Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI (Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề) |
Đề:
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
(Trích Quà tặng cuộc sống – NXB trẻ TP HCM)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết về mẹ thân yêu.
đề cương ôn thi HKII
I . Phần Văn Bản :
1. Tục ngữ về cn và xã hội
2. Đức tính giản dị của BH
3. Sự giàu đẹp của TV
4. Ý nghĩa văn chương
5. Sống chết mặc bay
II . Phần Tiếng Việt
1 . Thêm trạng ngữ cho câu
2. Câu đặc biệt
3. Câu rút gọn
4. Liệt kê
5.Dùng cụm C-V để mở rộng câu
III. Phần Tập Làm Văn
TLV: giãi thích( xem lại tarng 188)
I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?
Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)
d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Môn: Lịch Sử lớp 7
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1: (2 điểm) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Nước Việt Nam có hai quần đảo lớn là gì? Nằm ở hướng nào?
Câu 2: (2 điểm) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Câu 3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?
Câu 4: ( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì ? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao ?
Đề sử
1 Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động cuối năm 1426 ? Tại sao cuộc khửi nghĩa Lam Sơn Kết thúc dành thắng lợi ?
2 Những việc làm của Quang Trung trong việc giành độc lập và xây dựng đất nước
3 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?Ý nghĩa của sự ra đời đó?
4 Tại sao nói nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ 19 có những nết đặc sắc hơn so với các thế kỉ trước?
Trả lời :
Mk thi r !!
Nhg mk chỉ nhớ phần tự luận thui ak =))
Nếu bn cần thỳ nhắn vs mk @@
~ Thiên Mã ~
Bạn lên Vndoc.vn tham khảo nhé
Các đề thi
Hok tốt
mik chỉ nhớ đề cuối
Em hiểu gì về câu :
" thương người như thể thương thân "
hok tốt
Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn Kiểm Tra HKII
A. Văn
1. Văn bản "Sống chết mặc bay"
*Đề 1: Cho đoạn văn sau: sgk/t.74 (Từ Dân phu kể hàng trăm nghìn...thật là thảm.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Truyện ngắn hiện đại.
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Dân phu kể hàng trăm... chuột lột.) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
- Tác dụng: Diễn tả mạnh mẽ cảnh người dân tích cực ra sức ngăn dòng nước lũ.
*Đề 2: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 74+75 (Từ Ấy vậy mà...cự lại được với thế nước!).
a. Nêu tác phẩm, tác giả của đoạn văn trên.
- (Giống như trên)
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Thiên tai, lũ lụt đang đe dọa cuộc sống của con người và sự lo lắng của tác giả trước nguy cơ vỡ đê.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn trên.
- Câu đặc biệt: Than ôi!
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc.
2. Văn bản "Ca Huế trên sông Hương"
*Đề 3: Cho đoạn văn sau: sgk/t. 99 (Từ Từ ngữ địa phương... dân ca Nghệ Tĩnh).
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Văn bản xác định ở câu a được viết theo thể loại nào?
- Bút kí
c. Phần in đậm trong đoạn văn trên (Từ Chèo cạn...nàng vung và Hò lơ...hò nện) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Biện pháp: liệt kê
- Tác dụng: Diễn tả sự độc đáo, phong phú, đa dạng của các thể loại dân ca ở xứ Huế.
*Đề 4: Cho đoạn văn sau: sgk/t.100 (Từ Đêm...dành cho vua chúa.)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
- Văn bản: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh
b. Nêu nội dung của đoạn văn.
- Cảm giác thích thú trước không gian thơ mộng và quyến rũ trên chiếc thuyền rồng chuẩn bị biểu diễn ca Huế.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.
- Câu đặc biệt: Đêm.
- Tác dụng: Xác định thời gian.
B. Tiếng Việt
Bài 1: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách:
a) Trong giờ chào cờ, thầy Hiệu trưởng khen lớp em có cố gắng trong thành tích học tập.
b) Mẹ thưởng cho em một cây bút máy rất đẹp.
c) Người ta xây dựng nhà máy thủy điện ở đầu nguồn.
d) Trong tương lai, người ta có thể sẽ sử dụng năng lượng mặt trời cho mọi công việc.
e) Mẹ tôi đang chuẩn bị bữa sáng trong nhà bếp.
g) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
h) Chúng tôi quét sân sạch sẽ.
i) Thầy giáo phê bình thành tích học tập của em.
k) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
l) Tôi mới mua máy nghe nhạc cách đây không lâu.
Bài 2: Phân tích ngữ pháp và gọi tên các câu mở rộng thành phần sau:
a) Em học giỏi làm vui lòng ba mẹ.
b) Cây chanh này quả rất sai.
c) Quyển sách bạn tặng tôi rất hay.
d) Tôi hy vọng đội bóng lớp tôi sẽ chiến thắng.
e) Tôi đang đọc quyển sách Nam tặng.
g) Những bức ảnh tôi sưu tầm có thể phục vụ cho bài học.
h) Người đàn ông ấy làm mọi người khó chịu.
i) Quyển sách tôi mua bìa rất đẹp.
k) Chú khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.
l) Ông lão cứ ngỡ mình còn chiêm bao.
C. Tập làm văn
*Đề 1: Chứng minh rằng sách là người bạn lớn của con người.
*Đề 2: Chứng minh học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với sự thành đạt trong tương lai của mỗi con người.
*Đề 3: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
*Đề 4: Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.
*Đề 5: Giải thích câu nói: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Chúc bn kt hk2 tốt nha!
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường.
B. Biên bản đại hội Chi đội.
C. Thuyết minh cho một bộ phim.
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).
Câu 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
+ Chỉ ra nghệ thuật và tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn đầu của bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
+ Hình ảnh ông quan phụ mẫu trong bài "Sống chết mặc bay" được hiện lên ntn? Hãy viết 1 đoạn văn để trình bày về nó
+ Nội dung và nghệ thuật của câu :"Đói cho sạch, rách cho thơm".