K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:

a). Các hiện tượng khí tượng xảy ra ở tầng nào của khí quyển?

A. Đối lưu.         B. Bình lưu.              C. Các tầng cao.     D. Tất cả các tầng của khí quyển.

b) Nhiệt độ không khí ở độ cao 1000m là bao nhiêu khi nhiệt độ không khí ở độ cao 0 m là 24oC?

A. 16oC.              B. 18oC.                        C. 20oC.              D. 22oC.

c) Đới khí hậu có lượng mưa lớn nhất trên Trái Đất là:

A. hàn đới.             B. ôn đới bắc bán cầu.          C. nhiệt đới.       D. ôn đới nam bán cầu.

d) Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm của đới khí hậu ôn đới

A. Lượng nhiệt nhận được trung bình.

B. Mùa đông là lúc nhiệt độ giảm đi chút ít.

C. Các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

D. Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm.

e) Độ muối của nước biển và đại dương cao hay thấp tuỳ thuộc vào:

A. nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít.

B. lượng mưa cao hay thấp.

C. độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

g) Độ muối của biển nước ta là:

A. 31 %o             B. 32 %o               C. 33 %o          D. 34 %o

Câu 2: (1 điểm) Ghép mỗi chữ số ở bên trái với một chữ cái ở bên phải thể hiện đúng nguyên nhân chủ yếu của mỗi hiện tượng

1. Sóng a. Động đất ngầm dưới đáy biển
2. Sóng thần b. Gió
3. Thuỷ triều c. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
4. Dòng biển 

d. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 3: (2 điểm) Nêu tính chất cơ bản của các khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa và nguyên nhân của những tính chất đó.

Câu 4: (2 điểm) Nêu vị trí và các đặc điểm chủ yếu (nhiệt độ, gió, mưa) của đới khí hậu nhiệt đới.

Câu 5: (2 điểm) Nêu khái niệm: lưu lượng, lưu vực sông và thuỷ chế của sông.

29 tháng 4 2019

I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:

a) Lưu lượng của một con sông là:

A. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó.

B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.

C. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định.

D. lượng nước chảy trong lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ.

b) Sóng biển là hiện tượng:

A. dao động thường xuyên, có chu kì của nước biển.

B. chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển.

D. chuyển động của lớp nước biển trên mặt.

c) Hiện tượng triều cường thường xảy ra vào các ngày:

A. không trăng đầu tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.

B. trăng tròn giữa tháng và không trăng đầu tháng.

C. trăng tròn giữa tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.

D. trăng lưỡi liềm đầu tháng và trăng lưỡi liềm cuối tháng

Câu 2 (1,5 điểm) Ghép mỗi ý ở bên trái với một ý ở bên phải cho đúng

Các hình thức vận động của nước biển Nguyên nhân của mỗi hình thức

1. Sóng

2. Sóng thần

3. Thuỷ triều

a. Động đất ngầm dưới đáy biển

b. Gió

c. Sức hút của Mặt Trăng

d. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

II . Tự luận (7 điểm)

Câu 3 (1 điểm)

Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 35%o, vì sao độ muối của biển nước ta chỉ là 33%?

Câu 4 (3 điểm)

Kể tên các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất và giải thích vì sao.

Câu 5 (3 điểm)

a. Vì sao nói khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật? Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho ví dụ để chứng minh.

b. Hãy nối các ô chữ dưới đây bằng các mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa thực vật, động vật và giải thích

9 tháng 5 2018

Mình có

9 tháng 5 2018

Câu 1:(1 điểm)Xác định các kiểu so sánh trong phần trích sau:

a)Anh đội viên mơ màng

  Như nằm trong giấc mộng

 Bóng Bác cao lồng lộng

 Ấm hơn ngọn lửa hồng

b)     Những ngôi sao thức ngoài kia

 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

       Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2:(1 điểm)Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong phần trích sau

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giử một nền văn hóa lâu đời

Câu 3:(3 điểm)

     Kết thúc văn bản Cây tre Việt Nam có viết:Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

   Em hãy viết một đoạn văn ngắn làm rõ y trên

Câu 4:(5 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1:Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận lũ lụt đó

Đề 2:Em hãy tả lại hình ảnh thầy(cô)giáo cũ sau nhiều năm xa cách

      ----------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------

Đề trên là của trường trung học cơ sở Nguyễn Hồng Ánh

Nhớ tích mk nha!!!!!!!!

