Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao Việt Nam ta không chỉ nói về những lời tỏ tình đáng yêu thẹn thùng của đôi nam nữ yêu nhau, nói về tình yêu quê hương đất nước những câu nói thiết tha tình nghĩa hay những câu hát than thân, hài hước… mà còn có những tư tưởng đạo đức những kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời. Nó nhằm mang đến những lời khuyên cho những thế hệ mai sau. Một trong những câu ca dao như thế là:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”
Câu ca dao cất lên với hai từ đầy thiết tha “ai ơi”, hai tiếng ấy như gọi, như nói một ai đó, nó không cụ thể đối tượng mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ nói một cách chung chung. Đó là bao gồm tất cả những con người Việt Nam ta. Tiếng gọi thể hiện sự tha thiết những ai mà tác giả dân gian muốn nhắc nhở. Câu thơ muốn khuyên chúng ta đừng nên bỏ ruộng hoang. Tấc đất được ví như tấc vàng, không nói thì ai trong chúng ta cũng biết vàng là quý giá như thế nào. Chẳng vậy mà cứ có tiền là người ta mua vàng về để, vàng đánh giá sự giàu sang của mỗi người. Tóm lại qua hai câu ca dao tha thiết mà nhắc nhở ấy ông cha ta muốn nói với chúng ta về sự quý giá của đất đối với cuộc sống của con người. và chính vì thế mà ông cha ta khuyên không nên bỏ đất hoang.
Giá trị của đất không phải là nhỏ và qua biết bao nhiêu năm, hàng thiên niên kỉ đất nó vẫn là một thứ rất quý giá. Đặc biệt là ngày hôm nay khi con người chúng ta cần nhiều đất để xây dựng những công trình lớn cũng như nhà ở.
Bài làm
+ Người nói là người nông dân đang cày ruộng, nói với những người khác ( đại từ ai chỉ tất cả mọi người )
+ Hoàn cảnh cụ thể : lúc người nông dân đang cày ruộng vất vả vào buổi trưa nóng nực
+ Nội dung vấn đề : nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy , dẻo thơm và sự làm việc vất vả , đắng cay .
+ Mục đích : nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng , nâng niu thành quả lao động mà mình được hưởng thụ , bởi người lao động đã đổ ra biết bao công sức mới có được thàng quả đó
Bài ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.
b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.
c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:
+ Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.
+ Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).
d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.
Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
a, - Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã "giao tiếp" với người đọc về vấn đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nói chung và bản thân tác giả nói riêng.
- Mục đích:
+ Trình bày thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
+ Khẳng định phẩm hạnh, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ, không vì hoàn cảnh sống mà đánh mất sự son sắt, tốt đẹp của mình.
- Hồ Xuân Hương đã dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước làm phương tiện nói lên điều đó.
b. Người đọc căn cứ vào thân phận của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lận đận trong đường tình duyên và các chi tiết sâu sắc trong bài thơ để lĩnh hội.
Các từ ngữ, hình ảnh cụ thể giúp người đọc có thể lĩnh hội được nội dung bài thơ:
+ Từ "trắng", "tròn": chỉ vẻ đẹp về hình thể với làn da trắng, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn trong trắng, nhân hậu, hiền hoà
+ Cụm từ "bảy nổi ba chìm": số phận long đong, lận đận, vất vả.
+ Cụm từ "tấm lòng son": khẳng định việc giữ trọn vẹn phẩm giá, đức hạnh và tâm hồn cao đẹp.
a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa
Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.
b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:
+ Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.
+ Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.
+ Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
+ Thái độ gần gũi, cởi mở.
+ Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)
+ Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.
Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
- Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”
- Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta