để vợ chịu khổ
Là bất tài vô dụng
Trốn vợ đi " ăn vụng"
Là ngũ mã phanh thây !!!
Em phải dừng ngay
Vợ em đang gọi.....
=> Bài thơ chế sợ vợ, cười rụng rốn.

4. Bài Thơ Chế Về Thầy Cô
- Bài thơ chế về thầy cô số 1:

Mẹ ngồi, Mẹ khóc vì con
Con lừa dối Mẹ không mời phụ huynh
Điểm không Cô viết to đùng
Kèm theo trong ngoặc là không thuộc bài
Vậy mà con có biệt tài
Thêm trước số một thành ra điểm mười
Về khoe, Mẹ sổ báo bài
Để qua mặt Mẹ hằng ngày, hằng đêm
Hôm nay, Cô mời Mẹ vô
Mẹ vô, Mẹ tưởng, Cô khen con mình.
Con chị thiệt rất tài tình
Lừa Tôi, Gạt Chị ... khỏi mời phụ huynh!
=> Bài thơ lúc bát chế về trường lớp, giáo viên độc đáo, hay.

- Bài thơ chế về thầy cô số 2:

Chợt nhìn thấy bóng thầy xưa
Chạy đến dạ thưa chào thầy
Thầy cười nụ cười khi xưa
Thầy bảo em là đứa nào ở đây.
=> Bài thơ chế về thầy hay, hài hước.

- Bài thơ chế về giáo viên số 3:

Một học sinh rất thông minh
Đối đáp khoa học tài tình khỏi chê
Ông hiệu trưởng nọ cũng phê
Bảo Cô giáo đố vấn đề quanh ta
Cô giáo quay lại đố là:
"Cái gì nó rộng thêm ra khi lấy chồng?"
Ông hiệu trưởng như trời trồng
Nhưng trò bình tỉnh như không có gì
Cái giường cô chứ còn chi
Cái gì càng nhỏ lại thì càng to?
Ông Hiệu trưởng lại lo lo
Con cua càng nhỏ càng to cô à!
Cái gì trong người cô nha
Quanh năm ẩm ướt nước ra không ngừng?
Ông Hiệu trưởng mặt đỏ phừng
Thưa cô cái lưỡi không ngừng ướt đâu.
Cái gì mềm ướt, nhựa dầu
Vào tay cô vuốt một đầu cứng luôn?
Ông hiệu trưởng mồ hôi tuôn
Thưa cô dầu móng tay... sơn ý mà!
Cái gì như quả chuối ta
Cầm vào một chút nước đà ướt mem?
Ông hiệu trưởng trán ướt nhem
Trò rằng đích thị cà rem cô à.
Ông hiệu trưởng tỉnh người ra
Rằng thầy tuyển thẳng lên ba lớp liền
Nảy giờ cô hỏi liên miên
Nhưng thầy chẳng đáp được nên câu nào.
Đúng là tuổi trẻ tài cao
Đối đáp như thế lẽ nào .........lại sai????
Ai cho đáp án thứ hai
Như thầy hiệu trưởng nghĩ hoài đó thôi.
=> Đây là một bài thơ chế hay về thầy cô, học sinh được nhiều học sinh lan truyền nhau.

5. Bài Thơ Chế Về Học Sinh Hay
- Bài thơ chế về học sinh số 1:

Bắt đầu học giữa tháng ba
Thời gian học lượng đúng là hay ghê
Lúc mới học thấy ok
Học xong mới biết đánh đề dễ hơn
Đánh đề chỉ có số trơn
Lượng đây mang cả tâm hồn hồi quy
Hệ số có ý nghĩa gì?
Làm cho lạm phát trong kỳ khác nhau
Biết thế chăm học sớm mau
Để bây giờ đỡ khổ nhau thế này
Đi thi lũ bạn cùng ngày
Đọc đề hì hục viết ngay số đề
Ngồi chơi đến mức chán chê
Ra ngoài mới biết mang về điểm 5
Điểm 5 cũng rất khó khăn
Với người 'học giỏi' như tôi thế này
Việc chấm bài cũng khổ thay
Tặng thầy cô chấm phút giây tiếng cười.
=> Đây là một bài thơ chế về học sinh trong tiết Toán học.

- Bài thơ chế về học sinh số 2:

Phòng thi lạnh lẽo óc trong veo
Một tập phao thi bé tẻo teo
Hai thầy Giám thị thi nhau liếc
Chờ có cơ may rút cái vèo
Phao kia trôi nổi lung tung quá
Một cái bay ngay xuống gầm bàn
Với tay gắng nhặt nhưng chẳng được
Thôi đành cắn bút đợi cơ sau.
=> Bài thơ chế học sinh hài hước nhất về cuộc đời đi thi của học sinh.

