K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2017

ái dà...là câu liên kết giữa câu nói của u và suy nghĩ của cậu bé

3 tháng 10 2017

Câu "Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" có tác dụng chuyển tiếp giữa hai đoạn văn, khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung mới.

- Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn, người ta thường dùng hai phương tiện: từ ngữ liên kết (quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,…) và câu liên kết.

12 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
gửi ng tôi yêuNăm 2004Lớp 12A4Cường đang loay hoay lấy mẩu giấy trong học bàn ra, có vẻ như lá thư của lớp buổi chiều. Cô đang giảng bài trên bảng nên cậu yên tâm, đang định mở mẩu giấy lạ ra để đọc, Cường nghe một âm thanh vô cùng thân quen.“Đứng dậy, mở cái gì đang cầm trong tay ra đọc cho cả lớp nghe” Cô ném liền cục phấn vào đầu Cường.Cường đứng dậy, vội nhét lá thư...
Đọc tiếp

gửi ng tôi yêu

Năm 2004

Lớp 12A4

Cường đang loay hoay lấy mẩu giấy trong học bàn ra, có vẻ như lá thư của lớp buổi chiều. Cô đang giảng bài trên bảng nên cậu yên tâm, đang định mở mẩu giấy lạ ra để đọc, Cường nghe một âm thanh vô cùng thân quen.

“Đứng dậy, mở cái gì đang cầm trong tay ra đọc cho cả lớp nghe” Cô ném liền cục phấn vào đầu Cường.

Cường đứng dậy, vội nhét lá thư lại vào trong học bàn “Không có gì đâu cô, là rác, là rác thôi ạ…”

“Tôi bảo em đọc ngay, em dám cải lời tôi hả?” Cô giáo nhắc lại.

Cường nhăn nhó gãi đầu.

“Để em, để em cô” Mạnh bên cạnh nhanh miệng, nhanh tay lôi lá thư ra lại.

Cường đưa tay giật lại, nó vội né sang bên, bước hẳn ra ngoài. Lớn miệng đọc :

“Gửi tên học buổi sáng.

Phiền bạn ăn ở cho sạch sẽ, giữ vệ sinh chung cho 2 lớp. Đừng có nhét quà vặt vào học bàn, cũng đừng trét bã kẹo cao su xung quanh bàn nữa. Thật là khó chịu hết sức. Mong bạn hợp tác, do bức xúc quá nên tôi mới phải nhắc nhở.

Thân ái, chúc bạn sẽ luôn ở sạch và vệ sinh hơn nữa”

Mạnh mỏ nhọn đọc xong, thêm điệu bộ bỉ ổi của nó khiến cả lớp bật cười.

“Hóa ra là ở bẩn có tiếng luôn đấy à?” Cô giáo hỏi.

“Phải đó cô, nó mặc một bộ đồ mấy ngày chưa giặt” Mạnh thêm vào.

Cường xị mặt, trong lòng nổi lên cơn căm hận chủ nhân của lá thư và cả cái tên mỏ nhọn thích xen vào chuyện người khác.

“Thảo nào dạo này tao nghe mùi của anh “Hách văn Nôi” ghê đó mày, nhất là mỗi khi trời nóng, thời tiết gay gắt, ngồi cạnh thằng Cường mà cứ tưởng trong lớp có con gì chết” Mấy thằng bên cạnh chêm vào chọc.

 

“Bệnh lâu mà giấu hả mày? Xấu mà được mỗi cái ở dơ, đến cả lớp buổi chiều phải ý kiến lên” Thằng bên dưới đập vai

“Thôi thôi, mấy cậu đừng có đươc đà lấn tới, quay lại bài nào. Còn bạn Cường được nhắc nhở tinh tế như thế chắc cũng có cách tự cải thiện, các em đừng có chọc ghẹo nữa” Cô giáo quay lại bài giảng.

Cường đạp vào mông thằng Mạnh một phát khi nó quay lại chỗ ngồi, Mạnh vội la lên “Cô ơi thằng này nó…”

“Các em lại có chuyện gì nữa?” Cô giáo quay lại.

“Nó xàm sỡ em” Mạnh cười đểu giả.

“Thôi được rồi nhé, các em đừng đùa nữa. Quay lại bài cho tôi, còn để tôi nghe tiếng ồn ào một lần nữa là tôi cho giờ B luôn đấy” Cô dọa.

Cô vừa quay lên, bên dưới bàn mấy đứa con gái đã chia nhau mấy bịch đồ ăn vặt, thỏ thẻ nhai chậm rãi, cười duyên với nhau.

“Thằng khốn này, mày có phải là bạn tao không vậy? Sao mày lại bán đứng tao trước cả lớp vậy” Cường kẹp đầu Mạnh.

Mạnh tỏ vẻ ngạt thở “Kẹp bằng chỗ khác đi mày, kẹp bằng nách mày tao sắp chết rồi”

“Đừng có giả bộ nữa, muốn tao nói với cô đống quà vặt với bã kẹo cao su trét đầy là của mày không. Tao đã giữ thể diện cho mày, còn chơi trò bịa chuyện bỉ ổi” Cường đấm thêm mấy phát vào đầu Mạnh.

“Thôi thôi, thả tao ra, tao có ý này hay lắm này” Mạnh đẩy bạn ra.

“Mày lại chuẩn bị bày ra chuyện gì nữa đây?” Cường buông bạn ra.

“Chiều nay lên trường xử lý cái đứa viết thư bêu xấu anh em mình đi” Mạnh đề nghị.

“Anh em mình, nghe tốt quá nhỉ ?” Cường mỉa mai.

“Thì nói chung là đi lên xem, đứa nào cả gan lớn mật dữ vậy. Đi nhe mày, đằng nào chiều nay cũng rảnh” Mạnh nài nỉ.

“Rồi, chiều đi” Cường miễn cưỡng.

Buổi chiều, cả hai đi vờn qua lớp học buổi chiều, thấy có thằng nhóc ngồi vị trí của Cường, Mạnh thì thầm vài tai Cường “lát nữa nó ra chơi, tao với mày tới chọc nó xíu, cho nó sợ chơi”

“Tao cũng sợ mấy trò của mày lắm, thích làm gì làm đi, đừng có lôi tao vào”

Giờ ra chơi, Mạnh với Cường đang ngồi trong canteen, thấy thằng nhóc lớp 10 từ ngoài sân đang đi vào canteen mua gì đó. Mạnh đứng dậy đi ra sân, vờ đi ngang qua, gạt chân, thằng nhóc vấp ngã. Nó quay lại nhìn Mạnh có vẻ hơi bực.

Mạnh liền hếch môi “À, mày dám nhìn đểu ông à?”

