Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Bài 2:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
ẩn dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác đó có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
ẩn dụ ngôn ngữ : là hình thức để chuyển đổi tên gọi cho sự vật,hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm.
ẩn dụ nghệ thuật : là biện pháp từ từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của cn người.
câu trên sử dụng biện pháp ẩn dụ nghệ thuật .
Câu 1:
- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là không được kiêu căng trước ưu điểm của mình đối với khuyết điểm của người khác .
- Không nên học theo những việc làm của Dế Mèn vì có là 1 đức tính xấu , do nông nổi nhất thời mà đã hại chết Dế Choắt . Làm cho mọi người có cái nhìn không tốt về phía mình
Câu 2:
-Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh
+Ngỡ ngàng -> hãnh diện -> xấu hổ
- Nếu có 1 người em gái như vậy , em sẽ động viên tinh thần để giúp em mình tiếp tục phát huy tài năng hội họa này .
Câu 3 :
So sánh
- Sau trận bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
- Mặt trời nhú lên dần dần như lòng đỏ của 1 quả trứng thiên nhiên
Nhân hóa
- Chú cá heo đang tập bơi cùng mẹ
-Ông mặt trời đang từ từ leo lên đỉnh núi
Ẩn dụ
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Hoán dụ
- Ngày Ngày Dòng người di trong thương nhớ
Kết tràn Hoa dâng 79 mùa xuân
--Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
1. - Bài học đường đời đầu tiên là một bài học nói về sự kiêu ngạo và trịch thượng của Dế Mèn cùng nhiều tính cách khác là gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- Theo em, thì có cái nên học và cái không nên học. Những điều nên học là: ăn uống điều độ,........................ Còn những việc không nên làm là: kiêu căng, trịch thượng,.............................
2. - Khi nhìn vào bức tranh thì người mà mình hay cáu gắt, ghen tị lại là một người thương yêu mình nhất. Anh còn không ngờ rằng bức tranh em gái vẽ không phải là mình mà là một người khác.
- Em sẽ luôn yêu quý anh và tôn trọng anh nhưng khi anh cáu gắt hay giận dỗi gì với mình thì mình không cần trách móc anh vì mình biết là anh sẽ mãi yêu thương đứa rm nhỏ này.
3. - So sánh :
+ Từ các lớp, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ
+ Ngoái vườn, các bạn nữ đang choi nhảy dây, những bước nhảy uyển chuyển như những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.
- Nhân hóa :
+ Ngoài đồng, các anh chị cây lúa ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện
+ Những anh chào mào đởm dáng.
- Ẩn dụ
+ Những hàng râm bụt nảy lên những đốm lủa hồng.
+ Mặt trời đi qua những hàn cây xanh.
- Hoán dụ :
+ Anh ta là một tay súng trong quân đội.
+ Anh ấy là có chân trong đội tuyển bóng đá.
- Câu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai.
- Câu hoán dụ nêu đặc điểm của sự vật để gọi sự vật: Mùa phượng nở, sân trường tràn ngập một màu đỏ
cảm ơn bạn. mình cũng mới ra một câu hỏi ở phần ngoại ngữ lớp 6, bạn ra trả lời nhé
Phân biệt:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng ( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1 vế ko có từ so sánh và vế 2)
VD : Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ở đây là Bác Hồ (đã có sự so sánh ngầm Vế A là Bác Hồ, vế B là người cha)
Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia dựa trên :
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể : Cậu ấy là một chân sút trong đội bóng của trường.
( Chân chỉ một bộ phận cơ thể )
-Lấy các cụ thể chỉ cái trừu tượng :
Nhà em cách 4 quả đồi
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng
(những điều trên là cái cụ thể cái trừu tượng là sự khó khăn)
-Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng :
Lớp 9D học rất giỏi
( Lớp 9D là vật chứa đựng học sinh lớp 9D là vật bị chứa đựng)
-Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật
Ngày Huế đổ máu
(đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh vì vậy Ngày Huế đổ máu tương đương với ngày Huế xảy ra chiến tranh)
Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng ( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1 vế ko có từ so sánh và vế 2)
VD : Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Người cha ở đây là Bác Hồ (đã có sự so sánh ngầm Vế A là Bác Hồ, vế B là người cha)
Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia dựa trên :
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể : Cậu ấy là một chân sút trong đội bóng của trường.
( Chân chỉ một bộ phận cơ thể )
-Lấy các cụ thể chỉ cái trừu tượng :
Nhà em cách 4 quả đồi
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng
(những điều trên là cái cụ thể cái trừu tượng là sự khó khăn)
-Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng :
Lớp 9D học rất giỏi
( Lớp 9D là vật chứa đựng học sinh lớp 9D là vật bị chứa đựng)
-Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật
Ngày Huế đổ máu
(đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh vì vậy Ngày Huế đổ máu tương đương với ngày Huế xảy ra chiến tranh)
1. -Từ đơn : từ do 1 tiếng tạo nên. Vd: gà,vịt, sách, bút, tre, gỗ,..
-Từ phức : do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo nên. Vd:nhà cửa,quần áo,xe đạp, bàn gỗ, lấp lánh,..
Từ phức có 2 loại:
+Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd:nhà cửa, quần áo,..
+Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Tham khảo
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. * Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... ... + Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. ... Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.
câu 3a
ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân
câu 3b
Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. -Ví dụ: ... + Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ
Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau :
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
1. Ẩn dụ: Thực chất ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Hoán dụ: Thực chất hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
3. So sánh ẩn dụ và hoán dụ
a. Giống nhau
- Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
b. Khác nhau
- Cơ sở liên tưởng khác nhau:
- Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
1 ''Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ''
2 '' Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền''
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Khi đã nắm được khái niệm ẩn dụ là gì thì bạn cũng cần nắm được các hình thức của biện pháp ẩn dụ. Nhìn chung, ẩn dụ được thể hiện qua 4 hình thức là:
Cụ thể về từng loại hình thức ẩn dụ như sau:
Chúc bạn học tốt !
Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A với sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B tương đồng với nhau.