Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh được nhân hóa là lá xanh. Lá xanh chỉ là một vật nhưng tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa lá xanh như con người ( có hoạt động là nhớ ) . Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
- Ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
Câu 5: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.
Thông tin | Trả lời |
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. | Đ |
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. | S |
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. | S |
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. | Đ |
Câu 6: Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc
Hình ảnh (1) : ...Những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở....
Hình ảnh (2) : Những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...
Câu 7: Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?Câu 8: Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
Câu 8:..... ? A. Tươi đẹp/ xinh đẹp | B. cánh chim/ cánh hoa | C. hạt đậu/ chim đậu trên cành |
Câu 9: Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:
A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm
Câu 10: Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.
Có thể thay từ "giản dị" bằng từ "đơn giản"
=> Hoa giấy đẹp một cách đơn giản.
* P/s: Bạn xem lại đề câu số 8 nhé, mình khoanh C vì mình nghĩ câu 8 sẽ liên quan đến từ "đồng âm" *
a.Chết đứng còn hơn sống ....ngồi ............................. b.Chết ........trong .............. còn hơn sống đục. | c.Chết vinh còn hơn sống .......nhục................. d.Chết một đống còn hơn sống .................một mình............. |
a) Chết đứng còn hơn sống quỳ.
b) Chết trong còn hơn sống đục.
c) Chết vinh còn hơn sống nhục.
d) Chết một đống còn hơn sống một người.
1.Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
a.Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. (Nguyễn Du) | b.Sao đang vui vẻ ra buồn bã Vừa mới quen nhau đã lạ lùng (Trần Tế Xương) c.Đắng cay mới biết ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau (Tố Hữu) |
* Thiếu chỗ nào xin lỗi ạ *
a) trong / đục, khoan / mau (khoan là không dồn dập ; mau là nhịp độ dồn dập)
b) vui vẻ / buồn bã (có thể nêu cả cặp : quen / lạ)
c) đắng cay / ngọt bùi.
Chợ Tết là một bài thơ 8 chữ của nhà văn Đoàn Văn Cừ. Nội dung bài thơ miêu tả về chợ trong những ngày Tết. Tết dưới quê lúc nào cũng rộn ràng, đông vui, vui nhất là khi ở chợ. Trong đoạn thơ:
"Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau"
Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thằng cu chạy lon xon mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lung còng bước lom khom chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo che môi cười lặng lẽ. Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi nép đầu bên yếm mẹ?...ngơ ngác trước những con người lạ, cảnh lạ. Nghệ thuật miêu tả sinh động của nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã hiện lên trước mắt em khung cảnh của chợ Tết.
Những câu thơ này đã vẽ lên một bức tranh sinh động, đầy màu sắc mà không kém phần tinh tế và mộc mạc của cảnh chợ Tết miền trung du Việt Nam vào những ngày Tết cổ truyền thời bấy giờ. Trong không khí tấp nập và vui tươi này, dường như mọi thứ khác hẳn ngày thường. Nó tươi mới hơn, yêu đời hơn. Trong cái khung cảnh đó, ta vẫn thấy được vẻ đầm ấm, nhẹ nhàng. Mỗi người một vẻ, người thì bận bịu kéo hàng đem đi bán, những đứa trẻ chạy lon ton. Thằng em bé nép đầu vào yếm mẹ. Các cô gái duyên dáng che môi cười. Ngay cả con vật cũng hào hứng, chú bò vàng ngộ nghĩnh. Tất cả, tất cả đã làm nên một không gian rất thật, rất đặc biệt mang nét đặc trưng không bị nhầm lẫn vào bất cứ ngày khác. Nó trong trẻo mà cuốn hút người đọc đến lạ thường.