Bước tới túm cổ thằng nhóc, thằng nhóc hơi hoảng vội lắc đầu “Tại anh gạt chân em té ngã mà”

“Bằng chứng đâu, mày không có mắt hay sao mà đi vấp vào chân tao?” Mạnh trợn mắt.

Cường đứng ngoài, không nhịn cười nổi cho thái độ táo tợn của thằng bạn.

“Mắt em ở trên mặt, chứ có ở dưới chân đâu mà thấy anh gạt chân chứ” Thằng nhóc ấm ức.

“À lại còn già mồm à” Mạnh nắm mặt thằng nhóc, dùng mấy đầu ngón tay tát bép bép.

Mặt thằng nhỏ sắp mếu tới nơi “Sao anh lại đánh em?”

“Mày còn chưa biết tội mày à?” Mạnh lớn giọng hỏi.

Thằng nhóc lắc đầu “Tội gì ạ? Em mới gặp anh lần đầu thì đắc tội gì chứ?”

“Tội mày là dám viết thư nặc danh, bêu xấu anh đây ở dơ” Mạnh đưa tay chỉ về Cường.

Cường đưa chân đạp thằng bạn “Được rồi đó mày, dọa thằng nhỏ tái xanh rồi kìa”

“Em có viết gì đâu, em đâu biết hai anh đâu” Thằng nhóc chối.

“Để tao xem mày tên gì nào” Mạnh nhìn vào bảng tên thằng nhóc “À tên Quốc Anh hả? Có phải Quốc Anh ngồi bàn số 4 từ trên xuống bên tay phải không, chỗ ngồi chỗ ngoài cùng đường đi luôn đúng không” Mạnh tự nhiên hạ giọng nhẹ nhàng.

“Dạ không ạ, chỗ đấy của Phương Mai. Em ngồi bàn cuối mà” Quốc Anh thành thật.

“Thế nãy tao mới thấy mày ngồi chỗ đó mà?” Mạnh hỏi lại.

“Tại con bạn nó nhờ em tới chỉ bài” Quốc Anh khai.

“Thế Phương Mai là đứa nào? Chỉ tao xem” Mạnh tò mò.

“Ngay cây phượng kia kìa, bạn cột tóc cao ấy”

Cường và Mạnh nhìn theo tay Quốc Anh chỉ, một cô bé đáng yêu, hoạt bát đang quấn tà áo dài chơi đá cầu cùng bạn.

“Mày nói thật chứ?” Mạnh hỏi lại lần nữa.

 

 

“Em nói dối anh làm gì” Quốc Anh ngơ ngác không hiểu hai ông anh lớp trên này đang có ý định gì.

Mạnh buông tay khỏi áo Quốc Anh, tay chỉnh lại cổ áo, rồi vỗ nhẹ lên mặt Quốc Anh “Ban nãy anh đánh yêu mày thôi đấy nhé, đừng để ý”

Mạnh cười xòa, Cường thì ngao ngán cho cái tính nhiều chuyện của bạn. Mắt hướng về cô gái đang thoải mái vô tư chơi đá cầu trong sân, đôi mắt cứ hút vào tiếng cười dòn tan đó.

“Thôi được chưa, về đi mày” Cường đập vai bạn.

Mạnh với Cường đi về, Mạnh vội quay lại nói với Quốc Anh “Này mày không được nói chuyên này với ai đâu nhớ chưa. Anh mà biết anh đến tát yêu mày dữ dội hơn đấy”

Quốc Anh gật đầu ngay. Cường rút trong túi ra 5 nghìn “Cho cậu mua bim bim”

Quốc Anh cười nhận lấy rồi chạy đi ngay.

“Tự nhiên cho tiền nó chi vậy mày?” Mạnh hỏi.

“Ăn hàng còn dư, cho nó luôn có gì đâu, bù vô mấy cái tát của mày” Cường khoác vai bạn đi về.

Lúc đi ra cổng, Cường còn ngoái lại nhìn đám nữ sinh áo dài trắng đang cười rạng rỡ dưới nắng sân trường.

Hôm sau Cường đến lớp sớm, cạo sạch bã kẹo cao su quanh bàn, đem vứt đống vỏ bánh kẹo trong đó. Cậu cũng tẩy sạch đống tài liệu chép nhằng nhịt trên bàn làm phao cho mấy lần kiểm tra.

“Trời, sao chỗ ngồi của mày sạch sẽ quá vậy?” Mạnh ngạc nhiên.

“Mày muốn để có thư nhắc nhở lần nữa hả?” Cường hỏi lại.

“Ừ cũng phải” Mạnh đồng ý.

“Mà tao cảnh cáo mày, mày mà còn nhét rác vào học tao, với trét bã kẹo cao su đầy ra đấy là no đòn với tao. Đừng hỏi tại sao em chết đấy” Cường cảnh báo.

“Biết rồi, nói mãi, hê hê”.

Đám con gái bàn trên tụ tập, nói chuyện ầm ầm lúc 15 phút đầu giờ.

“Hôm qua có xem phim Cơn Lốc Tình Yêu không bà?”

“Trời ơi, có chứ, sao mà bỏ được. Tôi phát cuồng lên đây” Cả đám nhao nhao, khuôn mặt đầy sự phấn khích.

“Nói nhé, hôm qua đến đoạn anh Lục Dĩnh Phong chạy ra chặn xe tải, không cho xe lao về phía Triệu Gia Lạc mà tim tôi như loạn nhịp. Ở đâu mà có người đẹp trai thế” Một đứa đầy cảm xúc hồi tưởng.

“Không biết mình ra đường bị xe lao đến có ai đến cứu mình không ta?” Một đứa mơ mộng.

“Trời xem phim ấy, tối tôi trằn trọc không ngủ được, cứ tưởng tượng ra người yêu mình giống anh Lục Dĩnh Phong”

“Phải đấy, phải đấy, tôi thích anh ấy cực luôn nhé. Giờ chỉ cần được nắm tay anh ấy một lần, tôi nguyện chết cũng cam tâm”

Câu chuyện xuyên lục địa của đám con gái cứ miên man, mãi không đến hồi kết.

“Ê bà, nói nghe nè” Mạnh đập vai một đứa.

“Cái gì? Người ta đang nói chuyện, mất hết cả hứng” Cô bạn quay lại liếc Mạnh.

“Mấy bà có về soi gương không vậy? Mặt ma bư, giò Roberto Carlos đến Lục Dĩnh Môi còn tìm không ra chứ ở đó mà Dĩnh Phong” Mạnh mỉa mai.

“Nói móc tui đó hả?” Cô bạn đưa tay định đánh Mạnh.

