Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là An Dương Vương.
Vì: Cổ Loa là mảnh đất đẹp, khí hậu thời tiết thuận lợi, trung tâm đất nước, lại là nơi giao lưu buôn bán với các nước khác nên hai triều vua này chọn Cổ Loa là kinh đô.
Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".
Do những đặc điểm kiến trúc đặc biệt và độc đáo, công trình được gọi là Cổ Loa. Tương truyền thành gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó.
- Ông vua trước Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô là An Dương Vương
- Vì Cổ Loa là một cùng đất màu mỡ, thuận lợi cho giao thông -> thuận lợi cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước
Chúc bạn học tốt
Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.
- Người trước Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô đó là: An Dương Vương
- Lý do là: Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa, dễ kiểm soát được đất nước.
Chúc bạn học tốt.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là vương, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô,sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sách Việt sử tiêu án chép:Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.
Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước. Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:
1. Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập.
2. Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.
Bạn tham khảo nha!
Câu 1: Kinh đô của nước Đại Cồ Việt thời Đinh được đặt ở đâu?
a. Cổ Loa ( Hà Nội ).
b. Hoa Lư ( Ninh Bình ).
c. Phong Châu ( Phú Thọ ).
d. Thuận Thành ( Bắc Ninh ).
Câu 2: Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền chọn nơi nào làm kinh đô ?
a. Cổ Loa.
b. Hoa Lư.
c. Đại La.
d. Phong Châu
Kinh đô của nước Đại Cồ Việt thời Đinh được đặt ở đâu? *
Cổ Loa (Hà Nội).
Hoa Lư (Ninh Bình).
Phong Châu (Phú Thọ).
Thuận Thành (Bắc Ninh).
Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền chọn nơi nào làm kinh đô? *
Cổ Loa.
Hoa Lư.
Đại La.
Phong Châu
Câu 24: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.
B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.
D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.
Câu 25: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:
A. Ngô.
B. Đinh.
C. Lý.
D. Trần.
Câu 26: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?
A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.
Câu 27: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Trần Lãm.
C. Phạm Bạch Hổ.
D. Ngô Xương Xí.
Câu 28: Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. Năm 980, niên hiệu Thái Bình
B. Năm 979, niên hiệu Hưng Thống
C. Năm 980, niên hiệu Thiên Phúc
D. Năm 981, niên hiệu Ứng Thiên
Câu 29: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 30: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê so với nhà Đinh?
A. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê hoàn thiện hơn so với thời Đinh, đó là sự hoàn thiện thêm về tổ chức bộ máy cai trị ở trung ương.
B. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê hoàn thiện hơn so với thời Đinh, đó là sự hoàn thiện thêm về tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương.
C. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê hoàn thiện hơn so với thời Đinh, đó là sự hoàn thiện thêm về tổ chức bộ máy cai trị ở trung ương và địa phương.
Câu 31: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:
A. Thế kỉ III. B. Thế kỉ II.
C. Thế kỉ III trước công nguyên. D. Thế kỉ II trước công nguyên.
Câu 32: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Hà Lan.
CÂU 33: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?
A. Năm 966. B. Năm 967. C. Năm 968. D. Năm 969.
Câu 34 : Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Nam D. Đại Ngu
Câu 35: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Đinh Toàn. B. Thái hậu Dương Vân Nga. C. Lê Hoàn. D. Đinh Liễn.
Câu 36: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 37: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.
Câu 38: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo D. Thiên Chúa giáo.
Câu 39: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:
A. Địa chủ và nông nô. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
Câu 40: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.
1 . B
2 . D
3 . C
4 . D
5 . D
Phần câu này thì mink chỉ chọn câu mik cho là đúng nhất vì chỉ được chọn một . Nhìu bạn sẽ chọn khác mik nên bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi chọn .
6 .
( 1 ) Đinh Bộ Lĩnh
( 2 ) Vạn Thắng Vương
( 3 ) Cát cứ
1- vai trò của vua thời Ngô: đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự; đặt ra chức quan văn, võ, quy định và các lễ nghi trong triều
Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam. 3- B. Đánh đuổi quân Nam hán, giành độc lập cho dân tộc
đầy đủ nhỉ