Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản)
Tính cập nhật của văn bản: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng, để tài (đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.
Các văn bản nhật dụng đã được học :
+ Cổng trường mở ra
+ Mẹ tôi
+ Cuộc chia tay của những con búp bê
Nội dung những văn bản trên là những vế đề bức thiết trong xã hội như các vấn đề về gia đình, quyền trẻ em, môi trường,....
2.
Em thích nhất đoạn văn cuối vì:
- Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.
- Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.
- Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.
- Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.
Tâm trạng người mẹ: Thao thức, trằn trọc không ngủ được, suy nghĩ miên man, nhớ lại ngày khai trường ấn tượng nhất
Còn người con: Giấc ngủ đến với con dễ dàng, không chút bận tâm
1)Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ:
+ Không ngủ được.
+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
+ Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.
+ Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
= > Tâm trạng của mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng con:
+ Đêm nay con cũng có niềm háo hức.
+ Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng.
+ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm.
+ Không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.
= > Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
2)Trong văn bản''Cổng trường mở ra''em thích nhất là đoạn cuối''Đi đi con.....một thế giới kì diệu sẽ mở ra''.Vì nó diễn ta lại sự việc mẹ sẽ nghĩ đến ngày mai mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người.Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh.
3)Vấn đề:+Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh.
+Chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
Gợi ý có thể tham khảo:
1. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề cần nghị luận:
-"Học" là gì?
-"Học nữa", "học mãi" là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học
- Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):
-Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
-Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
-Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
-Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
-Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức
- Sẽ ra sao nếu chúng ta không "Học, học nữa, học mãi"?
-Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
-Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
-Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.
- Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?
-Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
-Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
-Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
3. Kết bài
-Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
a) Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn 7 đề cập đến các vấn đề như : vai trò của nhà trường, giáo dục đối với trẻ em, tình mẫu tử, quyền trẻ em.
Suy nghĩ của em về vấn đề em quan tâm nhất : Vai trò của nhà trường:
Truyện "Cổng trường mở ra" thể hiện 1 cách xúc động, tấm lòng tình yêu thương bao la của người mẹ hiền dành cho đứa con thơ, đồng thời tác giả cũng chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu động trong tâm hồn mỗi người và nêu lên vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.
b) Phân biệt ca dao và tục ngữ :
- Ca dao :
+ Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát.
+ Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
+ Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
- Tục ngữ:
+ Là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
+ Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.