K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 vùng đông nam bộ và vùng đồng bằng sông cửu long - nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng. - trình bày đc đặc điển tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế- x hội - trình bày đc đặc điểm dân cư , x hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội - trình bày đc đặc điểm phát triển...
Đọc tiếp

1 vùng đông nam bộ và vùng đồng bằng sông cửu long

- nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng.

- trình bày đc đặc điển tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế- x hội

- trình bày đc đặc điểm dân cư , x hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội

- trình bày đc đặc điểm phát triển kinh tế của vùng

- nêu đc tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng

- nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

- vẽ và phân tích biểu đồ cột thể hiện đặc điểm dân cư , tình hình phát triển một nghành kinh tế của vùng

- giải pháp kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên , môi trường của vùng.

0
1 tháng 4 2017

a)Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

2 tháng 4 2017

Vị trí địa lí

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.

– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B, và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

22 tháng 12 2021

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

31 tháng 12 2018

Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

_bổ sung_ :

Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.



Câu 2 :

Vì: các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).

Trả lời câu 1 hộ mình luôn với ạ

Câu 1: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành CN trọng điểm ở nước ta. Câu 2: Nhờ những điều kiện nào mà Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu 3: Nêu cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? Nêu đặc điểm phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta. Câu 4: Chứng minh rằng Hà Nội và...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành CN trọng điểm ở nước ta.

Câu 2: Nhờ những điều kiện nào mà Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại trở thành hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

Câu 3: Nêu cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? Nêu đặc điểm phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta.

Câu 4: Chứng minh rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?

Câu 5: Nêu đặc điểm của các loại hình giao thông vận tải ở nước ta. Cho biết loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao?

Câu 6: Ý nghĩa của giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế?

Câu 7: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta?

Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam xác định:

- Quốc lộ 1A đi qua các tỉnh, thành phố nào?.

- Các địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta.

- Xác đinh các trung tâm CN và biết được cơ cấu ngành CN của trung tâm đó.

1
17 tháng 10 2018

Câu 6

* Giao thông vận tải:

- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Thm gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.

- Tao mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.

- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

- Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.