- Bài thơ chế về học sinh số 3:

Trời hửng nắng cho chiều xuân bày tỏ
Nỗi buồn này ta biết ngỏ cùng ai
Nhìn đề bài chẳng biết đúng sai?
Đành lặng lẽ nộp hai tờ giấy trắng
Vài lời thơ, liệu thầy cô có mắng
Có kỷ luật hay chỉ gạch bài thi?
Trang giấy trắng, bút đầy mực vẫn ghi
Vài câu nói cho lòng vơi căng thẳng!
=> Bài thơ chế về nỗi lòng của học sinh ở trong phòng thi.

- Bài thơ chế về học sinh số 4:

Bỗng nhiên chẳng muốn chép bài
Thế là ngồi viết một vài câu thơ
Viết cho tới lúc hết giờ
Chuông reo được nghỉ vật vờ hành lang
Cuộc đời lắm lúc trái ngang
Đắng cay khổ nhục phũ phàng lắm thay
Chuông đồng hồ cứ thế quay
Mà chuông chẳng đổ a cay...
Gió về trên những rặng keo
Bạn bè chăm chỉ gạ kèo 'hép lai'
Vài đứa chăm chỉ chép bài
Còn đâu ngáp ngắn ngáp dài chờ chuông
Tri thức như gái...
Ăn vào không được mà buông chẳng đành
Thời gian xin hãy trôi nhanh
Vạn lần chuông đổ để anh ra trường
Trở về mảnh đất quê hương
Theo chân đàn vịt ra đường, ra đê
Sớm đi tối muộn lại về
=> Đây là bài thơ chế bá đạo về học sinh đúng tâm trạng của học sinh trong tiết học cuối.

- Bài thơ chế về học sinh số 5:

Mười năm cắp sách theo thầy
Năm thứ mười một vác cày theo trâu
=> Bài thơ chế học sinh cuối cấp bá đạo nhất.

6. Bài Thơ Chế Về Tết Hay
- Bài thơ chế về tết số 1:
Tết này vẫn giống tết xưa
Vẫn xe hai bánh vẫn thừa yên sau
Vẫn nhìn chúng nó hôn nhau
Vẫn xem thánh nữ vẫn quay một mình
=> Bài thơ chế về tết được nhiều người FA yêu thích sử dụng.

- Bài thơ chế về tết số 2:

A di đà phật năm mới ta chúc các tiểu đệ
- Không bị bồ đá
- Thịt chó đầy nhà
- Gà thì khỏi nghĩ
- Thi lại ít thôi
- Không dis, không lag, tăng nhanh level
- Chơi game tẹt ga, không lo hết cháo

=> Bài thơ chế chúc tết hài hước nhất. Chắc có nhiều người sử dụng câu chúc Tết bá đạo này để mang tới một cái tết nhiều tiếng cười.

- Bài thơ chế về tết số 3:

Một bên tiền để tết tiêu
Một bên tiền để nợ kêu trả liền
Ba mươi nó đến khỏi phiền
Ăn ba ngày tết ít tiền đỡ lo
=> Bài thơ chế hay về tết được nhiều người chia sẻ.

- Bài thơ chế về tết số 4:

Người ta ngày tết có đôi
Tôi đây ngày tết đơn côi 1 mình
Người ta ngày tết tâm tình
Tôi đây ngày tết 1 mình on FACE :-
=> Đây là một bài thơ chế ngắn về tết hay, thích hợp dành cho những ai đang FA.

- Bài thơ chế về tết số 5:

Đông này vẫn giống đông xưa
Vẫn đi dép nhựa vẫn chưa có bồ
Tết này vẫn giống tết xưa
Vẫn đi xe số vẫn thừa ghế sau
Tết này vẫn giống tết xưa
Vẫn năm ôm gấu vẫn chưa có bồ
Tìm đâu trong trốn giang hồ
Một người cúng Ế cặp bồ cùng ta.
Tết này vẫn giống tết xưa
Vẫn ngồi điện tử từ trưa đến chiều
Tết này cũng chẳng khác nhiều
Vẫn ngồi điện tử từ chiều đến đêm
Tết này cũng chẳng có thêm
Vẫn ngồi xem pháo trên thềm xi măng

nhung bai tho che ba dao nhat 2

Bài thơ chế về tết bá đạo nhất

7. Bài Thơ Chế Về Bạn Bè
- Bài thơ chế về bạn bè số 1:

Tôi sẽ đứng đó..Để nhìn nó gặm xương
Tôi sẽ nhìn vào gương ..Để đo lường cuộc sống
Tại sao ư ?
Tại đời tôi từng khó ..Và cờ hó đã từng hại tôi.

- Bài thơ chế về bạn bè số 2:

Này bạn ơi sống thật tí đi ...
Ác thì ác hẳn cho tớ gê
Tốt thì tốt luôn cho tớ nể
Chứ đừng có lúc này lúc khác như vậy biết đườnq đău tớ né.

