Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.
- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.
Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:
- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị.
- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc.
- Giọng điệu trìu mến, thân thương.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:
+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…)
+ Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)
+ Điệp từ (điệp từ "cha", "con")
Rủ nhau chơi khắp Long thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Than,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm,hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền
@Nghệ Mạt
#cua
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
@Nghệ Mạt
#cua
- Theo em, bài thơ này độc đáo, thể hiện qua:
+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.
+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm
+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.
1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.
- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…
- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.
- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…
II. Thực hành viết theo các bước1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…
b. Tìm ý
- Cần trả lời các câu hỏi:
Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?c. Lập dàn ý
(1) Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả và bài thơNêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ(2) Thân đoạn:
Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơLàm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giảĐánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Viết bài
Khi viết bài, cần lưu ý:
Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.Bài : Chùm ca dao về quê hương đất nước nhé các bn.
Mn làm giúp mik.
mình nhớ Bài ca dao về quê hương đất nước có 3 câu ca dao mà
Viết bài văn miêu tả. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu lễ hội mà em đã được chứng kiến/ xem cảnh trên truyền hình (Là lễ hội nào? Ở đâu?...).
- Ấn tượng chung của em về lễ hội đó như thế nào? (Trang nghiêm, tráng lệ, đồ sộ, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Lễ hội diễn ra vào thời gian nào? (mùa nào? Tháng nào?). (1đ)
- Địa điểm tổ chức lễ hội đó. (sân đình/ sân chùa...) (0.5đ)
- Mục đích của lễ hội ( Lễ hội đó tổ chức để làm gì?) (1đ)
- Quang cảnh chung của lễ hội (trang trí như thế nào?, trang phục người tham gia ra sao?...) (1đ)
- Không khí lễ hội. (0.5đ)
- Hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:
+ Phần lễ (trang phục của người tham gia như thế nào? Họ làm những gì? ở đâu?...) (1đ)
+ Phần hội (có những trò chơi nào...) (1đ)
- Tâm trạng của em khi tham gia/ xem cảnh lễ hội. (1đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về lễ hội (khi tham gia) (1đ)
- HS vận dụng biện pháp tu từ so sánh trong miêu tả lễ hội. (1đ)
c. Kết bài (0.5d)
- Cảm nghĩ của em về lễ hội đó. Hào hứng và yêu thích lễ hội. Lễ hội làm cho người dân yêu làng quê, tự hào về nét văn hoá cổ truyền của quê hương.
tham khảo:
Bài làm
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang “Cố lên…! Cố lên…” như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Tham khảo!
Nét độc đáo của bài ca dao:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.
- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.