Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích kể về chú Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Bài học mà Dế Mèn rút ra cũng chính là lời khuyên dành cho mỗi người.
Dế Mèn sống tự lập từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, thân hình chú khoẻ khoắn. Dế Mèn rất thích đi phiêu lưu khắp nơi. Chú đi đến đâu cũng đều khiến các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của chú - Dế Choắt lại là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà Dế Mèn đã phải nhận một bài học “đường đời đầu tiên”.
Câu chuyện bắt đầu khi Dế Mèn luôn coi khinh Dế Choắt. Nó cho rằng mình luôn là người mạnh nhất, một người có tầm nhìn xa trông rộng. Có thể kể đến việc khi Dế Choắt ngỏ ý muốn đào ngách thông sang nhà Dế Mèn để khi gặp chuyện thì có thể giúp đỡ nhau, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh bỉ rồi không chấp nhận. Thái độ đó của nó thể hiện sự ích kỷ, ngạo mạn.
Mọi chuyện chỉ lên đến đỉnh điểm là khi Dế Mèn trêu đùa chị Cốc. Chú ta đã dùng mọi lời lẽ đến nói với Cốc, khiến chị Cốc nổi giận. Sự hung hang đã biến thành sự sợ hãi rồi hèn nhát. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang để Dế Choắt một mình đối mặt với chị Cốc. Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Nhưng Dế Mèn vẫn không ra cứu bạn, nhận lỗi về mình và chịu trách nhiệm về lỗi lầm.
Hậu quả là Dế Choắt đã chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Chỉ lúc đó, Dế Mèn bắt đầu cảm thấy ân hận. Chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Nó đã nhận được bài học đầu tiên.
Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.
Như vậy, sau khi đọc xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc có thể cảm nhận được một bài học ý nghĩa sâu sắc về cách sống. Con người hãy biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
Ngày mai cùng đoàn công tác xuống làm việc với huyện nhà, được ghé lại trường cũ. Lâu rồi chưa có dịp thăm lại mái trường gắn với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi. Bỗng dưng, mọi ảo ảnh hồn nhiên, trong trẻo của ấu thơ ùa về, xối trộn dĩ vãng, làm mờ nhòe hiện tại, đưa tôi ngược dòng trở về nhỏ bé cùng tháng năm quá khứ, bỗng dưng dấy lên một niềm xúc động da diết: “Ôi mái trường xưa”.
Xe vòng vèo theo con dường uốn khúc, hai bên những ruộng lúa, hàng bạch đàn rì rào. Nếu ngày xưa đây là con đường đất, mùa mưa thì lầy lội, ẩm ướt còn mùa đông thì mưa làm trơn trượt bước chân lũ học trò nhỏ chúng tôi tới trường. Chiếc xe tiến gần hơn về phía ngôi trường. Xa xa là hình bóng ngôi trường khang trang, cao rộng lấp lõ sau những bóng cây xanh. Chợt những kỉ niệm xưa ùa về khiến khóe mắt tôi rưng rưng. Tôi đã từng thuộc về nơi đây, đã từng nhí nhảnh trên con đường đất đi học cùng bè bạn, đã từng có một khoảng thời gian vô âu vô lo, hồn nhiên sống và tươi cười, còn bây giờ lớn hơn nhiều không còn được như vậy nữa mà cuộc sống bận rộn đã khiến tôi phải tung thả mình trên chuyến tàu tốc hành ấy của cuộc đời. Cuối cùng xe cũng đặt chân đến cổng trường, nếu trước kia là tấm gỗ rách bằng phên nứa đan lại thì giờ là cánh cổng sắt chắc chắn, khỏe khoắn và còn rất đẹp nữa. Tôi bước vào sân trường, bác bảo vệ năm nào giờ đã già đi nhiều, đầu bác đã điểm bạc, nước da nhăn nheo hơn và dáng đi cũng không còn hùng mạnh như trước. Tôi cất tiếng chào bác, bác mỉm cười hỏi thăm tôi, bác bảo không nhận ra tôi là ai, tôi giới thiệu với bác tôi là học sinh cũ thăm lại trường. Bác vui mừng khôn xiết đón tôi vào. Rồi chia tay bác, tôi một mình lang thang tham quan từng khu nhà của trường, từng căn lớp học nhỏ. Bây giờ trường có các phòng hội đồng, các phòng bộ môn và mỗi phong học được trang bị đầy đủ máy chiếu, đèn điện và quạt rất cẩn thận để phục vụ cho công tác dạy và học tiện nghi hơn. Ngoài ra trường cũng có thêm khuôn viên, trồng rất nhiều loại hoa khác nhau làm không gian trường tươi sáng và rực rỡ hơn hẳn. Đằng sau trường là sân cỏ để học sinh tập thể dục và nô đùa, chơi các môn thể thao và đi lại để bớt căng thẳng. Quả là trường đã thay đổi nhiều quá, không còn là ngôi trường nhỏ, với những dậu tranh nát và cánh cánh cửa sơn bóc hết, sờn màu, cũng không còn đơn sơ và thô mộc như nó nữa. Giờ đây nó đã trở thành một tòa bê tông sắt thép khang trang, vững trãi.