- Bài thơ chế về bạn bè số 3:

Chơi với bạn hết lòng ... bạn chơi lại hết hồn
Nếu bạn muốn đối mặt ... Mình sẵn sàng đối diện
Người xấu thì nhiều .. Người biết điều thì ít
Bạn ơi nhớ là ...
Tiền rách vẫn còn giá trị ... Nhân cách rách thì đéo là gì đâu.
=> Bài thơ chế về tình bạn xấu, được nhiều người yêu thích.
8. Bài thơ chế về tình yêu

- Bài thơ chế về tình yêu số 1:

Anh yêu em không hề bốc phét
Tình yêu dài một mét có dư
Anh yêu em không sợ đau khổ
Năm trong quan tài thò cổ ra yêu ...
=> Đây là một bài thơ chế về tình yêu hay, hài hước nhất.

- Bài thơ chế về tình yêu số 2:

Chọn mãi mới được một ngày
Gặp anh để quyết giãi bày yêu thương
Hai đứa ngồi trên bờ mương
Công nông thì chạy trên đường, bụi ghê
Cứ thế mà buôn dưa lê
Mãi không đề cập vấn đề trọng tâm
Anh liền nói chuyện lòng vòng
Ðợi em sơ ý là cầm tay luôn..
Ngờ đâu anh chộp đã nhanh
Em rút tay lại còn lành nghề hơn
Mất đà anh lộn xuống mương
Bò lên đã thấy em chuồn từ lâu.
Vừa về anh vừa lầu bầu:
"Biết thế bố bỏ từ lâu cho rồi".
=> Bài thơ chế dành cho những chàng trai không dám tỏ tình.

- Bài thơ chế về tình yêu số 3:

Mặt trời lủng lẳng
Em nằm thẳng cẳng
Trên chiếc giường tây
Em cầm cây bút
Chấm chấm mút mút
Viết thư cho anh
"Hỡi anh thân yêu
Từ ngày anh đi
ở nhà vắng vẻ
Con chó nó đẻ
Nó đẻ 4 con
Mặt nó tròn tròn Giống anh như đúc.
=> Bài thơ chế bá đạo nhất thế giới, đọc cười sái cả quai hàm.

- Bài thơ chế về tình yêu số 4:

Em là nàng tiên của anh
Vậy sao em lại nỡ đành bỏ đi
Vắng em, anh sống làm chi?
Quên ăn quên ngủ, da thì bọc xương
Có em anh ở thiên đường
Mất em địa ngục anh trườn, anh lăn
Em yêu em có biết chăng
Xa em một phút ngỡ bằng thiên thu
Không em, anh hoá ... ngu ngu
Vào ra 2 phút lại tru một tràng
Trăng buồn trăng mất ánh vàng
Anh sầu anh gãy khúc đàn phân ly
Không em đời có nghĩa gì
Về đây em hỡi, "mân nì" của anh

- Bài thơ chế về tình yêu số 5:

Thất tình mới biết yêu là khổ
Say tình mới biết khổ vì yêu
Thức đêm mới biết đêm dài
Yêu người mới biết những ngày đợi mong.
=> Đây là bài thơ chế dành cho người thất tình.

tẶNG MỌI NGUWOIF VÀI BÀI SƯU TẦM ĐC NÈ! cHÚC MỌI NGƯỜI THI TỐT VÀ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC TRONG NĂM HOK NHÉ M.N

1
9 tháng 3 2022

xuất sắc chị ạ 100000 điểm vì quá đúng

23 tháng 6 2019

1. Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không ít chi đoàn Tây Tiến vốn là học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn độc đáo của bài thơ này, so với một số bài thơ cùng viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

   2. Tây Tiến là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về con người và thiên nhiên Tây Bắc ở một thời kì gian khổ mà oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, nặng tình với quê hương, đất nước bằng bút pháp tài hoa, độc đáo.

   - Đoạn một: Thông qua cách sử dụng một loại địa danh, gợi cảm giác xa xôi, hoang dã, cách dùng từ bạo khoẻ, cách phối âm để tạo giọng điệu lạ…. Quang Dũng vừa khắc hoạ được sinh động cảnh núi rừng hiểm trở vừa diễn tả được nỗi vất vả, chất tinh nghịch của người lính.

   - Đoạn hai: Miêu tả con người và cảnh vật Tây Bắc. Con người e ấp, tình tứ; thiên nhiên thơ mộng, tươi mát (khác xa sự hiểm trở, dữ dội ở đoạn đầu). Đây chính là vẻ đẹp của phương xa, xứ lạ có sức lôi cuốn mạnh mẽ những người lính xuất thân từ học sinh, sinh viên.

   - Đoạn ba: Tập trung khắc hoạ người lính bằng bút pháp lãng mạn. Họ có diện mạo khác thường, oai phong dữ dội, có chất anh hùng của tráng sĩ thời xưa và có một tâm hồn rất lãng mạn. Ở đây, hình ảnh người lính còn thể hiện rõ chất bi tráng của bài thơ.

   - Bốn dòng cuối cùng của bài thơ có thể coi là lời thề quyết chiến đấu cùng vì lí tưởng của người lính Tây Tiến.