“Chỉ có trong phim mới có mấy tên thần kinh đi chặn xe tải thôi. Giờ mấy bà tin không, thử chạy ra xa lộ coi, xem có tên nào chặn xe tải cứu không. Hay chết nhăn răng đừng bảo tại ngu. Xem phim gì mà cuồng kinh khủng, ngày nào cũng nói nhức hết cả tai” Mạnh làm vẻ mặt vô cùng khó chịu.

“Nhiều chuyện hả mày? Kệ tụi tao” Lũ con gái xúm tới đánh Mạnh tới tấp, không kịp đỡ. Mãi đến khi cô giáo vào, lũ con gái mới đi về chỗ.

“Ngu chưa mày, kệ tụi nó đi. Nó thích trai đẹp, hâm mộ ai kệ nó, chen vô chi cho bị đánh”Cường nhìn đầu tóc tả tơi của Mạnh.

“Ngày nào mày cũng nghe tụi nó nói mãi anh Bảo Long, Lục Dĩnh Phong, Triệu Gia Lạc mày không điếc tai hả?” Mạnh ấm ức.

“Niềm vui của tụi nó mà. Hết phim thì hết thôi”

“Hết phim này, lại sang phim khác thì có. Thôi thôi học bài” Mạnh lấy sách vở ra.

Trước khi ra về, Cường để lại một lá thư cho người học buổi chiều, cô bé Phương Mai

“Xin lỗi để bạn phải ý kiến nhé. Mình hứa lần sau sẽ không để bàn bẩn như vậy nữa.

À, chúc bạn xem phim “Cơn lốc tình yêu” vui vẻ nhé.”

Rồi Cường theo đoàn quân tóc bổ luống, quần ống loe ra khỏi lớp, các bạn nam ai cũng mặc áo sơ mi trắng và những chiếc quần ống càng loe càng tốt. Lắm khi cùng đi ngoài sân trường, những chiếc quần ông loe bết đất có hiệu ứng tốt hơn cả chổi, lá dưới đất, hất bay theo từng bước chân đi. Trong mỗi bức hình kỷ niệm, ai cũng ngố tài với những kiểu tóc bổ luống như anh Đan Trường, và quần ống loe huyền thoại.

Lúc đến lớp, Cường thấy trong học bàn có một lá thư, cậu liền lôi ra đọc.

“Ôi, bạn dọn bàn sạch quá. Cứ thế phát huy nhé. Bạn cũng xem Cơn lốc tình yêu à, thế bạn thích Bảo Long hay Lục Dĩnh Phong hơn? À mà bạn tên gì thế?”

“Đúng là con gái, đứa nào cũng thích xem phim thần tượng” Cường thầm nghĩ.

Theo như lời mấy đứa con gái trong lớp Cường nói với Phương Mai “ Mình thích Lục Dĩnh Phong, nghe mấy bạn nữ mệnh danh anh ấy là “Hoàng tử u uất”. Mà bạn cứ gọi mình là Sky đi nhé.”

Cường bắt chước cái tên anh Sky trong báo hoa học trò.

Hôm sau đến lớp lại nhận được lá thư khác “À vậy bạn cứ gọi mình là M.P nhé. Mình thì thích anh Bảo Long trong phim hơn ấy, mình thích kiểu người ấm áp, luôn âm thầm bên cạnh quan tâm như thế. Còn Lục Dĩnh Phong, anh ấy như kiểu con trai thật khó để hiểu hết tâm hồn anh ấy, luôn có một nỗi buồn u uất.”

Nhiều lúc Cường phải bật cười với những suy nghĩ của cô bé này, cũng là suy nghĩ của những đứa con gái đang lớn, mơ mộng. Và Cường cũng thường xuyên lắng nghe câu chuyện của mấy đứa con gái trong lớp để có chuyện nói với Phương Mai.

“Này tụi mày, hôm qua tao vừa thu âm được hai bài hát trong phim đấy. Tao phải đập heo tiền tiết kiệm, gom hết mua cái máy ghi âm này để ghi lại bài hát, với cả mấy đoạn hay hay trong phim” Một đứa con gái đem máy thu âm ra khoe.

“Đâu tao mượn nghe với nào, hay thế” Lũ con gái truyền tay nhau.

Nghĩ cũng thật là dễ thương cho đám con gái này, cùng nhau thích thú một nhân vật trong phim mà càng lúc càng thân thiết, đi học càng vui nhộn hơn.

Kể từ khi phim phát sóng, cũng tạo ra một cơn lốc đối với các bạn trẻ, các bạn nam luôn bắt chước nam chính ngậm kẹo mút, đeo tai phone, vẻ mặt buồn xa xăm. Nhìn tên nào tên nấy như thể bị bệnh gì. Còn lũ con gái săn lùng tất cả những phụ kiện màu hồng, kẹp nơ hồng, hộp bút hồng, dép hồng, vòng tay hồng… giống như cô nàng Triệu Gia Lạc toàn thích màu hồng. Những bức ảnh của các diễn viên trên báo được các bạn nữ cắt ra dán đầy vở, đầy phòng ngủ.

Mạnh vừa đến lớp đã bị đánh vì dám chê con bạn mập hôm nay cài nơ hồng là trái mít cài nơ. Nó lăn tăn chạy về chỗ ngồi, đập mạnh Cường đang thờ thẫn.

“Ê mày bị gì vậy? Đang luyện “uất ức thần chưởng” hả?”

“Là sao?” Cường đang không biết tại sao mấy hôm rồi, không thấy Phương Mai gửi thư cho mình.

Mạnh liền nhanh nhảu “Không biết thiệt hả? Vậy để tao kể cho nghe, chuyện là vầy nè Hồi xửa, hồi xưa có đám bạn rủ nhau lên núi chơi, gặp ngay trận động đất, đất nức ra. Cả đám rớt xuống núi , chết tè le luôn.”

“Xong rồi đó hả? Chuyên gia kể chuyện lãng” Cường thấy thằng bạn chợt im.

“Không tao uống miếng nước cho xuôi giọng kể tiếp cho hay nè. Trong đó có một thanh niên cao to vạm vỡ, lúc tỉnh dậy, không thấy bạn bè đâu. Anh ta đơn độc ở dưới một thung lũng lạ, vắng vẻ kinh khủng. Anh ta đau khổ, vì không còn ai bên mình, tìm khắp nơi không thấy lối thoát, xung quanh là rừng âm u. Vừa đói vừa khát, anh ta vô cùng mệt mỏi. Ngay giây phút tuyệt vọng nhất, ở trên trời rơi xuống một cuốn Bí Kíp có tên “Uất ức thần chưởng”” Mạnh lên giọng.

“Rồi sao nữa?” Cường chăm chú.

