Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một cái thì bảo giải thích một cái thì bảo chứng minh.Giải thích và chứng minh khác nhau
sai thì thôi nhé!
kia là giải thích
kia là chứng minh
giải thích cũng giống như nội dung của nó
chứng minh là chứng m ấy!
a,
Biết ơn,nhớ ơn
b,
ND: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.
NT: ẩn dụ
c,
Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, truyền thống nhớ ơn, sống có tình có nghĩa. Phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến sức lực, thời gian, để rồi tạo ra thành quả để cho ta được tận hưởng.
Tham khảo
a)
Đói cho sạch, rách cho thơm”
+Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.
Không thầy đố mày làm nên”
+“Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:
+“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.
Tham khảo:
-Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả.
-Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.
Tham khảo
Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.
Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng 2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát
Refer
Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
a, Nội dung : -Thứ nhất :Khi chúng ta hái một quả chín mọng,ngon lành trên cành cây tưới tốt.Ta nhớ đến công lao cuả những người trồng nó vào những năm trước ,họ đã mải công chăm sóc , tưới tiêu ,để rồi đến hôm nay chúng ta được hưởng thụ.
-Thứ hai:Quả đó còn là những thành quả mà chúng ta đạt dc hôm nay ta phải biết cảm ơn những người đã giúp chúng ta tạo nên những thành quả ấy:
+Chúng ta cảm ơn những người làm cha , làm mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, để chúng ta được khôn lớn , ăn học và được trưởng thành như bây giờ.
+chúng ta phải biết ơn những người thầy người cô đã ra công dạy dỗ , bảo ban cho ta .Những thầy cô đã tận tụy trao dồi nguồn kiến thức để ta vươn lên đạt những thành công rực rỡ.
b,2 câu tục ngữ cùng chủ đề: uống nước nhớ nguồn