   3. Đây là bài thơ có nghệ thuật đặc sắc: nét bút tả người, tả cảnh gây tượng mạnh, lúc thì gân guốc, bạo khoẻ, khi thì mềm mại, tình tứ, thủ pháp đối lập được sử dụng linh hoạt và mang lại hiệu quả đáng kể; giọng thơ khi thì thiết tha, khi thì hào hùng; ngôn ngữ sắc sảo, từ Hán Việt được dùng rất nghệ thuật.

BÀI LÀM

   Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên..., Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó:

Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,

Nào có sá chi đâu ngày trở về.     

   Trong đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường, chiến lũy Hà Nội, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp hoáng xuất hiện một khuôn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ. Như bao thanh niên trí thức của Hà Nội ngày ấy, Quang Dũng cũng háo hức gia nhập đoàn quân Tây Tiến với một niềm say mê của tuổi trẻ và một chút lãng mạn của những người thanh niên “nho sĩ quý tộc” ảnh hưởng trong Chinh phụ ngâm:

   Giã nhà đeo bức chiến bào

hay

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

  Cũng chính vì thế mà những thanh niên như Quang Dũng sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh để chiến đấu đến ngày thắng lợi cuối cùng. Vào Tây Tiến, Quang Dũng cùng sống và chiến đấu một thời gian với đơn vị này và sau đó chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về những người đồng đội, nhớ về những tháng ngày chiến đâu gian nan nhưng hào hùng, nhớ đơn vị cũ, nhớ những con đường hành quân mà ông cùng đơn vị từng đi qua. Nỗi nhớ ấy dần lớn lên trong Quang Dũng, bật ra thành hai câu thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!  

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

   Cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến cùng những nơi mà đơn vị đã đi qua hẳn là những kỉ niệm hết sức sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Hẳn một phần quãng đời Quang Dũng gắn bó với Tây Tiến là cuộc sống hoạt động trong vùng rừng núi. Bởi thế, nhà thơ nhớ về Tây Tiến là nhớ ngay về sông Mã, nhớ về rừng núi với bao kỉ niệm vui buồn, ấn tượng về một miền rừng núi khắc nghiệt đã để lại trong tâm hồn nhà thơ dấu ấn chẳng phai mờ. Vì thế, Quang Dũng nhớ về những tháng ngày đã qua với một tình cảm yêu thương lắm nhưng chẳng biết gọi lên chính xác nỗi nhớ ấy. Nhớ chơi vơi! hai liếng chơi vơi dùng ở đây thật là đắc địa, diễn tả một nỗi nhớ không có hình, không có lượng nhưng hình như rất nặng và mênh mang đầy ắp. Cái tâm trạng nhớ ấy ta đã bắt gặp không chỉ một lần trong ca dao:

Ra về nhớ bạn chơi vơi

hoặc:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

   Quang Dũng lấy nỗi nhớ trong ca dao để tượng trứng thêm cho nỗi nhớ chơi vơi của mình, thật là chi tiết đắt giá! Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừng núi ấy thiết tha như thế làm cho người đọc chú ý ngay. Nhớ Tây Tiến, nhớ về sông Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi      

Mường Lát hoa về trong đêm hơi        

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm    

Heo hút cồn mây súng ngửi trời         

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.         

   Con đường hành quân điệp trùng với bao cái khắc nghiệt, dữ dội của mỗi vùng rừng biên ải. Đọc đoạn thơ, chưa cần suy ngẫm nội dung bên trong, chúng ta đã có thể hình dung ra con đường mà Quang Dũng miêu tả. Kết cấu đoan thơ cứ thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên man, vô tận như con đường xa thẳm khấp khểnh. Nhạc điệu êm ả, triền miên. Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng, tất cả lung linh trong lớp sương khói mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng, mỗi địa danh đều gợi lên trong người đọc về hình ảnh của một xứ lạ, phương xa; nếu ta chỉ thử thay Sài Khao bằng một tên gọi khác là lớp sương huyền ảo ấy tan biến ngay. Đoàn quân Tây Tiến cất bước , trên con đường xa vạn dặm, với cái trắc trở, gập ghềnh của con đường. Đã dốc lên khúc khuỷu mà còn dốc thăm thẳm, đã ngàn thước lên cao rồi lại ngàn thước xuống thì đúng là đến độ cao chất ngất, ngoằn ngoèo khó đi. Tất cả những đặc điểm ấy diễn tả nổi khó khăn của đoàn quân Tây Tiến khi hành quân. Nó ghi lại ấn tượng về một miền rừng núi thật là dữ dội và khắc nghiệt. Quang Dũng có những cách dùng từ rất tinh tế mà cũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nối thành cồn heo hút, và để diễn tả chiều cao của núi thì chỉ ba chữ súng ngửi trời nghe thật ngộ nghĩnh. Phải chăng đó là cách gọi của lính mà Quang Dũng ghi lại với tư cách một người trong cuộc? Dù sao, qua những từ ngữ, chi tiết và cách kết hợp thanh điệu của đoạn thơ cũng đã vẽ lên trước mát ta hình ảnh một miền rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng đi qua. Có những câu thơ dùng toàn vần bằng rất hay:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