Mạnh lại kể tiếp “Anh thanh niên mừng rỡ, nghĩ trời thương mình nên giúp thoát khỏi đây. Mắt anh sáng rỡ, anh vội lật trang đầu tiên ra. Trang đó ghi “luyện võ này thì phải thiến””.

“Gì gớm vậy mày?” Cường hỏi.

“Ừ, nghe tiếp nè, đến hồi hấp dẫn rồi. Anh thanh niên suy nghĩ rất lâu, xong đó đi đến quyết định thiến, vì anh nghĩ cách duy nhất để luyện môn võ này là phải vậy. Vô cùng đau đớn, sau khi thiến xong, anh lật qua trang thứ hai cuốn bí kíp “Uất ức thần chưởng” để luyện tiếp. Ở trang thứ hai có ghi dòng chữ “Mà không thiến cũng không sao”. Mạnh bắt đầu cười.

 

Cường cũng cười theo “Thế là đi tong đời trai vì không đọc kỹ hướng dẫn”

Mạnh tiếp tục “Chưa chưa, còn nữa. Thế là anh thanh niên điên quá xé nát bươm cuốn bí kíp uất ức thần chưởng. Còn lại mỗi tờ cuối cùng tô kim tuyến lấp lánh, anh ta cầm lên xem nó ghi “nhưng luyện xong nó sẽ mọc lại””

Cường lại cười to “Rõ khốn khổ, kết cục vẫn bị biến thành thái giám mà còn không thoát khỏi được nơi thâm cùng đó”

Câu chuyện tiếu lâm của Mạnh khiến Cường quên đi chút bâng khuâng về việc không nhận được thư của Phương Mai.

Đám học sinh trong lớp nghịch ngợm như lũ giặc khi cô giáo trẻ đang quay lưng viết bài trên bảng, đứa sau dùng chân đạp vào mông đứa ngồi trước. Mấy đứa con gái lại chia nhau quà vặt, thì thầm về bộ phim mới xem tối qua. Có đứa nghịch ngợm cúi xuống cột tà áo dài hai đứa ngồi trên, rồi chọc cho chúng tức điên đứng dậy.

Những giây phút tinh nghịch, ngô nghê của tuổi học trò, bị thầy cô mắng nhiều nhưng lại là khoảng thời gian đáng yêu và thảnh thơi nhất mà người ta cảm thấy hạnh phúc.

Theo thói quen, Cường vẫn để lại một lá thư trong ngăn bàn, hy vọng sẽ được hồi âm.

Đúng như những gì Cường mong đợi, cuối cùng cậu cũng nhận được thư của Phương Mai, cô nói mấy hôm nay bị ốm nên nghỉ học, nên không viết thư lại được cho Cường. Những lá thư thường là những mẫu giấy cưc nhỏ, được gấp và nhét vào một góc thật kỹ để cho người khác không phát hiện ra.

Những mảnh thư bé nhỏ đó được Cường vuốt thẳng lưu giữ lại trong một cuốn sổ, và cậu không biết cô bé Phương Mai cũng có thói quen đó như cậu.

Suốt năm 12 đó với Cường có chút gì thật lãng mạn, mỗi ngày đến lớp mong chờ những lá thư bé nhỏ trong ngăn bàn, với bao câu chuyện thật thú vị. Những lúc đi học buổi chiều, cậu lại đôi lúc ngẩn ngơ nhìn bóng áo dài của ai đó, cùng nụ cười thật rạng rỡ. Như có chút gì thân quen, cũng thật xa vì chưa có dịp được cùng trò chuyện.

 
 
 

Những ngày cuối năm của học sinh cuối cấp, tất bật hơn bình thường, không còn nhiều những lúc nô đùa, chọc ghẹo nhau. Tất cả như hối hả hơn cho những dự định, cho những cố gắng. Những cuộc ôn tập điên cuồng bắt đầu, mỗi người đều lo lắng và hy vọng cho tương lai.

Đến lớp, không thấy không khí rôm rả, đối đáp, mọi người lại như gần nhau thêm với những câu chuyện về dự định, về những cảm nghĩ truyền nhau viết trong trang lưu bút cuối cùng của đời học sinh. Đúng là khi gần xa một điều gì đó thân quen, vô cùng gắn bó ta lại thấy bùi ngùi, một cảm giác quyến luyến không rời nơi đã ghi dấu bao nhiêu cảm xúc. Vì ta biết rằng ta sắp rời xa nơi đã lưu lại ký ức thanh xuân tuyệt vời chỉ trải qua duy nhất trong cuộc đời.

Cường đang viết lưu bút cho một cô bạn. Mạnh từ cửa chạy hồng hộc vào chỗ ngồi

“Gì mà như bị đuổi đánh vậy mày?”

“Tao sợ muộn học. Nay đi học, có vụ công an bắt xe. Đứng xem quên cả giờ, nên sợ muộn. Trường hợp hy hữu mày, lần đầu tiên tao thấy mấy anh giao thông đơ họng, không nói nên lời” Mạnh dù mệt, miệng vẫn liếng thoắng.

“Vụ gì?” Cường hỏi.

“Đây, lúc tao đang đạp xe đi học, thấy có 3 anh thanh niên, chắc người đồng bào trên miền núi xuống, lần đầu tiên xuống thành phố. Vẫn còn mặc trang phục truyền thống, ba anh đèo nhau trên một chiếc Dream. Thế là anh công an chặn lại, phạt vì tội chở quá số người quy định” Mạnh kể.

“Có vậy thôi mà cũng đứng lại coi, mày đúng là nhiều chuyện xuyên quốc gia luôn đấy” Cường ngán ngẩm.

Mạnh tiếp tục “Không không, nghe tao kể tiếp đến đoạn hấp dẫn. Ba anh người đồng bào, cải nhau với anh công an, mấy anh ấy nói.

– Tụi mày quy định, xe 50 chở được hai người. Tao đi xe 100 chở 3 người, đáng lẽ chở được 4. Vậy sao mày bắt tao vì tội chở quá số người quy định.

Anh công an lần đầu trong đời gặp trường hợp ngây thơ như vậy, chỉ biết cười trừ, ráng đứng giải thích luật cả buổi cho mấy ông ấy. Tao đứng xem mà buồn cười chết mất”

“Mày lúc nào cũng kể chuyện tiếu lâm, phải công nhận khiếu pha trò của mày ngày càng tăng nhé” Cường khâm phục.

“Thì kể cho vui cửa vui nhà, dạo này lớp mình trầm buồn quá. Gần xa nhau rồi, cũng không có dịp kể chuyện cho mày nghe dài dài nên tao tranh thủ” Mạnh tỏ vẻ bịn rịn.

“Thế mày thi trường nào?” Cường quay sang hỏi bạn.

“Tao thi cùng trường với mày, cùng khoa luôn, hehe” Mạnh làm vẻ mặt tếu.

