K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2021

Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là:

A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước.

B. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.

⇒ Đáp án:    C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

6 tháng 5 2016

không mua hàng , chao đổi hàng đểu của nước ngoài về nước mk

Vi dụ:

Công dân dưới 16 tuổi:

-Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

-Làm đúng 5 điều Bác dạy

-Rèn đức, luyện tài

-Học tập tốt, lao động tốt, hăng hái tham gia chương trình rèn luyện Đội, Đoàn như thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm nghĩa trang và tham gia các cuộc thi như Em là Sao nhi đồng, thi nghi thức Đội,...

Công dân trên 16 tuổi:

Công nhân:

-Xây dựng các công trình kiến trúc đẹp góp phần làm đất nước ngày càng giàu, dẹp, sánh vai với các cường quốc 5 châu

Nhà văn:

-Sáng tạo văn thơ, truyện góp phần làm cho đất nước phát triển về văn thơ

Giáo viên:

-Thực hành theo bốn chữ "Dạy tốt, học tốt". Trung thành với nghề góp phần cho đất nước phát triển về giáo dục.

Người bán hàng:

-Thông minh, khéo léo, biết cách chào hàng để làm khách mua nhiều góp phần làm cho đất nước phát triển kinh tế.

Và còn nhiều điều còn cần làm lắm! Hãy chung tay góp sức để Việt Nam ngày một đẹp lên bạn nhé!

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoịCâu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếa. Giảm tỉ trọng khu vực...
Đọc tiếp

Câu 1: Nước ta tiến hành cải cách kinh tế năm nào?

a. 1975 b. 1986 c. 1992 d. 2000

Câu 2: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.

a. tăng cường quản lí thị trường của nhà nước.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.

d. Mở rộng nền kinh tế đối ngaoị

Câu 3: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

a. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD và DV

b. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, tăng dịch vụ

c. Giảm tỉ trọng khu vực N-L-N, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD. Khu vực DV cao nhưng còn biến động

d. Tăng tỉ trọng khu vực N-L-N, khu vực CN-XD, giảm khu vực DV.

Câu 4: “Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động” là đặc trưng của quá trình chuyển dịch kinh tế nào?

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 5: Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

a. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần

b. Chuyển từ nền kinh tế khu vực Nhà nước sang tập thể và nhiều thành phần

c. Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần sang khu vực nhà nước và tập thể

d. Chuyển từ khu vực tập thể sang khu vực nhà nước và khu vực nhièu thành phần.

Câu 6: Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là:

a. Kinh tế Nhà nước.

b. Kinh tế ngoài nhà nước.

c. Kinh tế tập thể.

Câu 7: Việt Nam gia nhập WTO năm nào

a. 1995 b. 2007 c. 2010 d. 2012.

Câu 8: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế?

a.5 b. 6 c. 7 d. 8

Câu 9: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm

a.3 b. 4 c. 5 d. 6.

Câu 10: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá năm nào?

a.1995 b. 1996 c. 1997 d. 1998.

Câu 11. Nguyên nhân nào chủ yếu nhất làm giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?

a. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh.

c. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

d. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.

Câu 12: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai có vai trò gì?

a. Địa bàn sinh sống của người dân

b. là mặt bằng xây dựng các công trình

c. Nơi sinh sống của các loài sinh vật

d. Là tư liệu sản xuất không thay thế được

Câu 13: Diện tích đất phù sa nước ta là

a. 3 triệu ha b. 4 triệu ha c. 5 triệu ha d. 6 triệu ha

Câu 14: Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta

a. ĐBSH, ĐBSCL, Tây Nguyên

b. ĐBSH, TDMNBB, Đông Nam Bộ

c. ĐBSCL, ĐBSH, đb ven biển miền Trung

d. ĐBSCL, Đông Nam Bộ, TDMNBB

Câu 15: Diện tích đất feralit nước ta là

a. Trên 14 triệu ha b. trên 15 triệu ha

c. Trên 16 triệu ha d, Trên 17 triệu ha

Câu 16: Đâu không phải những khó khăn của khí hậu nước ta với sự phát triển nông nghiệp

a. Bão, lũ

b. Gió Tây khô nóng

c. Sương muối, rét hại

d. Tuyết rơi, đóng băng

Câu 17: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm nông nghiệp nước ta vì:

a. Khí hậu nước ta có sự phân hoá Đông - Tây

b. Khí hậu có sự phân hoá một mùa mưa và một mùa khô

c. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

d. Khí hậu có sự khác nhau giữa các vùng, miền

Câu 18: Việc tăng cường xây dựng thuỷ lợi ở nước ta nhằm mục đích gì?

a. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô.

b. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng.

c. Phát triển nhiều giống cây trồng mới.

d. Dễ dàng áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp

Câu 19: Năm 2003, nước ta có bao nhiêu % lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

a. 50% b. 60% c. 70% d. 80%

Câu 20: Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp nước ta là:

a.Nền nông nghiệp nhiệt đới.

b. Nền nông nghiệp ôn đới.

c. Nền nông nghiệp hiện đại, năng suất cao.

d. Nền nông nghiệp lạc hậu, cổ truyền.

Câu 21: Nước ta có thể trồng được hai đến 3 vụ lúa và rau, màu trong một năm do:

a.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nguồn nhiệt, ẩm phong phú.

b. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng theo độ cao, theo chiều Bắc – Nam

c. Nguồn nước tưới dồi dào và đa dạng quanh năm.

d. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 22: Ưu điểm quan trong nhất của nguồn lao động Việt Nam trong phát triển nông nghiệp là:

a.Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

b. Lao động nước ta cần cù, chịu khó.

c. Giàu kinh nghiệm sản xuất, gắn bó với đất đai.

d. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Câu 23: Nhân tố đóng vai trò quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là:

a.Nhân tố đất đai.

b. Nhân tố khí hậu.

c. Nhân tố kinh tế - xã hội.

c. Nhân tố thuỷ lợi.

Câu 24. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

a. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

b. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

c. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

d. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

 

 

 

Câu 25: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhóm cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất

a. Cây lương thực

b. Cây công nghiệp lâu năm

c. Cây ăn quả, rau đậu

d. Cây Công nghiệp hằng năm

Câu 26: Loại cây nào có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

a. Cây lương thực b. Cây công nghiệp

c. Cây ăn quả d. Cây rau đậu, cây khác.

Câu 27 Loại cây nào không phải cây lương thực?

a. Ngô b. Lạc c. Khoai d. Sắn

Câu 28: Lạc là cây CN hằng năm được trồng nhiều nhất ở đâu?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 29: Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

a. Bắc Trung Bộ b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nguyên d. TDMNBB

Câu 30: Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là?

a. Vùng ĐBSCL, TDMNBB

b. Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ

c. Vùng ĐBSH, ĐBSCL.

d. Vùng ĐBSCL, Tây Nguyê

0
21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.