   Sau khi ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống người chiến sĩ Tây Tiến như đứng trên núi cao mà nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa. Những ngôi nhà như đang trôi bồng bềnh trong làn mưa trắng. Thanh bằng của từng chữ trải ra, mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng. Rừng núi trùng, ấn tượng về miền rừng núi cũng thật là khắc nghiệt và dữ dội:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét     

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

   Chỉ hai câu thơ thôi mà gieo vào lòng ta tất cả những sự khắc nghiệt của miền rừng núi này - một miền núi rừng âm u với thú dữ đe doạ con người. Hai chữ Mường Hịch đi với nhau nghe nặng như chân cọp. Có một điều kì lạ là nếu ta thay địa danh này bằng hai chữ khác như Châu Thuận chẳng hạn, thì hiệu lực câu thơ sẽ giảm sút ngay. Qua sự miêu tả của Quang Dũng, một vùng núi rừng biên ải hiện lên với tất cả sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên. Đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua trên con đường hành quân. Cái trắc trở, gian lao cùa con đường Tây Tiến chợt làm chúng ta nhớ đến câu thơ của Lí Bạch:

Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên.

(Đường xứ Thục khó đi, khó hơn lên tận trời xanh).

   Đó là tất cả những gian khổ, nguy hiểm do thiên nhiên đem đến mà người chiến sĩ Tây Tiến phải chịu đựng.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!   

   Quang Dũng nói cái thực trên con đường Tây Tiến. Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên con đường hành quân. Có một điều lạ làm toả sáng cả ý thơ là người lính Tây Tiến đến lúc gục xuống vẫn cố gắng trong tư thế của người lính, chết rồi nhưng súng mũ vẫn còn đó, hành trang của người chiến sĩ vẫn còn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình. Bao cảnh gian khổ khó khăn, khắc nghiệt dữ dội của con đường hành quân, của thiên nhiên xứ lạ đã thử thách người chiến sĩ Tây Tiến một cách ghê gớm. Có những người lính đã vượt qua được, và cũng không ít những người phải nằm lại phía sau. Người lính dãi dầu qua mưa nắng, đi từ khó khăn này đến gian khổ khác, chịu hết thử thách này đến thử thách thác mà dường như vẫn chẳng nể hà; đến khi kiệt sức phải gục xuống thì cũng cố gắng gục xuống trong tư thế của người chiến sĩ.

   Cho dù Quang Dũng có nói sự thực về một vùng rừng núi che lấp con người, nhưng chính những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ đã đưa họ bay lên, vượt lên trên cái gian khổ và thiếu thốn. Quang Dũng là một người trong cuộc, rừng là chiến sĩ Tây Tiến, chính vì vậy mà nhà thơ viết về cuộc sống gian khổ của người chiến sĩ Tây Tiến một cách hết sức cảm động. Cái khắc nghiệt, khổ và dữ dội của một miền biên ải, những gian truân mà người chiến sĩ Tiến phải chịu đựng và những ấn tượng không thể nào quên. Quang Dũng về người lính Tây Tiến không như những nhà thơ khác; ông nói thật về sự khổ, hi sinh của người lính một thời. Thế nhưng, hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến không vì thế mà trở nên uỷ mị, ngược lại càng thêm cao đẹp hơn. Miêu tả nét chiến sĩ với cái bi, nhưng là “bi tráng”. Nói cái gian khổ để đề cao chiến thắng nói hi sinh để nâng hình ảnh người lính lên một tầm cao thời đại cũng là một cách “vẽ mây nảy trăng” trong hội hoạ vậy. Bởi chiến thắng có giá trị gì khi chiến thắng dễ dàng, không có hi sinh? Và hình ảnh người lính sẽ không thật cao đẹp nếu họ không trải qua những thử thách gian truân của cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt.

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng         

Gian nan là nợ anh hùng phải vay.

   Đó là một lời đúc kết kinh nghiệm về giá trị cùa chiến thắng, giá trị cả phẩm chất con người. Giữa bao cái gian khổ, khắc nghiệt đã thành ấn tượng niềm vui, dù ít ỏi, càng đáng nhớ hơn:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói ....