Nhưng, đôi khi tôi lại thấy nếu như ngày xưa chúng tôi lại cảm thấy gắn bó hơn nhiều. Có những khi trời mưa cả bọn rúm rụm trú mưa bởi mái lớp bị dột, rồi những lần đến lớp mưa ướt hết cả quần áo, ngồi học gió thốc ôm nhau để truyền hơi ấm tình bạn, tình yêu thương làm hồng hơn những trái tim. Tôi về thăm trường vào hôm trường được nghỉ, vậy nên rất vắng lặng. Có cảm giác như không gian yên tĩnh và thinh lặng nơi đây đang nhường chỗ để tôi có khoảng trống nhớ về tuổi thơ của mình. Nơi đây tôi có những tiếng khóc dại khờ đầu đời của học trò, có những tiếng cười đùa cùng bạn bè, có những lần vặt trộm cây trái để cùng liên hoan, có những khi bị phạt đứng ngoài hành lang, có những lần rủ nhau trốn học đi chơi, có cả những giây phút thầm thương trộm nhớ một người nào đó. Tất cả những cảm xúc ấy, cảm xúc chân thật, hồn nhiên và thơ ngây đến từng mùi hương, từng cảm giác. Tôi không cần phải cố mạnh mẽ hay cố gắng chống chọi lại những cú giáng của của cuộc sống, được thỏa mái, no nê trong tình yêu thương sự che chở của thầy cô, bạn bè. Nơi cho tôi một tuổi thơ ngọt ngào, êm đềm mà sau này dù có qua bao tháng năm tôi cũng không bao giờ quên được. Bỗng dưng tôi cảm thấy có gì đó cay xộc nơi sống mũi, những dòng ươn ướt nhè nhẹ trên mắt. Thì ra, tôi đã từng ở đây, đã từng được yêu thương, chở che như thế, đã từng được một lần khóc thút thít và yêu dại khờ, đã từng được bàn tay một người cô-người mẹ thứ 2 ấy vỗ về mỗi khi bị điểm kém. Nơi đây cho tôi một tuổi thơ bình lặng, dịu yên chứ không ồn ào, náo nhiệt như cuộc sống tôi đang được trải nhiệm. Quả là những gì thuộc về quá khứ không thể lấy lại, vậy nên cách duy nhất là hãy sống thật trọn vẹn khi có thể bạn nhé.
Khoảnh khắc tôi được trở về trường sau 10 năm xa cách, như một liều thuốc thần tiên làm bừng sáng tâm hồn tôi đã ngủ im lìm bấy lâu nay. Cho tôi một vé về tuổi thơ, về mái trường xưa yêu dấu, cho tôi một thoáng rung động, một thoáng nhớ thương, một phút lắng lòng để sống chậm lại và biết yêu thương nhiều hơn.