Cường đưa tay đập đầu Mạnh một phát “Vậy mà làm như xa lắm, xa gớm. Sao mày không tha tao đi, ám mãi vậy. Từ cấp 2 tới giờ là đủ rồi”

“Mày làm như mày báu lắm, khoa đấy trường đấy một mình mày được thi chắc. Tao cứ thích thi đấy, mà do mặt mày ngu quá, ra đường sốngkhông nổi đâu. Tao thương tình theo cứu vớt mày đấy” Mạnh lên giọng anh chị.

“A thằng này lại nói điêu” Cường đuổi đánh Mạnh chạy khắp lớp.

Khi những cây phượng già bắt đầu đỏ rực một góc trời, những chú ve inh ỏi râm ran. Khi những buổi chiều đi học thêm nắng nóng là cũng là lúc thời gian những học sinh cuối cấp sắp sửa chia tay nhau, rời xa mái trường.

Những lá thư của Phương Mai gửi cho Cường cũng đầy những lời chúc, những lời động viên. Cường không biết có khi nào Phương Mai đã nhìn thấy mình chưa, nhưng nhiều hơn là mong cô bé chưa thấy mặt mình.

Vượt qua học kỳ hai tốt hơn mong đợi, cả lớp ai nấy cũng cười rạng rỡ.

Trước ngày tổng kết, Cường có hẹn với Phương Mai là cả hai sẽ gặp nhau dưới tán hoa giấy của trường. Cường vừa háo hức, vừa bối rối, không biết phải mở lời thế nào với Phương Mai. Cường tranh thủ tỉ mỉ làm một ngôi nhà nhỏ bằng tăm, định sẽ tặng Phương Mai. Vừa nghĩ đến Phương Mai cậu vừa mỉm cười thích thú.

Ngày tổng kết, Mạnh nghiêm túc hơn thường ngày, bạo dạn đến tặng quà cho cô bạn Quế Thương lớp bên cạnh rồi nói “Mình thích bạn”, trước tất cả sự bất ngờ của mọi người. Còn khổ chủ chỉ biết đứng đỏ mặt, không nói được nên lời, vội bỏ chạy đi chỗ khác, để Mạnh đứng đơ tại chỗ nhìn theo.

Lúc trường gần tan hết, Cường thấy Phương Mai đang đứng dưới tán cây hoa giấy tím, trên tay cầm lọ ngôi sao, nhìn ngóng xung quanh.

Cường vừa định bước tới, thì có mấy người bạn đến trò chuyện với Cường, đưa bút cho cậu ký lên áo, những chiếc áo đầy những chữ ký và lời chúc. Đến khi đám bạn tản đi thì Phương Mai cũng đi mất, có lẽ vì đợi quá lâu mà không thấy Cường.

 

Cường bước đến tán hoa giấy, bên dưới có để lại một lọ sao nhỏ, bên trong có nhét một mảnh giấy. Cường mở ra đọc “Chúc bạn thi tốt, thành công nhé. Mình đợi bạn lâu quá nên phải về trước rồi. Xin lỗi nhé. Hẹn gặp lại một ngày không xa”.

Cường nâng niu lọ sao thủy tinh, ngẫn ngơ nhìn theo bóng những chiếc áo dài bay xa.

Vang vang giữa sân trường ca khúc “Mong ước kỷ niệm xưa”

Năm 2007

Trong văn phòng của CLB hậu cần.

Phương Mai cầm đơn đến văn phòng, gặp ngay Mạnh đang chơi games, cười hí hửng chat cùng đồng bọn trong games Audition, đang mời bạn nhảy. Hai con mắt như gấu trúc vì tối qua thức khuya luyện Võ Lâm Truyền Kỳ, vậy mà sáng nay vẫn còn hăng say chơi games khác.

Phương Mai lên tiếng “Em chào anh ạ”

“Ừ chào em, ngồi đi ngồi đi” Mạnh vừa nhìn máy tính vừa nói, còn không nhìn lên.

“Em đến nộp đơn xin gia nhập CLB, có phỏng vấn luôn không anh” Phương Mai hỏi.

“Rồi rồi, đợi anh xíu” Mạnh mau chóng dừng chơi quay sang cô gái năng động, tóc buộc cao đang ngồi trước mặt.

Miệng tự động cười tươi “ Đưa đơn đăng ký đây anh xem nào”

Phương Mai đưa đơn đăng ký cho Mạnh, hắn tí tớn nhìn qua “Ôi học cùng trường cấp 3 với anh này, thế học lớp nào? À mà cô Dâu còn dạy toán không em? Cả ông thầy Bình lùn còn dạy Vật lý không biết, hay về hưu rồi nhỉ? Mà trường có xây mới khu vực nào không?…”

Những câu hỏi xối xả của Mạnh khiến Phương Mai chỉ biết cười trừ “Vẫn nguyên si hết anh ạ, không có thay đổi gì cả. Ai vẫn ở vị trí nấy thôi ạ”

“À thế hả, tại lâu rồi anh chưa về trường nên hơi nhớ.” Mạnh làm bộ thương nhớ trường.

“Có phỏng vấn hôm nay luôn không anh?” Phương Mai nhẹ nhàng hỏi.

“Có có, rồi câu hỏi đầu tiên: Số đo 3 vòng của em là bao nhiêu?” Mạnh cười đểu giả.

Phương Mai tròn mắt nhìn hắn, không hiểu thái độ giễu cợt thế này là sao?

“Câu số hai: Có bạn trai chưa nè?”

“Câu số ba: Mẫu bạn trai em thích là như thế nào?” Mạnh mặt dày hỏi tiếp.

Phương Mai bắt đầu khó chịu, đứng dậy “Xin lỗi anh, em chắc không phù hợp với CLB này đâu, em thấy những câu hỏi này hơi mang tính cá nhân quá đấy ạ. Anh nên làm đúng với quy tắc hỏi về các mục tiêu tham gia, kinh nghiệm hay thế nào. Chứ như thế này thì…em xin phép” Phương Mai không mất thì giờ nữa, bực mình đẩy cửa đi ra ngoài.

Mạnh nói với theo “Ơ em ơi, anh đùa đấy mà, mau giận thế”

Lúc Cường đi về văn phòng, một cô gái tóc buộc cao đi ngang qua, những lọn tóc theo những bước chân nhanh lướt qua mặt Cường. Anh có cảm giác vô cùng thân quen, một cảm giac lạ khiến Cường thấy thổn thức.