9 tháng 5 2018

bn lên mạng sẽ có đề tham khảo.

28 tháng 4 2019
Mik hông có
28 tháng 4 2019

_Chưa thi=> chưa biết

28 tháng 4 2019

văn loại gì

28 tháng 4 2019

Lấy đề lớp 12 năm nay ko?

9 tháng 5 2018

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2017- 2018

 MÔN: NGỮ VĂN  6

 

I. Văn:

Câu 1: Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện  được sự tấp nập đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?

Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng văn bản“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh.

Câu 3: Hãy nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài văn “Vượt thác” của Võ Quảng?

Câu 4: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện gì? Em hãy tóm tắt lại diễn biến của câu chuyện đó.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của truyện “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê.

Câu 6: Em hãy viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ  “Lượm” của tác giả Tố Hữu? Hãy cho biết hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?

Câu 7: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ ấy?

         Câu 8: Qua văn bản “Bức thư  của thủ lĩnh da đỏ” nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?

II. TIẾNG VIỆT:

Câu 1:  Phó từ là gì?  Hãy đặt câu có phó từ?

          Câu 2: Tìm 4 câu (có thể là thành ngữ, ca dao, tục ngữ) có phép so sánh.

Câu 3:  Nhân hóa là gì? Em hãy cho ví dụ về phép nhân hóa.

          Câu 4:  Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì ?

         Hãy xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

Nam, Việt, Hùng là học sinh lớp 6.

Câu 5:  Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Cho ví dụ minh họa.

Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn  không có từ là? Cho ví dụ minh họa.

Câu 7: Vẽ sơ đồ về dấu câu tiếng việt.

           Đặt  2 câu có sử dụng các dấu câu tiếng việt.

III.Tập làm văn:

Đề 1: Hãy miêu tả hình ảnh người mẹ của em.

Đề 2: Em hãy tả lại một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Đề 3: Hãy tả lại cây phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

Đề 4Hãy tả một ông Tiên trong truyện cổ dân gian bằng tưởng tượng của em.

                                    

............HẾT.........

 GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6

I.  VĂN:

Câu 1: - Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.

- Những đống gỗ cao như núi.

- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.

- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.

- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.

- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

Câu 2:

Ý nghĩa:

 -  Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kị.

 - Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tình cảm ghen ghét, đố kị.

Câu 3:  Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua văn bản“ Vượt thác” của Võ Quảng.

          - Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ…

          - Con người có vẻ đẹp hùng dũng, khoẻ mạnh…

Câu 4:  

- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế về đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Trên đường đi chiến dịch, trời lạnh, mưa lâm thâm. Đêm đã rất khuya, một anh đội viên tĩnh giấc, giật mình khi thây Bác Hồ đang đốt lửa và đi dém chăn cho bộ đội thật nhẹ nhàng. Anh mời Bác ngủ, nhưng tới lần thứ ba thức giấc, anh vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh. Chứng kiến cảnh đó, anh đội viên xúc động và cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

 Câu 5: Ý nghĩa tư tưởng của truyện:

- Phải biết yêu quí, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

- Tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do...

Câu 6:  Bài thơ “ Lượm” của tác giả Tố Hữu.

           - Hai khổ thơ đầu của bài thơ:

           Ngày Huế đổ máu

           …………………..

           Nhảy trên đường vàng.

           - Hình ảnh chú bé Lượm: Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái.

 Câu 7:

            - Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.

           - Những hình ảnh miêu tả làm nổi bất cảnh sắc một vùng biển đảo tươi đẹp, giàu sức sống.

  Câu 8: Đất là mẹ  nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người và đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự che chở, bảo vệ con  người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

II- TIẾNG VIỆT:

 Câu 1:  Phó từ:

          - Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

          - Đặt câu: An đã tham gia nhiều cuộc thi.

Câu 2:  So sánh:

          -Trắng như bông

- Nhanh như chớp

- Khỏe như voi

- Đẹp như tiên

Câu 3:  Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

   HS tự nêu ví dụ

Câu 4:  Các thành phần chính của câu:

          - Chủ ngữ và vị ngữ( Trang 93- ghi nhớ)

          - Xác định: Nam, Việt, Hùng //là học sinh lớp 6.

                                            CN                       VN

Câu 5: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là( Ghi nhớ SGK)

           Cho một ví dụ minh họa:  Tô Hoài là người quận Cầu Giấy, Hà Nội.

