Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrick Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.
-Lê-nin sinh ra trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ,sớm có tinh thầng yêu nước và chống lại chế độ Nga hoàng
-Năm 1893 Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mácxít ở Pê-téc-bua sau đó bị bắt và đi đày
-Năm 1903 Lê-nin thành lập đảng cộng sản côngnhân dân chủ Nga thông qua cương lĩng cách mạng để lật đổ chính quyền tư sản,xây dựng chủ nghiã xã hội
TÌM HIỂU GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI PHONG KI\(ẾN\)
1. Giáo dục Việt nam dưới chế độ phong kiến1.1. Bối cảnh lịch sử Năm 257 (TCN), Thục Phán đã thống nhất các bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương. Năm 179 (TCN), Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc và thiết lập chế độ cai trị của đế chế phương Bắc. Trải qua hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa lớn: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248), Lý Bí (542), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766 -791), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931)... Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành quyền độc lập tự chủ cho dân tộc, mở đầu thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.
Năm 965, xảy ra “Loạn 12 xứ quân”. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, lập ra n¬ước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Vào cuối triều Đinh, quân Tống xâm lược nước ta, triều thần đã tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua; đánh tan quân Tống xâm lược vào năm 981.
Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh mất (triều Tiền Lê kết thúc), Lý Công Uẩn lên ngôi vua, năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư¬ ra Thăng Long.
Ba triều đại Lý - Trần - Hồ, gắn liền với các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh. Triều Lý thực hiện cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077). Triều Trần ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258; 1285 và 1288). Triều Hồ thực hiện cuộc kháng chiến chống Minh (1406 - 1407).
Những năm cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam dần dần suy yếu. Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu đã phế truất nhà Lê lập ra nhà Mạc.
Họ Mạc chiếm vùng Bắc Bộ, gọi là Bắc Triều. Nhà Lê (Lê Trung Hưng), chiếm vùng Thanh Hoá trở vào, gọi là Nam Triều. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều kéo dài gần nửa thế kỷ (1545 - 1592), ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nhân dân, trong đó có giáo dục.
1.2. Đặc điểm về giáo dục
* Mục tiêu giáo dục:
Đào tạo con em quan lại thành người Quân tử, kẻ sĩ.
* Nội dung giáo dục chủ yếu là nho giáo,
Đặc trưng nổi bật của giáo dục Việt Nam thời Phong kiến là nền giáo dục Nho học. Thời kỳ đầu dựng nước, bên cạnh giáo dục nho học có sự tồn tại của các loại hình giáo dục Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác nhau nhưng các loại hình giáo dục trên không bài trừ lẫn nhau. Tâm giáo thịnh vượng nhất là thời Lý - Trần, triều đình nhiều lần đứng ra tổ chức kỳ thi Tam giáo bao gồm cả 3 nội dung Nho - Phật - Đạo. Tuy nhiên, các triều đại Phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Vì thế, Nho giáo gần như trở thành hệ thống giáo dục chính thống và tồn tại trong suốt thời kỳ Phong kiến.
- Sách giáo khoa chính của Nho giáo ở bậc cao là Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử.
* Phương pháp giáo dục: Trí dục và đức dục.
- Trí dục: Chủ yếu phương pháp thuộc lòng, dùi mài kinh sử, Kinh viện, giáo điều.
- Đức dục: Chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương (Thân giáo trọng ư ngôn giáo – Nguyễn Trãi)
* Tổ chức trường lớp và thi cử: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn miếu để thờ Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Mạnh tử, Tăng Tử, Tử Tư¬, Nhan Uyên ).
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, làm nơi dạy học cho các hoàng tử .
Thời Lý, việc tổ chức khoa cử ngày càng nền nếp. Năm 1075, Lý Nhân Tông cho mở khoa thi đầu tiên, lấy tên là Minh kinh bác học (các kỳ tiếp theo được tổ chức vào các năm 1086, 1186, 1195,…).
Thời Trần, năm 1236, Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc Học Viện, dần dần mở rộng cho con em các đại quan vào học.
Năm 1253, Trần Thái Tông xuống chiếu cho các nho sĩ trong nư¬ớc, những người thông kinh sử đư¬ợc đến Quốc Tử Viện học tập.
Tổ chức khoa cử đi vào quy củ, nền nếp hơn trư¬ớc. Năm 1232, Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái học sinh.
Năm 1247, Trần Thái Tông đặt ra định chế tam khôi: (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa - 3 người có kết quả cao nhất trong cuộc thi đình).
Thời Hồ, Năm 1404, Hồ Hán Thư¬ơng định cách thi cử nhân. Do tồn tại trong thời gian quá ngắn nên triều Hồ chỉ tổ chức đ¬ược 2 khoa thi, như-ng đã đào tạo được nhiều danh nho, danh thần nổi tiếng (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên).
Nhìn chung, dưới các thời Lý - Trần - Hồ, hệ thống trường học được tổ chức từ bậc Ấu học đến bậc Đại học. Tuy có sự phát triển, tiến bộ so với các thời kỳ trước, song sự phát triển còn chậm, số trường học do nhà nước mở còn ít, chỉ có ở kinh đô và một số phủ, châu. Việc học tập ở địa phương, hầu như do dân tự lo liệu, chủ yếu là do nhà chùa và các nho sĩ mở.