1. Truyện cổ tích
2. Phương thức biểu đạt: tự sự
3. Ngôi kể: 3
4. Danh từ: hai cha con, sứ nhà vua, em bé, cha, sứ giả, ông.
6. Yêu cầu vua rèn cái kim thành 1 con dao để xẻ thịt chim -> dồn vua vào thế bí.
7. Em bé thông minh đã làm tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ. Em bé là con của 1 nhà nông dân nghèo, khoảng 7 8 tuổi. Tuy vậy em rất mạnh dạn và nhanh trí đối đáp với cả viên quan và nhà vua. Em trả lời câu hỏi bất ngờ hóc búa của viên quan bằng cách hỏi phản vấn lại. Khi vua ban 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực để đẻ thành 9 con thì câu bé dùng tương kế tựu kế đưa nhà vua vào bẫy bằng những lời lẽ phi lí mà chính vừa đặt ra. Vừa chưa tin muốn thử cậu bé lần nữa, vừa bán 1 con chim sẻ bắt em chia thành 3 mâm cỗ thì em bé ko hề núng mà dồn vừa vào thế bí, yêu cầu vừa rèn kim thành dao để xẻ thịt chim. Em bé còn cứu nước khỏi nguy cơ xâm lược khi dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Để cảm ơn, vua đã phong em làm trạng nguyên. Từ đó cho thấy em là 1 cậu bé thông minh, mạnh dạn, nhanh trí, bình tĩnh, tự tin, can đảm, đầy bản lĩnh.
Câu 1
quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.
Câu 2
- Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.
- Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.
- Ý nghĩa:
- Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.
- Lưỡi gươm khắc chữa “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.
Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.
+ Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.
+ Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.
Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.
- Cảnh đòi gươm và trả gươm:
+ Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.
Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:
+ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân
+ Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn
+ Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.
Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.
- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân
Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc
Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:
+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”
+ Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in
- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:
+ Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.
+ Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.
+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.
Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên
+ Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc
+ Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm
Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long
- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:
+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.
→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.
Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc
Em sẽ giúp ông ấy giải quyết việc nình đẳng giới đầu tiên. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên gần đây, đặc biệt kể từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, đã tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các cơ hội giáo dục và đào tạo. Theo số liệu thống kê, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ lớn về các mục tiêu bình đẳng giới. Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ học sinh nữ cấp tiểu học và trung học cơ sở. Hiện tại, tỷ lệ nhập học tiểu học đối với trẻ em gái là 91,5% và trẻ em trai là 92,3%. Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đối với trẻ em gái là 82,6% và trẻ em trai là 80,1% . Tỷ lệ nhập học trung học phổ thông đối với trẻ em gái là 63,1% và trẻ em trai là 53,7%. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động là 73% và nam giới là 82%. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ: 33,95%; tiến sĩ: 25,69%. Trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30% tổng số nhà báo. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành, như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với tổng số giờ làm việc của nam giới.Ta cần có những giải pháp góp phần làm tăng cường việc bình dẳng giới Để tiến tới bảo đảm bình đẳng giới trong chính trị đòi hỏi nhiều giải pháp tổng hợp, mang tính đột phá. Tôi cho rằng, trong quá trình tìm kiếm các giải pháp phù hợp để gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân (qua các kênh nhà trường, gia đình, nhóm bạn bè, truyền thông đại chúng...) để thay đổi những định kiến về vai trò, vị thế của phụ nữ là hết sức quan trọng. Các giá trị, khuôn mẫu giới cần được tiếp biến, chuyển tải qua các thế hệ theo hướng bình đẳng về cơ hội, điều kiện cho cả hai giới cùng phát triển.
Cây tre là người bạn lâu đời của người dân Việt Nam. Từ bao đời nay , cây tre đã có mặt ở trên khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam . Tre đi vào đời sống của con người Việt Nam như 1 người bạn thân . Và từ đó tre đã trở thành biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách của con người Việt Nam
Chúc bạn thi tốt
BÀI LÀM
Khi nhắc đến đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến hình ảnh cây tre Việt Nam trong bài: "Cây tre Việt Nam'' của tác giả: ''Thép Mới''. Cây tre đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam từ bao đời nay. Tre giúp người trong lao động, chiến đấu và là nguồn vui của con người. Tre luôn là người bạn cố tri của con người, nếu trong chiến tranh giặc dùng những vũ khí hiện đại thì tre đây chỉ là chiếc gậy cùng, nhân dân ta đánh đuổi quân xâm lược. Tre còn giúp Ông Gióng đánh giặc. Tre luôn là biểu tượng cho người Việt Nam về các phẩm chất: dũng cảm, giản dị, chí khí,....
CHÚC BẠN THI TỐT VÀ ĐẠT ĐIỂM CAO!!!
FA là độc thân mà bạn, tuổi còn nhỏ là không nên quan tâm đến chuyện đó nha.
bạn lớp mấy mà nói FA nếu cấp 2 thì đừng nói FA nha như vậy mọi người nói bạn là mới tí tuổi đầu mà đã yêu đương