          ( HS tự cho ví dụ)

Câu 6: Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là( Ghi nhớ SGK)

HS tự cho ví dụ minh họa.

Câu 7:Vẽ sơ đồ dấu câu tiếng việt( Trang 168- Các dấu câu đã học)

Ví dụ: - Hôm nay, trời đẹp quá!

          - Bạn Hùng là học sinh giỏi.

III- TẬP LÀM VĂN:

ĐỀ 1:

    Mở bài: Giới thiệu người định tả: mẹ

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

   - Dáng người tầm thước, thon gọn

   - Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.

   - Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

   - Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

  b) Tả tính tình, hoạt động:

   - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

   - Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

   - Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

   Kết bài:

   Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

ĐỀ 2 :

a) Mở bài

   Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

b) Thân bài

-   Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,...).

+ Tư thế ngồi.

-   Miêu tả lại hành động của ông lão (chú ý đôi tay).

-   Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

-   Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

Kết bài

-   Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có gợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

-   Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,...).

ĐỀ 3 :

1. Mở bài:

- Trưa hè thăm lại trường xưa

- Đối tượng cần tả là hàng phượng vĩ và tiếng ve 

2. Thân bài:

Trong màu phượng đỏ và tiếng ve gợi lên bao kỉ niệm.

-Vẻ đẹp riêng, rực ở của hàng phượng vĩ  vào một ngày hè qua các hình ảnh:

-Tả hàng  phượng đỏ:

+ Chùm hoa phượng rực rỡ như lửa cháy khát khao.

+ Màu sắc của hoa.

+ Hình dáng của canh hoa, nhụy hoa, lá phượng.

- Miêu tả âm thanh râm ran, rộn rã của tiếng ve.

 3. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve  vào một ngày hè.

- Những suy tư, cảm xúc, gợi nhớ kỉ niệm học trò.

ĐỀ 4:

Mở bài: Giới thiệu chung:

- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.

- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

Thân bài: Tả ông Tiên:

* Ngoại hình:

- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.

- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.

- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…

* Tính nết:

- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…

- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…

* Phép thuật:

- Có phép thần thông biến hóa.

- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.

Kết bài: Cảm nghĩ của em:

- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.

- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.

                                                   ...................... Hết...........................

Câu 1: Dựa vào yếu tố nào người ta phân chia ra các loại đất tốt, đất xấu?

GỢI Ý TRẢ LỜI:     

- Đất tốt: Là có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng thuận lợi cho năng suất cao.

          - Đất xấu: Có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp.   

Câu 2: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất, trình bày vị trí đặc điểm đới nóng (nhiệt đới) ?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

-  Kể tên: một nhiệt đới, hai ôn đới, hai hàn đới

- Vị trí đặc điểm:                                             

    + Vị trí: Từ chí tuyến B(230 27’ B) đến chí tuyến N(230 27’ N)

    + Đặc diểm: góc chiếu sáng tương đối lớn, nhiệt độ nóng quanh năm, gió tín phong, lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000 mm.

 

 

Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa ?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Khi không khí bão hòa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ.

- Khi không khí đã ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

 

Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa sông và hồ? Nêu những lợi ích và tác hại của sông trong sản xuất và đời sống?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- So sánh:

+ Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

+ Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

- Lợi ích: Cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất, bồi đắp phù sa, có giá trị về thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông vận tải đường sông và du lịch sinh thái.

-Tác hại: Gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân

 

Câu 5: Hãy kể tên các sông và các hồ mà em biết ? Sông và hồ có những giá trị như thế nào đói với con người chúng ta ?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

       - Tên các sông và hồ:

       + Sông Hồng, sông Trường Giang, sông Nin, sông Cửu Long...

       + Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trị An.....

- Gía trị của sông và hồ:

+ Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu

+ Vận chuyển hàng hóa và đi lại trên sông

+ Xây dựng các nhà máy thủy điện

+ Cung cấp cá, tôm, cua cho con người...

+ Phát triển du lịch trên sông

 

Câu 6: Nêu vị  trí  và đặc  điểm của tầng Đối lưu?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Tầng Đối lưu dày từ  0  đến 16 km, càng lên cao không khí càng loảng , 900/0 không khí tập trung sát mặt đất.

- Không khí chuyển động lên xuống  theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp…

 

Câu 7: Lớp vỏ sinh vật là gì? Nêu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất ?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Sinh vật sống trong các lớp đất, đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.

- Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất:

                   + Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất.