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

   Dường như để trả trạng thái tâm hồn chúng ta về thế cân bằng sau khi chùng xuống trước cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũng hồi tưởng lại nhiều hình ảnh vui, ấm áp. Khói bếp, mùi thơm cơm nếp gợi cái ấm cúng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Sức nóng của nó đủ làm tâm hổn dần ấm lại sau những phút giây chứng kiến những gian khổ của người lính, đuốc hoa là hình ảnh có sức khơi gợi, gợi cho ta cái cảm giác tươi vui như đang chứng kiến lễ hội đông vui. Hai liếng kìa em vừa ngỡ ngàng, vừa sung sưc nó diễn cả tâm hồn của người chiến sĩ Tây Tiến. Trong cả đoạn thơ dìu dặt thành tiếng nhạc, tiếng khèn, phảng phất hình ảnh vui tươi của cuộc sống ) bình như chẳng biết đến chiến ưanh. Hình ảnh nhạc về Viên Chăn xây hồn là hình ảnh đẹp, thơ mộng, diễn tả tâm hồn phong phú của người lính Tây Tiến . Họ tổ chức hội vui, sau bao thử thách khắc nghiệt của núi rừng dữ dội. Và mặc dù biết rằng sẽ còn liếp tục chịu đựng những gian truân, hi sinh, người lính Tây Tiến vẫn múa hát, đùa vui, vẫn lạc quan yêu đời. Có thể chỉ ngày hôm sau một người nào đó trong số họ phải nằm lại nơi núi rừng u tịch, nhưng hôm nay làm hồn họ vẫn mộng mơ, mơ đến những hình ảnh đẹp của thi và hoạ, xây hồn thơ. Và như vậy, họ sẵn sàng đón nhận mọi thử thách tiếp theo, coi đó như một việc bình thường mà đời lính phải chấp nhận. Không lên gân, không khiên cưỡng, mọi gian khổ hi sinh đối với người lính là chuyện binh thường và tất yếu, vì vậy mà họ vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, vẫn sống với lâm hồn trẻ trung, tươi mát. Cũng vậy mà người lính Tây Tiến có thể vẫn nhớ một dáng thuyền độc mộc, hoặc một bông hoa trên dòng nước lũ. Những hình ảnh rất bình thường ấy, ngỡ rằng sau bao sự thử thách về tinh thần, người lính sẽ quên đi. Nhưng không, họ vẫn nhớ. Những hình ảnh ấy in sâu vàu tâm hồn ngựời lính Tây Tiến, là nguồn động viên thúc giục họ chiến đấu, dù tiếp tục đón nhận những thử thách mới:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm     

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 

   Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm của đoàn quân không mọc tóc! Có cách nói nào lại khơi dậy nhiều cảm xúc đến thế! Như vậy thì hình ảnh của anh bộ đội Tây Tiến có trở nên quái đản không? Không đâu! Đó chính là hình ảnh oai hùng của anh “Vệ trọc” nổi tiếng một thời rét nên tóc rụng, vả lại, cái cách nói đoàn quân không mọc tóc ấy phần nào cũng dựng nên hình ảnh người tráng sĩ với dáng dấp thật hùng dũng và hiên ngang. Quân không mọc tóc, quân lại xanh màu lá, màu xanh ấy có thể do cành lá trang, nhưng chủ yếu là do sốt rét rừng. Những cơn sốt rét ghê gớm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người chiến sĩ. Ta cảm động trước hình ảnh người sĩ Tây Tiến, và chợi nhớ đến hình ảnh người chiến sĩ trong một số bài thơ đương thời:

Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,   

Đâu còn tươi nữa những ngày qua.

   Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn sốt rét ghê gớm ấy, thế nhưng, nó không làm nhụt đi ý chí của người chiến sĩ mà ngược lại họ càng chiến đấu dũng cảm hơn, kiên cường hơn, quân xanh màu lá nhưng vẫn dữ oai hùm. Cái khí phách hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến được ghi lại bằng sự so sánh cân bằng. Nếu ở khổ thơ trên, người lính chịu sự đe doạ của cọp thì họ cũng chiến đấu với tinh thần dũng cảm của một chúa sơn lâm như thế. Câu thơ sau nâng đỡ câu thơ trước vút bay lên như ánh hào quang của phẩm chất người lính Tây Tiến. Miêu tả khí thế chiến đấu hào hùng của người chiến thắng một sự so sánh như thế, Quang Dũng thực sự đã hiểu người lính và đã hòa đồng với họ. Chiến đâu dũng mãnh như thế, nhưng người lính Tây Tiến vẫn có đời sống tâm Hà Nội hết sức tinh tế:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

   Người chiến sĩ ra đi từ những mái trường, chiến đấu nhưng vẫn không quên hậu phương. Phía trước là trận đánh, tình cảm thể hiện qua giấc mộng, có thực, có mơ. Dáng kiều thơm gợi nên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái Thủ đô, chữ thơm được dùng với nghĩa như “sắc nước hương trời” vậy! Người chiến sĩ của Quang Dũng ra đi, mang theo cả phong thái hào hoa của người thanh niên trí thức, cái phong thái đã giúp người chiến sĩ sống bằng đời sống tâm lí phong phú sau mỗi trận đánh ác liệt.

   Cái cuộc sống tâm hồn ây là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục chiến đâu để giành lây độc lập, tự do cho Tổ quốc thân thương. Và cũng vì thế, người chiến sĩ chấp nhận sự hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ       

Chiến trường đi chẳng tiếc ười xanh.