Cường bước về văn phòng, thấy Mạnh đang say sưa chơi games “Thôi được rồi đó mày, đừng có tận dụng đồ của CLB tao mà chơi, đi ra, về chơi bóng đá đi kìa. Mấy bọn trong CLB của mày gọi kìa. Xem hộ văn phòng vậy là đủ rồi”

Mạnh uể oải đứng dậy “Haiz, mệt thế, anh đang luyện skill. Hôm sau tao lại sang chơi ké”

Lúc Mạnh gần đi ra Cường sực nhớ mới thấy cô gái đi từ văn phòng ra “À, hồi nãy có ai từ văn phòng đi ra vậy?”

“À con bé năm nhất, nó học chung trường cấp 3 với tụi mình ấy. Nó xin gia nhập CLB tao chọc nó mấy câu, giận bỏ đi rồi. Vẫn còn cái đơn trên bàn kìa” Mạnh gãi đầu.

Cường vội nhìn lá đơn, có dán ảnh, người đăng ký là Phương Mai. Cường cảm thấy vô cùng mừng rỡ, như là duyên số, rất lâu rồi không gặp cô bé Phương Mai ngày nào kể từ ngày tổng kết năm đó, giờ lại được có duyên học chung trường.

“Thế mày đã nói gì mà em đó tức giận vậy?”

“Thì tao đùa mấy câu ngất ngất ấy. Mày biết tính tao xởi lởi mà” Mạnh đáp.

“Thì vì mấy câu vô duyên, sỗ sàng đó mà năm xưa bị từ chối kìa” Cường chọc.

“Thôi nhe, đừng khơi lại nỗi đau của anh nữa . Mấy năm nay anh bế quan ở ẩn luyên “Uất ức thần chưởng” rồi. Tình chỉ tựa thoáng bay. À bên dưới có ghi số điện thoại kìa. Mày có luyến tiếc quá thì gọi điện, rồi xin lỗi hộ tao nhé” Mạnh vội vàng đi ra ngoài trước khi bị bạn mắng.

Cường nhìn số điện thoại, ngay lập tức lấy điện thoại ra bấm, nhưng lại chần chừ. Cậu đi loanh quanh trong phòng mãi.

Phương Mai cảm thấy một ngày xui xẻo, không việc gì ra hồn. Cô bước lên xe bus, đeo tai phone lắng nghe bài Xe Đạp của M4U và Thùy Chi. Chỉ là một bài hát thôi mà khiến người ta có bao nhiêu cảm xúc, những ký ức học trò thật đẹp như mới đây.

Cô vẫn còn nhớ một người bạn mà cô thường viết thư và giấu trong ngăn bàn, chưa một lần gặp mặt. Không biết giờ người bạn đó thế nào, cô nhớ có một lần cô tò mò muố biết người ngồi ở vị trí đó là ai, đến nơi chỉ thấy được bóng lưng của người đó. Một tấm lưng rộng, với bờ vai mạnh mẽ của chàng trai khiến Phương Mai có chút bồi hồi. Những lần sau cố gắng tưởng tượng ra anh, và mong chờ đến ngày tổng kết để gặp anh, rồi một lần nữa không thể gặp nhau.

Buổi tối, cô nhận được điện thoại từ số lạ.

– Chào chào em

Đầu bên kia hơi ấp úng.

– Dạ, ai vậy ạ?

– Anh là Cường, phó chủ nhiệm của CLB hậu cần.

Phương Mai nghe đến đấy đã thấy bực

– Dạ em không tham gia CLB nữa đâu

 

– Anh gọi điện để xin lỗi, vì hồi chiều bạn anh đã đùa em. Cậu ấy không thuộc CLB chỉ là anh nhờ trông hộ văn phòng nên…đã có chút hiểu lầm. Anh gọi để nói nếu em vẫn có nhã hứng tham gia CLB, chiều mai hãy đến văn phòng nhé. Thành thật xin lỗi em vì mấy chuyện không đáng có.

Phương Mai cảm thấy anh chàng này khá lịch sự, nghiêm túc đúng với phong cách của đội ngũ chủ nhiệm mấy CLB nên có chút nguôi ngoai.

– Dạ, em sẽ suy nghĩ lại ạ.

– Hy vọng gặp em ngày mai nhé, chào em. Chúc ngủ ngoan nè.

Cường lấy hết hơi và bình tĩnh để thực hiện cuộc gọi này, cảm thấy vui tột độ khi nghe được giọng nói của Phương Mai.

Ngày hôm sau, Cường đợi trong văn phòng nguyên một ngày, bỏ cả tiết học trên giảng đường. Cuối cùng, Phương Mai cũng xuất hiện. Cường nở một nụ cười thân thiện, cuộc phỏng vấn diễn ra khá tốt, Cường chỉ dẫn cho Phương Mai kĩ càng những kỹ năng khi tham gia CLB.

Bắt đầu những ngày hoạt động chung, là CLB Hậu Cần nên phải làm tất cả mọi việc chạy chương trình, phục vụ đồ ăn, thức uống, dụng cụ. Mọi công việc đều vất vả hơn các CLB khác.

Một lần trên đường đi mua dụng cụ về khuya, Cường đi cùng xe bus với Phương Mai. Ban đầu cô còn cười nói rôm rã, nhưng một lúc sau đã dựa vào cửa kính để ngủ, xe đi khuôn mặt cô đập vào kính khiến Cường rất xót.

Cường đưa nhẹ đỡ đầu cô tựa vào vai mình, tim cậu rộn ràng. Đôi tay nhỏ nhắn của Phương Mai đang ôm chặt ba lô của mình. Cường đưa ngón tay chạm nhẹ, khiến Phương Mai có chút tỉnh ngủ. Cậu liền rụt tay về, trên miệng nở một nụ cười.

Những lần chạy chương trình sau, Phương Mai trở nên thân thiết hơn với một cậu bạn cùng năm nhất, cả hai cười nói rất rôm rả. Mỗi lần như vậy Cường rất buồn nhưng không biết nói thế nào, cũng không dám tiến thêm để gần Phương Mai hơn.

Đêm Noel lạnh, chương trình cho các bé ở Trung Tâm nhân đạo kết thúc. Cường lấy hết can đảm nói chuyện với Phương Mai.

“Em với Đức là một cặp à?”

“Đức ạ? Không cậu ấy là bạn cấp 1 của em đấy. Không ngờ vào đại học lại được gặp lại nên rất hay nói chuyện, cũng khá thân thiết nhưng không phải như anh nghĩ đâu” Phương Mai nói.

Cường thở phào “Thế à? Vậy mà anh cứ tưởng”

“Anh có điều gì quan trọng muốn nói với em phải không?” Sự nhạy cảm của con gái mách bảo Phương Mai.

Ấp úng một hồi lâu, lấy hết can đảm Cường nhìn Phương Mai nói “Anh thích em, Phương Mai à”

Phương Mai im lặng một hồi lâu rồi cất tiếng “Em cũng rất quý ánh, nhưng….”

