Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...
c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
Câu 1:
a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).
c. Lời kể rất tự nhiên
- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu
– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.
--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.
Câu 2:
a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.
- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).
- Những câu còn lại là kể.
c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.
- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...
- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.
Câu 4:
Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)
1.Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:
- Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.
=> Giới thiệu chung về cây tre
- Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.
=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".
=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
- Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".
=> Tre cùng người đánh giặc.
- Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".
=> Tre đồng hành với người tới tương lai.
- Kết bài: Còn lại
=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3:
Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...
Câu 4:
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?
Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trả lờí:
Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trạng ngữ ____ CN ________________ VN
3.Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
-Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)?
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.
- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.
1.Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Các đối tượng được nhân hóa: - Tàu (tàu mẹ, tàu con), - Xe (xe anh, xe em).
Tác dụng: Việc nhân hóa đã giúp cho người đọc hình dung ra được một cách cụ thể, sống động cảnh lao động nhộn nhịp, vất vả trên bến cảng. Mọi vật được miêu tả như có tâm hồn, cuộc sống lao động bận rộn chẳng khác nào cuộc sống của con người.
2. Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Đoạn văn trong bài tập 2 không sử dụng phép nhân hóa. Chúng ta có thế thấy sự diễn đạt khác nhau được tổng hợp qua bảng sau:
bài 1 | bài 2 |
đông vui | nhiều tàu xe |
tàu mẹ | tàu lớn |
tàu con | tàu bé |
xe anh | xe tôi |
xe em | xe nhỏ |
tíu tít | nhận hàng , chở hàng |
bận rộn | hđ liên tục |
3. Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau?Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
cách 1 | cách 2 |
cô bé chổi rơm | chổi rơm |
xinh xắn nhất | đẹp nhất |
chiếc váy vàng óng | tết bàng rơm nếp vàng |
áo của cô | tay chổi |
cuốn từng vòng quanh người | cuốn quanh thành cuộn |
cách viết trong đoạn văn 1 có sử dụng thủ pháp nhân hóa. Việc sử dụng này góp phần tạo sự phù hợp với giọng văn của bài văn miêu tả. Đoạn văn 2 không sử dụng biện pháp này. Cho nên, nó chỉ phù hợp với giọng văn thuyết minh.
4. Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
a) Kiểu nhân hóa: trò chuyện xưng hô với vật (núi) như đối với con người (núi ơi). Tác dụng: Coi vật như người bạn thân thích để bày tỏ tình cảm thẳm kín trong lòng.
b) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.
c) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.
d) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.
5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Kiến đã được lên trên khô rồi, kiến mới tìm cách báo thù lại. Hễ bao giờ thấy con cá nào vô phúc lạc lên bờ là kiến rủ nhau từng dây, từng lù đến mà cắn cá. Cá thấy vậy cũng giận lắm, cứ rình hề bao giờ nước tràn be bờ, trời làm lụt ngập, kiến ta xuống nước là cá lại bảo nhau dn kiến như xưa.
TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
- Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
- Tóm tắt diễn biến : thức dậy trong một đêm mưa ở rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ 3 thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Câu 2.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Đồng thời, giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh chân thực và khách quan.
Câu 3.
Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần, tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau :
• Lần thứ nhất thức dậy :
- Tâm trạng : từ ngạc nhiên ( Thấy trời khuya lắm rồi/ Mà sao bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên ( Anh nằm lo Bác ốm/Lòng anh cứ bề bộn).
- Anh xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác : Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người. Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ ( Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng).
• Lần thức dậy thứ ba :
- Tâm trạng : từ hốt hoảng ( anh hốt hoảng giật mình), không chỉ thầm thì hỏi nhỏ như lần trước mà tha thiết, “ vội vàng nằng nặc” mời Bác ngủ.
- Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với anh bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bên Bác ( Lòng vui sướng mênh mông/ Anh thức luôn cùng Bác).
• Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba, qua câu thơ “ bác vẫn ngồi định ninh” người đọc cũng thấy được : trong đêm ấy, anh đội viên thức dậy nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ. Từ lần 1 đến lần 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biến đổi rất rõ rệt.
Câu 4.
Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết :
… Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ :
- Thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch : Một canh…hai canh…lại ba canh/ Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành.
- Giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu – đông 1947, bác từng : “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
=>Bởi vậy, việc đêm nay Bác không ngủ là một lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Câu 5.
Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ :
- Mỗi dòng thơ có 5 tiếng, mỗi khổ có bốn dòng thơ.
- Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ : chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ thơ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ thơ tiếp theo.
- Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện ( tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 6 :
Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng :
• Từ láy có tác dụng miêu tả ngoại hình :
- Vẻ mặt Bác : trầm ngâm.
- Mái lều tranh : xơ xác.
- Bác vẫn ngồi : đinh ninh
- Bóng Bác cao : lồng lộng.
• Từ láy tăng giá trị biểu cảm :
- Anh đội viên : mơ màng.
- Thổn thức cả nỗi lòng.
- Nhưng bụng vẫn : bồn chồn
- Anh hốt hoảng giật mình
- Anh đội viên nằng nặc
Câu 1:
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Tóm tắt:
Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.
Câu 2:
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.
Câu 3:
Hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.
Câu 4: Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:
... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…"; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ ngụ ngôn:
– Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.
– Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.
– Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.
- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.
Câu 6: Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …
– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thầm thì, bồn chòn, hốt hoảng, nằng nặc, …