   Cứ thử làm công việc tách hai câu thơ thành từng câu một. Ôi! Cái ấn tượng bi thảm đên vô cùng mà câu thơ đầu mang đến thật mạnh mẽ. Không hiểu sao, cứ mỗi lần đọc đên câu thơ này là tôi lại chìm vào trong suy tưởng và nước mắt cứ rưng rưng! Trên con đường gập ghềnh xa thẳm của miền núi rừng biên giới đoàn quân Tây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có những con người phải tách ra khỏi đội hình. Những nấm mộ của người chiến sĩ mọc lên. Câu thơ thật là bi thảm. Nhưng câu thơ sau như một lực nâng vô hình, đã đưa câu thơ đầu lên cao, cái thảm giờ đây đã trở thành bi tráng. Nó bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng nói được một điều cốt lõi trong nhân cách của người lính: biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ ra đi giải phóng quê nhà. Họ ra đi chẳng tiếc đời xanh, bởi quãng đời tươi đẹp ấy đã hiến dâng cho một lí tưỏng cao đẹp: chiến đấu vì Tổ quốc. Họ ra đi và ngã xuống thanh thản không một chút vướng bận, cái chết được xem nhẹ tựa lông hồng:

Áo bào thay chiếu anh về đất     

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

   Cách dùng từ áo bào của Quang Dũng làm cho câu thơ trở nên cổ kính, áo bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng thời xưa da ngựa bọc thây là một điều vinh quang. Cũng như thế, người lính coi việc hi sinh trên chiến trường là một nghĩa vụ thiêng liêng. Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất. Đất sinh ra anh và lại đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ. Anh về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng. Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm thét của dòng sông này. Dòng sông tiễn anh ra đi chiến đấu lại đón anh về:

Tây Tiến người đi không hẹn ước      

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy           

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.       

   Quang Dũng khẳng định lại một lần nữa cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại. Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ, của một thời đại.

   Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.


 

23 tháng 6 2019

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân Tích Bài Thơ Tây Tiến, Bài Mẫu Số 1:

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê gốc ở Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là người nghệ sĩ đa tài vừa viết văn, làm thơ lại biết cả vẽ tranh, soạn nhạc. Thế nhưng nhắc đến Quang Dũng trước hết phải một nhà thơ tài hoa, giọng thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế lại không kém phần lãng mạn hào hoa, đặc biệt là khi ông viết về người lính Sơn Tây của mình. Những sáng tác chính của ông gồm có: Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988). Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi tên thành Tây Tiến và được in trong tập thơ Mây đầu ô.

Mở đầu bài thơ tác giả đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ mà mĩ lệ cùng với cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Những người lính trẻ chẳng ngại hiểm nguy họ cứ tiến về phía trước với tinh thần hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ :

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
Mường Lát hoa về trong đêm hơi 
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 
Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ”

Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỷ niệm xưa, tại đơn vị cũ của mình. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” câu thơ cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ huy hoàng. Nhà thơ nhớ Tây Tiến bằng nỗi nhớ “chơi vơi” thật da diết, mênh mông và sâu nặng. Nỗi nhớ luôn thường trực, bao trùm lên cả không gian và trái tim người lính.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với những địa danh “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “ Mai Châu” đây là những địa danh gắn bó với binh đoàn, là địa bàn hành quân của những người lính Tây Tiến. Một vùng đất xa xôi, hiểm trở nhiều lần tưởng chừng như làm lu mờ ý chí chiến đấu của người lính cụ Hồ, “sương lấp đoàn quân mỏi” địa hình núi cao cùng với những lớp sương dày đặc phủ kín lối đi, đoàn quân đang mệt mỏi giờ đây lại phải đối diện với cái lạnh cắt da của Tây Bắc. Địa hình núi non hiểm trở “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. Sương dày che lấp tầm nhìn, đường đi nhỏ quanh co lại thêm sự trơn trượt của mặt đất, đoàn quân vẫn đi trong gian khổ từng hạt mưa phùn rơi xuống phảng phất cái lạnh buốt. Quang Dũng vận dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình để miêu tả sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy “oai linh thác gầm thét”,  đêm đêm “cọp trêu người”.

Quả là một nơi “rừng thiêng nước độc” thế nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thể nào cản bước chân người lính, họ vẫn đi với sự anh dũng kiên cường và trong đôi mắt người lính thì miền Tây Bắc lại là một vùng đất thơ mộng trữ tình và chứa chan tình người. Những hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi” thật huyền ảo tạo xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc. Người dân miền Tây hiện lên thật giản dị, nghĩa tình, họ gắn bó với cách mạng, yêu thương che chở cho những người lính Tây Tiến.

Quang Dũng miêu tả thiên nhiên núi rừng rộng lớn mênh mông, hiểm trở như thế chính là để làm nổi bật lên hình tượng người lính trên chặng đường hành quân gian khổ, hy sinh của họ. Đoàn quân đã đi ròng rã nhiều ngày liền họ thật sự đã kiệt sức, lúc này đây “đoàn quân mỏi” cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiếp. Hình ảnh “anh bạn dãi dầu không bước nữa” là cách nói giảm, nói tránh của Quang Dũng, có những người lính đã hy sinh nơi chiến trường chẳng thể nào bước tiếp cùng với đồng đội. Tác giả nhắc đến cái chết một cách gián tiếp để tránh gây nỗi đau quá sâu sắc, làm giảm di ý chí chiến đấu của đoàn quân. Những người lính thật đáng khâm phục họ sẵn sàng hy sinh quên mình cho Tổ quốc, họ trẻ trung ngang tàn và rất yêu đời “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cái chết nhẹ tựa lông hồng chẳng thể làm người lính run sợ, tâm hồn họ vẫn bay bổng tinh nghịch xen lẫn sự lãng mạn tài hoa.