Cường đầy thất vọng “ Anh hiểu mà…”

Lần đầu trong đời đi tỏ tình đã thất bại.

“Anh nghe em nói này, em cũng rất nhạy cảm nên em biết việc anh quan tâm em là đang thể hiện sự yêu mến với em. Nhưng có một điều này rất mơ hồ, không biết có nên nói hay không.” Phương Mai hơi đắn đo.

“Em nói đi, anh nghe đây” giọng Cường chán nản.

“Khi em học lớp 10, có hay viết thư với một người. Một người em chưa gặp mặt dù học chung trường, tụi em có thể nói mọi thứ trên đời, rất vui vẻ. Bản thân em cũng cảm mến người đó. Chỉ một lần nhìn thấy anh ấy từ phía sau em cũng cảm thấy anh ấy là một thiếu niên tuấn tú. Rất muốn gặp người ấy nhưng rồi lại đợi mãi không thấy. Đến giờ em vẫn muốn gặp chàng trai đó một lần, mỗi lẫn nghĩ tới anh ấy em vẫn thấy rung động” Phương Mai chân thành kể.

Cường nghe xong chuyện, không biết nên vui hay nên buồn, cậu vội cầm lấy tay Phương Mai giọng phấn khởi“Anh biết rồi, rồi em sẽ gặp được cậu ấy”.

Một ngày picnic của CLB tổng kết hoạt động trước khi mọi người nghỉ tết, các thành viên đang ngồi bên đống lửa trại đàn hát rất vui. Cường gọi Phương Mai ra một chỗ.

“Tặng em nè” Cường đưa hộp sao thủy tinh nhỏ trước mặt Phương Mai.

Cô nhìn hộp sao thủy tinh, một cảm giác rất lạ dâng lên vì chính những họa tiết bên ngoài hộp sao là do cô vẽ “Sao anh có cái này?”

Cường từ tốn nói “3 năm trước có một người để lại cho anh trước tán hoa giấy, với lời chúc thi tốt. Quà thì để lại, nhưng người đã về trước, khiến ai đó ngẩn ngơ nhìn theo. Những bức thư nhỏ nhắn, được anh cất giữ rất kỹ như một kỷ niệm thật đẹp”

Phương Mai cảm thấy cảm xúc về những kỷ niệm dạt dào ùa về.

Cường nói tiếp “Xin lỗi vì anh đã biết mặt em trước, nên việc anh tỏ tình với em là với một người thân quen, một người anh thầm mến từ lâu, một người có ý nghĩa quan trọng với anh. Chứ không phải với một cô gái chỉ mới quen vài tháng.”

Phương Mai lắng nghe từng lời của Cường.

“Làm bạn gái anh nhé! Đừng từ chối anh một lần nữa” Cường lại một lần nữa lấy hết can đảm để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Phương Mai khẽ gật đầu, tay cầm lấy hộp sao của Cường. Cường mừng vui hết thảy, đưa tay nhẹ nhàng nắm lấy đôi tay của Phương Mai.

Hương mùa xuân từ khắp nơi đang tràn về, tràn đầy trong trái tim tuổi trẻ.

Năm 2014.

“Anh ơi, có thư mời họp lớp nè” Phương Mai tay bế con, tay cầm thư mời vào phòng cho chồng.

Cường đưa tay bế con trai cho vợ mở thư ra đọc.

“Bữa đó em cùng đi với anh luôn nhé”

“Có bế Mạch Nha nhà mình đi luôn không anh?” Phương Mai hỏi chồng.

“Có chứ em, phải bế cu cậu đi cho chú Mạnh ganh tị chơi. Đến giờ vẫn còn chưa có vợ vì cái tội ưa đùa dai, sỗ sàng” Cường tưởng tượng ra khuôn mặt của Mạnh.

Bữa họp lớp vô cùng xôm tụ với những lời hỏi han của các ông bố, các bà mẹ trẻ thì khoe con, chỉ nhau các bí quyết chăm con.

Mạnh ấm ức ngồi bên cạnh vợ chồng Cường “Tao là luyện “Uất ức thần chưởng” tới cấp cao nhất rồi đó nhe. Mày cứ suốt ngày khoe vợ khoe con làm tao nẫu hết cả ruột”

“Thì có giỏi cũng kiếm vợ đi, cái miệng ba hoa của mày làm việc kém quá. Hay anh vẫn một lòng si tình với Quế Thương?” Cường tinh quái nhìn Mạnh.

“Thôi nhé, đừng có suốt ngày xát muối vào trái tim anh” Mạnh bực bội.

 

Ngày hôm đó, thật bất ngờ Quế Thương lại có mặt, cô đi cùng cô bạn thân của mình. Do đi về ban đêm nên cô rủ Quế Thương đi cùng, mới nhìn thấy cô mặt Mạnh đã ửng đỏ, cậu vội uống một ngụm bia, nhìn về hướng khác.

“Sao vậy? Nghe bảo cô ấy vẫn đồng không mông quạnh đó. Chú mày giờ tranh thủ ngay và luôn đi, không có đứa khác bợ mất đấy, đến hồi đừng có tiếc 10 năm yêu thầm” Cường vỗ vai bạn.

Mạnh uống thêm một ngụm bia, hít thật sâu rồi bước đến cạnh ngồi cùng Quế Thương, chỉ một lát sau cái miệng hoạt bát của Mạnh đã khiến Quế Thương cười nghiêng ngả. Cả hai giờ đã là người trưởng thành nói chuyện thoải mái hơn, không còn là những cô cậu học trò ngại ngùng khi xưa.

“Mạnh hỏi thật nhé, Quế Thương giờ vẫn độc thân phải không?”

Quế Thương cười gật đầu.

“Vậy chúng mình hãy bất chấp hết mà cho nhau cơ hội đi. Mạnh vẫn chỉ nghĩ về Quế Thương suốt ngần ấy năm, đủ biết Mạnh chân thành đến mức nào rồi. Nên Quế Thương hãy suy nghĩ đi” Mạnh nói mạch lạc.

Quế Thương suy nghĩ một lát rồi nói “Được thôi, mình tìm hiểu nhau đi. Ngày trước mà Mạnh đừng tỏ tình trước đông người thế có khi Quế Thương đã đồng ý rồi đấy. Nhưng giờ đủ chính chắn rồi nên Quế Chi sẽ cho Mạnh cơ hội nè. Mà nói thật gần 30 rồi thế nên ai ngỏ lời là gật đầu luôn cho bố mẹ mừng”

Mạnh mừng rỡ tột độ, vội đứng dậy “Các bác hôm nay uống xả láng nhé, em chịu chi tiền bia. 2,3 yô…….”