                   + Đối với động vật: Các nhân tố khí hậu, thực vật.

 

Câu 8: Do đâu nước biển có vị mặn? Vì sao độ măn của nước biển và đại dương lại khác nhau ?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa rồi đổ ra biển.

- Tại vì tùy thuộc nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

 

 

Câu 9: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- So sánh sự khác nhau: thời tiết và khí hậu.

Thời tiết

Khí hậu

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

Câu 10: Đất có mấy thành phần? Đặc điểm mỗi thành phần?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Đất có 2 thành phần:Thành phần khoáng và thành phần hửu cơ.

- Đặc điểm:

+ Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất..

+ Thành phần hửu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại tầng trên cùng của lớp đất.

Câu 11: Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất, sau đó vẽ các đường: Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam ( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam, điền tên các đới khí hậu ( 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh ) ? 

GỢI Ý TRẢ LỜI:

 - Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất. 

 - Vẽ đúng các đường : Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam      

 - Điền đúng vị trí các đới: 1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới. 

 

Câu 12: Dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí? Khi nào các khối khí bị biến tính?

GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

- Các khối khí không đứng yên tại chổ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất ( biến tính ).

 

---------------------------Hết----------------------------

Câu 1: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượng sóng ?

     Đáp án:    Các tấm tôn lợp có dạng lượng sóng để khi có thời tiết nóng lạnh thì tấm tôn có thể co giãn bình thường mà không bị ngăn cản, tránh làm tấm tôn bị nức.

 

Câu 2: Tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa, người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray ?

    Đáp án: Chỗ nối giữa các thanh ray phải để hở đủ cho chúng dãn nở khi trời nắng nhiệt độ tăng lên. Nếu không chúng không có chỗ nở ra sẽ gây ra một lực lớn làm đường tàu bị cong vênh.

Câu 3: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm.

   Đáp án: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.

Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước( bình thủy) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?

   Đáp án: Khi rót nước nóng ra khỏi phích, có một không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bậc nút phích.

          Để tránh hiện tượng này, ta không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

Câu 5: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy?

  Đáp án: - Phần lớn các chất nóng chảy ở  nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy                    

     - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau;

               - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

         

Câu 6: Nhiệt kế dùng để làm gì? Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C ?

    Đáp án:  - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

                    -  Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoản từ 350C đến 420C.  

Câu 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên các yếu tố đó?

   Đáp án:   - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố.

-         Nhiệt độ.

-         Diện tích mặt thoáng.

-         Gió.

Câu 8: Khi đun nước ta có nên đổ nước thật đầy ấm không? Tại sao

    Đáp án: - Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

                  - Tại vì nước nóng lên nở ra, nước tràn ra ngoài.

Câu 9: Hiện tượng nóng chảy là gì? Hiện tượng đông đặc là gì?

   Đáp án:   - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là hiện tượng nóng chảy.

 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là hiện tượng đông đặc.

Câu 10: Do sự nóng lên của trái đất mà băng của hai đại cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.Nước biển dâng có nguy cơ gì đối với các dồng bằng ven biển?Để giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng các nước trên thế giới cần có các biện pháp gì?

   Đáp án:  - Nước biển dân có nguy cơ làm cho các đồng bằng ven biển bị lủ lục.

                  - Để giảm thiểu tác hại của nước biển dâng thì các nước trên thế giới cần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 11:  Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì?

    Đáp án:  - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

                   - Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

Câu 12: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời vừa mọc sương mù lại tan? Xung quanh nhà ở, người ta trồng cây xanh để làm gì?

    Đáp án: -  Sương mù thường có vào mùa lạnh                        

-         Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.       

-         Để làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh.

                              

Câu 13: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất.

   Đáp án: Trong các chất rắn, lỏng, khí thì chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.

 

Câu 14: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống?

 Đáp án:   - Dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.

                 - Nhiệt kế y tế, dùng để đo nhiệt độ cơ thể.

                 - Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ làm thí nghiệm.

                 - Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ trong không khí.

 

Câu 15: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiết độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?

Đáp án:

   - Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi.

   - Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.

 

------Hết ------

Đây, có hết đó

 

 

9 tháng 5 2018

Mk nè . Thi biết đc điẻm luôn

27 tháng 12 2017

Câu 1 : Thế nào là danh từ ? ( 1 đ )

Đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ .

Câu 2 : Giải ngĩa từ " chân " trong " các câu sau và cho biết từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc , từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? ( 2 đ )

a ) Người ta nói :  Đấy là bàn " chân " vất vả .

b ) Mặt trang hiện lên ở phía " chân " trời .

Câu 3 : Câu thành ngữ " Thầy bói xem voi " được rút ra từ văn bản nào ? Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ? ( 2 đ )

Câu 4 : Hóa thân vào nhân vật ông chủ cửa hàng cá để kể lại truyện " Treo biển " .

27 tháng 12 2017

Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản nào đó

Học phần tiếng việt, không khó lắm

Miêu tả cảnh sân trường hoặc người thân

27 tháng 12 2017

Đề thi nhưng mik chỉ nhớ mỗi tự luận câu 2 thôi nhe:

Đề bài:

Hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở về ngôi trường hiện nay em đang học và những đổi thay có thể xảy ra

27 tháng 12 2017

A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC

I. Các thể loại truyện đã học

1. Truyện dân gian:

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ  đối thoại của nhân vật. 

II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.         

 a.   Truyền thuyết – cổ tích  

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống

- Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.

- Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.

- Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường…

Khác

- Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.

- Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu  chuyện có thật.

- Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra.

- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng.

- Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật.

    

b. Ngụ ngôn – truyện cười

Ngụ ngôn

Truyện cười

Giống

Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán.

Khác

Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)

Thể loại

Tên truyện

Nội dung, ý nghĩa

Truyền thuyết

Thánh Gióng

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Truyện cổ tích

Thạch Sanh

 Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Em bé thông minh

Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

Truyện ngụ ngôn

Ếch ngồi đáy giếng

  Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo.

Thầy bói xem voi

 Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Truyện cười

Treo biển

Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm)

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng

Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính

- Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm)

- Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền.

- Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Thành ngữ:

+ Lương y như từ mẫu.

+ Thầy thuốc như mẹ hiền.

B CHỦ ĐỀ 2PHẦN TIẾNG VIỆT

Kiến thức

Định nghĩa

Phân loại

Từ

(xét theo cấu tạo)

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

-Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành.  

VD: Nhà, xe, người,...

Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành.

+ Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. 

VD: Nhà cửa, sách vở,…

+ Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần.                      

VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, …

Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là  nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Có hai cách giải nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.

* Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc)

- Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển)

Phân loại từ theo nguồn gốc

- Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra.

VD: Cha mẹ, trẻ con,… 

-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm:

+ Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì…

+ Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan…

Lỗi dùng từ

Có 3 loại lỗi dùng từ

Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu

=> Gây nhàm chán cho người đọc.

Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe.

- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói.

Từ loại

Danh từ

- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

- Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

- Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

VD. Lan  học sinh.

  •  Có các loại danh từ:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

                  

Động từ

Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…)

- Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ.

- Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng

*Có các loại động từ sau:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

Tính từ

Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quáđã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế.

- Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.

* Các loại tính từ:

               

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

    
    

   

CCHỦ ĐỀ 3PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự

1/ Văn bản là gìCác kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

- Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.

- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

2/ Thế nào là văn tự sự?

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

3/ Cách làm bài văn tự sự.

+ Tìm hiểu đề, tìm ý

+ Lập dàn ý

+ Viết bài văn hoàn chỉnh

+ Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai.

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất.

Gợi ý

- Chú ý hình thức đoạn văn.

- Phải có câu chủ đề.

Đoạn văn: (Câu 1Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?

4. Một số đề bài HS tham khảo:        

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .

Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.

Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.

Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy.

b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:

- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?

- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?

- Có những ai tham gia cùng em?

- Em đã làm những việc gì?

- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?

- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?

- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?

c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.

Đề 2:  Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.

b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:

- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?

- Ai đưa em đi?

- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?

- Hành trình chuyến đi ra sao?

- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?

- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?

c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.

Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm.

b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm:

- Kỉ niệm bắt đầu như thế nào?

- Có những ai tham gia?

- Diễn biến của kỉ niệm ? 

- Kết quả ra sao?

c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân.

Đề 4Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .

b. TB: 

- Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?

- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?

- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? 

- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn?   

c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.

Đề 5Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.

a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.

b. TB:

- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.

- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.

- Kể về tài năng, sở thích của người đó.

- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?

c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.

Đề 6Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.

Gợi ý

- Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại.

- HS kể theo ngôi thứ nhất.

a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình.

(Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A)

b. TB:

- Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây…)

- Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba…thái độ của cây bàng non như thế nào?

- Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS)

- Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.)

c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.