Những khổ thơ tiếp theo tác giả gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, sâu nặng của tình quân và dân trong những đêm liên hoan tưng bừng náo nhiệt:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” 

Binh đoàn Tây Tiến gắn bó với chiến trường suốt nhiều năm trời, có biết bao kỷ niệm hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người. Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Cùng với đó là cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt.

Đoàn binh tiếp tục cuộc hành quân chiến đấu, những người lính được tác giả khắc hoạ như những tượng dài hiên ngang bất diệt, chân dung họ hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng lại rất tài hoa, lãng mạn :

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Chất bi tráng lẫm liệt được thể hiện với khí thế ngút trời “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đây là một hình ảnh dữ dội và hết sức mạnh mẽ của người lính, dù ở trong rừng sâu đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Người lính khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá mang theo bao ước mơ, hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một đất nước không còn bóng quân thù. “Mắt trừng”, “dữ oai hùm” thể hiện khí thế ngang tàn, mạnh mẽ khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Thế nhưng đau xót thay, người lính Tây Tiến cũng có khi bỏ mạng nơi chiến trường “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, những nấm mồ vô danh nơi biên giới họ nằm xuống khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại cả tương lai, bỏ lại cả mẹ già đang trông ngóng nơi quê hương yêu dấu. Người lính thật đáng trân trọng, họ hy sinh cho Tổ quốc mà chẳng một phút nao núng sợ hãi “chẳng tiếc đời xanh”. Sự ra đi của họ khiến cho trời đất phải tiếc thương đưa tiễn, dòng sông Mã lại xuất hiện cuối bài như tấm lòng trân trọng của nhà thơ muốn gửi gắm tiễn đưa người lính ở những phút giây cuối đời, những người lính vô danh ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường khốc liệt.

Chân dung người lính còn được tác giả miêu tả qua vẻ hào hoa, lãng tử. Họ đều là những chàng trai thành phố vì nghiệp lớn mà rời bỏ nơi nơi phồn hoa đô thị. Những chàng ấy đang còn tuổi trẻ rạo rực với những mộng tưởng, khát khao yêu đương “gửi mộng qua biên giới”, họ mơ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng như nàng Kiều. Tất cả tạo nên một hình ảnh người lính trẻ trung, yêu đời với những khát khao hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ.

Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc :

“Tây Tiến người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với  đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.

Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đời.

Sau khi Soạn bài Tây Tiến và học xong bài thơ này, các em sẽ làm những bài văn phân tích, trong đó, có nhiều đề tài để các em làm mẫu như Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến hay Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến. Để các em hiểu hơn về tác phẩm này, Taimienphi.vn cũng có những bài văn mẫu để các em tham khảo.
 

10 tháng 12 2021

gọi là bị báo cáo bạn nha ^^

28 tháng 10 2018

Hôn con heo trong nhà gọi là -> Hôn thú
Mong được hôn gọi là -> Cầu hôn
Vừa mới hôn gọi là -> Tân hôn
Hôn thêm cái nữa gọi là -> Tái hôn
Đang hôn mà bị đẩy ra gọi là -> Từ hôn
Không cho mà cứ hôn gọi là -> Ép hôn
Hẹn sẽ hôn gọi là -> Hứa hôn
Vua hôn gọi là -> Hoàng hôn
Hôn chia tay gọi là -> Ly hôn
Vừa hôn vừa ngửi gọi là -> Vị hôn
Hôn vào không trung gọi là -> Hôn gió
Hôn trong mơ gọi là -> Hôn ước
Hôn mà mà quá sớm thì gọi là -> Tảo hôn
Rất thích hôn gọi là -> Kết hôn
Hôn mà bị hôn lại gọi là -> Đính hôn

ks mik nha

28 tháng 10 2018

bạn trả lời đúng rồi

4 tháng 1 2022

1 vé báo cáo

Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗrất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cáihoàn cảnh chết tiệt này?2.Câu hỏi: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho...
Đọc tiếp

Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗrất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cáihoàn cảnh chết tiệt này?





2.
Câu hỏi: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?





3.
Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)




4.
Câu hỏi: Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏiỏi tại sao ?



5.
Câu hỏi: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bướcvào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gìtrước tiên?

 

21
5 tháng 11 2017

k biết

31 tháng 10 2017

Ko tưởng tượng nữa

Đúng hem

17 tháng 12 2017

sư tử(con gái)

17 tháng 12 2017

Đáp án a nhé bạn!