Dưới các triều Mạc - Lê, Trịnh - Nguyễn, việc học và thi tiếp tục được duy trì. Song, cùng với bước đường suy tàn của chế độ phong kiến, nền giáo dục nước ta có nhiều bước thụt lùi về chất lượng.
Nhiều giá trị hầu như bị đảo lộn, các sĩ tử theo lối học chạy theo danh lợi, xa rời chính học.
Tóm lại, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, chế độ giáo dục và thi cử Nho học vẫn được các triều đại phong kiến ở cả 2 miền Nam Bắc duy trì. Song trên bước đường suy vong của chế độ phong kiến, nội dung giáo dục và chế độ thi cử ngày một suy giảm về chất lượng, chỉ còn bề nổi, không còn chiều sâu; tình trạng này nằm trong sự suy tàn chung của ý thức hệ Nho giáo.
3. Ưu và nhược điểm giáo dục Việt Nam thời Phong kiến:
* Ưu điểm:
Các triều đại phong kiến Việt Nam cùng với việc chăm lo phát triển các mặt kinh tế, xã hội cũng đã chú trọng tới việc phát triển giáo dục. VD: thế kỷ XV - XVI, các phủ, lộ đều có trường công,...
Đã phát triển nhiều trường tư để dạy con em của nhân dân với mong muốn cho con em của nhân dân đi học vài chữ để làm người; phát triển giáo dục gia đình.
Nền giáo dục Việt Nam thời Phong kiến từng bước được mở rộng và chính quy nhưng vẫn chưa phải là nên giáo dục giành cho mọi người; chỉ có con em của những người giàu, quý tộc mới được đi thi (thi là để làm quan); con em nhà nông cơ bản không được đi thi.
Tính độc lập, tự chủ, ý thức tự lực, tự cường trong giáo dục, nó đã góp phần to lớn trong việc gìn giữ đất nước, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Giáo dục Việt Nam thời Phong kiến để lại cho chúng ta nhiều bài học quý trong việc tổ chức nền giáo dục hiện nay. Bài học về tổ chức giáo dục (giáo dục nhà trường, giáo dục trong gia đình, ở trường công, trường tư,…).
Bài học về tổ chức thi cử, về bổ nhiệm người tài,..
Chế độ khoa cử là một trong những đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục phong kiến. Thông qua chế độ khoa cử để chọn người hiền tài đảm nhiệm các chức vụ quan lại thực hiện chức năng quản lý bộ máy nhà nước phong kiến. Còn đối với nhân dân, thi cử là con đường tiến thân lập nghiệp, vì vậy được nhân dân hết sức coi trọng.
* Hạn chế:
Mục đích của nền giáo dục Phong kiến không nhằm vào những con người làm khoa học, lao động sản xuất để phát triển xã hội mà đào tạo những con mọt sách, những đồ đệ phục vụ tầng lớp phong kiến: quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử,
Nội dung giáo dục nghèo nàn, nặng về văn chương; nội dung về lao động sản xuất, khoa học kỹ thuật hầu như không có. (Do ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, mà Khổng Tử thì không quan tâm đến lao động sản xuất).
Phương pháp giáo dục giáo điều, uy quyền, nặng về học cổ, ít quan tâm phát triển xã hội.
Tổ chức bất bình đẳng trong giáo dục: trọng nam kinh nữ, con em tầng lớp quý tộc mới được đi thi, không phải mọi người đều có cơ hội đi học.
Triều đình chỉ lo giáo dục cho con em vua chúa và quan lại ở Kinh đô còn ở những nơi khác phải mời thầy đồ về giảng dạy.
Tài liệu học tập hết sức hạn chế, chỉ có 2 loại: Do Trung Quốc biên soạn là tứ thư, ngũ kinh và 1 loại do người Nam soạn.
Tổ chức thi cử rất nghiêm ngặt nhưng nội dung thi rất khập khiễng, các đề thi chủ yếu ca tụng vua chúa, ca ngợi triều đình, ca ngợi nho giáo. Thời gian thi qua các kỳ kéo dài, ngắn: có kỳ 3 năm, có kỳ 10 năm.
Tóm lại, dù có những hạn chế nhất định nhưng nền giáo dục thời Phong kiến đặc biệt là những lúc đỉnh cao, đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà; thực sự là đòn bẩy thúc đẩy tinh thần học tập, truyền thống hiếu học và bồi đắp nguyên khí cho quốc gia trong những giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục dân tộc. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tổ chức giáo dục hiện nay.
CTTG1 | CTTG2 | |
các nước trong tình trạng CTranh | 36 | 76 |
số người phải tham gia quân đội(triệu) | 74 | 110 |
TL :
Anh hùng Cù Chính Lan (1930-1951)
Quê quán : Quỳnh Lưu, Nghệ An
Tiểu sử :
- Nhập ngũ : 1946
- Hi sinh : 29/12/1952 ở trận đánh đồn Gô Tô
Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm
Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrick Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916)..
Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông Aleksandr Ilyich Ulyanov bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến.
Năm 24 tuổi, Lenin vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lenin trở thành người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lenin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lenin lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga thành công.Ông còn là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Năm 1919, Lenin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lenin: “Lenin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Marx - Engels. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.
V. I. Lenin được vinh danh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.