Quế Thương đập Mạnh “ Lại bắt đầu phô trương rồi đấy”

“Ôi ôi, Mạnh xin lỗi, Mạnh sẽ sửa đổi. Xin hứa, xin hứa”

Mọi người cùng nâng ly thật vui.

Nhiều tháng sau

Đám cưới của Mạnh là đám cưới cuối cùng của thành viên lớp 12A4, chưa thấy đám cưới nào mà chú rễ vui kinh khủng đến thế, miệng lúc nào cũng ngoác tới mang tai. Ai nấy đều vui theo vì cuối cùng tên nhiều chuyện của lớp đã có được vợ đẹp. Biết bao lời chúc mừng rỡ cho đám cưới mới. Một tình bạn kéo dài theo thời gian, những thành viên lớp có mặt cùng nhau chụp một bức ảnh kỷ niệm.

102
29 tháng 11 2016

Bạn viết phải nói là quá xuất sắc!!! Quá ấn tượng!!!batngoeoeohavuiyeuoaoa

23 tháng 11 2016

hay mà dài quá đọc mà lẫn lộn câu nàu sang câu khác luôn

Mk viết bài này là có thật, An Kỳ là bạn thân của mình nên mình muốn giúp cậu ấy. Các bạn có biết trang web nào trên google dạy học toán thì chỉ cho mk với nhé! Thanks nhìu(mk là người quảng, an kỳ là người bình dương nên sẽ có nhiều từ hơi cá biệt, mong mọi người thông cảm. Mk sẽ ghi trọn vẹn các từ mà mk nói nhé, các từ trong ngoặc là mk dịch nghĩa cho mấy bn dễ hiểu)Hôm nay, vừa...
Đọc tiếp

Mk viết bài này là có thật, An Kỳ là bạn thân của mình nên mình muốn giúp cậu ấy. Các bạn có biết trang web nào trên google dạy học toán thì chỉ cho mk với nhé! Thanks nhìu(mk là người quảng, an kỳ là người bình dương nên sẽ có nhiều từ hơi cá biệt, mong mọi người thông cảm. Mk sẽ ghi trọn vẹn các từ mà mk nói nhé, các từ trong ngoặc là mk dịch nghĩa cho mấy bn dễ hiểu)

Hôm nay, vừa dắt xe ra khỏi cổng trường thì mk chợt nhớ là cần có một chuyện hỏi Kỳ. Thấy nó nháo nhác ngời cổng thì mk kêu ''Kỳ ơi tui hỏi ni cái''.Nó quay lại và mk lập tức nhận ra rằng cái mặt nó buồn buồn. Mk chạy lại chỗ nó và hỏi:''Mi(cậu) có biết răng(sao) mà con Hiệp nó khóc không rứa(vậy)? Hiệp cũng là bạn thân của mk. Cả ba đứa H,Kỳ và mk đều là bn thân của nhau. Chiều nay, trong giờ ra chơi của tiết toán thì mk thấy con Hiệp nó khóc thút thít, hỏi sao nó cũng ko trả lời(bản tính nó là vậy). Kỳ bảo''bây giờ tui mới biết con hiệp nó sống hai mặt đó bà!''. Vừa ngạc nhiên mà cũng vừa thắc mắc, mk hỏi là tại sao nó lại bảo thế, thì nó kể(hơi dài dòng):''Mi có biết là cô Mẫn cổ dạy thêm ở nhà không- mk gật đầu và nó kể tiếp- trong lớp hc thêm chỉ có vỏn vẹn 10 đứa, dù có năn nỉ thế nào thì cô cũng không nhận thêm. Lớp học thêm chia thành ba nhóm:1 nam, 1 nữ học dốt và 1 nữ học tạm. tui nằm trong nhóm nữ học tạm nên bọn nhóm nữ học dốt nó ghét tui lắm, tui cũng ko ưa gì tụi nó. Hồi chiều tui qua chổ hiệp tui hỏi bả là'mấy giờ hc thêm cô mẫn thì nói tui với nghe' (vì đã mấy tháng rồi mà tui ko có lịch học thêm, hỏi cô thì cô kêu hỏi bạn á)và con hiệp vui vẻ gật đầu. Sau đó, tui vừa đi khỏi thì con Hương nó lại chổ con hiệp nó nói gì đó và khi nó nói xong thì con hiệp thút thít khóc(hương nằm trong nhóm nữ hc dốt). Sau đó 45', nghĩa là hết tiết á, thì hương lại tiếp tục lại chỗ con hiệp và nói'tui nói là nói vậy thôi chứ đừng ghét tui nghe'. Lúc đó tui nghe đc nhưng tui ko hiểu. Và sau vài giờ đi tìm hiểu thì tui cũng đã biết: hoá ra bọn nó không cho tui biết lịch học thêm để cho tui ra rìa, cho thằng hoàng phong vô học thế chỗ tui. Hoàng Phong nó cũng đi học đc mấy bữa rùi"

Nghe tới đó là máu mk đã sôi lên vì lũ bạn đểu cáng. Nó kể tiếp:''Từ vài ngày trước ở trong facebook của tui có tin nhắn ai gửi tới mà tui ko biết, có thể coi đó là nặc danh, tin nhắn chủi tui ghê lắm, nào là 'chết đi chứ sông làm gì cho chật đất','để cho ng ta đc sống yên ổn với chớ'...Tui thấy tui mới cần đc sống yên ổn á. Thôi, kể ra với bà nghe cũng thong thả hơn rồi. Thôi tui về nghe.

Nó về mà nó không để mk nói một lời nào hết á. Tự nhiên thấy tội nó ghê luôn!

 

3
30 tháng 1 2019

gì vậy

13 tháng 2 2019

Bạn đang tâm sự à ?

13 tháng 12 2018

Thán từ : Hừ , này 

tác dụng : bộc lộ tình cảm ,cảm xúc của nhân vật ông lão . 

Dấu 2 chấm : đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật 

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân./…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)(từ...
Đọc tiếp

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

(từ đó, từ nãy, từ đấy)

b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)

c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

(nhưng, song, tuy nhiên)

d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?

(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)

(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)

1
3 tháng 12 2017

a, Từ đó

b, nói tóm lại

c, tuy nhiên

d, Thật khó trả lời

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
Đọc tiếp

Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
a) Mở bài
- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
- Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
b) Thân bài
*Trước ngày đi học
- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
- Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
- Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
- Tôi yên tâm đi ngủ
* Trên đường đi học
- Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
- Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
- Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
-> Thấy dễ chịu, khoai khoái
- Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
* Khi đến trường
- Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
- Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
- Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
*Khi vào lớp
- Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
-> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
-> Nêu 1 kỉ niệm
- Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
- Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
c) Kết bài
Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

1
2 tháng 9 2021

Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0