K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

1

-Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
-Cấu tạo:

+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

3

- Đưa nạn nhân ra khỏi chỗ đông người và tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
- Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
- Thổi liên tục 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.

5

-Ăn đúng cách là ăn phải đúng giờ, khoảng cách bữa ăn đều, không để quá đói, bữa ăn tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng, không nên ăn quá no, ăn uống vệ sinh, ăn thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: protid, lipid, glucid, vitamin gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh hoa quả không nên ăn thức ăn chua cay, khi ăn phải nhai kỹ và sau khi ăn phải nghỉ ít nhất là 30 phút. Trong khi ăn phải tập trung không nên căng thẳng, cáu gắt, không nên vừa ăn vừa đọc báo đọc sách và xem vô tuyến.

-Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn. Ngoài ra, thức ăn còn tạo ra một chất có tính axit. Đừng cho rằng răng của chúng ta là cứng. Răng là thứ sợ axit nhất. Bởi vì, axit sẽ bào mòn canxi của răng, khiến cho răng bị đi. Ban ngày, miệng của chúng ta hoạt động rất nhiều, có thể tiết ra lượng lớn dịch nước bọt khiến cho đường có thể hoà tan. Ngoài ra, sự ma sát khi mồm hoạt động còn có thể làm giảm cơ hội hình thành đốm khuẩn. Vì vậy, ban ngày những phần tử xấu không có cơ hội hoạt động. Nhưng, khi chúng ta ngủ, sự hoạt động của miệng ít đi, những phần tử xấu thừa cơ nổi loạn. Vì thế, trước khi đi ngủ không ăn vật đặc biệt là những đồ ăn có chứa nhiều đường như kẹo.

7 tháng 12 2017

Câu 1:

-chức năng của hệ tuần hoàn :+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
-cấu tạo: +Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

24 tháng 5 2021

Câu 1: Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ

Để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh ta cần:

+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Tập hít thở sâu ( thiền định và hít thở sâu hoặc yoga )

+ Cười nhiều, giảm các cơn tức giận và stress.

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.

+ Hạn chế sử dụng chất kích thích ( thuốc lá, rượu bia,... )

24 tháng 5 2021

Câu 2:Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng

Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng

+ Biến đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantozo

10 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Gồm: ti thể, trung thể, không bào, thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.

10 tháng 12 2016

Câu 2: Trả lời:

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim

9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


22 tháng 12 2020

-Kêu gọi mọi người tránh ra xa để lấy không khí.

-Tiến hành hô hấp nhân tạo

-Gọi xe cấp cứu nhanh chóng

-Nới lỏng quần áo như cổ áo, thắt lưng

24 tháng 12 2020

Trong môi trường thiếu khí nếu có người ngất xỉu, mặt tím tái và ngừng hô hấp em cần phải xử lí là:

B1:Đưa nạn nhân ra khỏi chỗ đó

B2:Tiến hành hô hấp nhân tạo

B3:Đặt nạn nhân nằm ngửa  về phía sau

B4:Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay 

B5:Tự hít một hơi đầy lồng ngực, rồi khé môi vào miệng nạn nhân thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng

B6:Ngừng thổi để hít vào rồi thổi tiếp

B7:Thổi liên tục 12-20 lần trên 1 phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.

Câu 1:

- Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại có hại cho hệ hô hấp 

- Oxit cacbon (CO): Làm giảm hiệu quả hô hấp,có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài thời gian

- Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản,làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí,có thể gây ung thư phổi 

Câu 2:

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài:

- Có thể lấy vào khí \(O_2\) và thải khí \(CO_2\) nhờ hệ hô hấp

- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa

- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết

- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa

Ý nghĩa: 

 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài giúp cơ thể tồn tại và phát triển

Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên trong:

- Môi trường cung cấp \(O_2\) và chất dinh dưỡng cho tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết,khí \(CO_2\) được đưa tới phổi để thải ra ngoài

Ý nghĩa:

Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với máu và nước mô (môi trường trong) để tồn tại và phát triển

Câu 3:

Tiêu hóa lí học ở miệng:

- Tiết nước bọt: làm ướt và mềm thức ăn

- Nhai: làm nhuyễn thức ăn

- Đảo trộn thức ăn: làm thức ăn thấm đẫm nước bọt 

- Tạo viên thức ăn: Tạo viên vừa nuốt

Tiêu hóa hóa học ở miệng:

- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt -> Biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường đôi mantôzơ

- Tinh bột + enzim amilaza \(\xrightarrow[t^037^0C]{pH7,2}\) Đường mantôzơ

Biến đổi lí học ở dạ dày:

- Thức ăn chạm vào dạ dày kích thích tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn

- Sự co bóp các lớp cơ giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm dịch vị

- Khi thức ăn chạm vào niêm mạc thì dạ dày co bóp mạnh

Biến đổi hóa học ở dạ dày:

- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải thành đường mantôzơ

- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (3-10 axit amin)

Câu 4:

Ăn uống không hợp lí:

- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng

- Ăn không đúng giờ

- Ăn nhanh

- Ăn quá nhiều đồ ngọt

Tác hại khi ăn uống không hợp lí:

- Nghẹn thức ăn 

- Tăng cân

- Có khả năng mắc bệnh béo phì

 

 

  
25 tháng 12 2022

1.Khoang miệng có biến đổi vật lý và biến đổi hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo. Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm: - Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

2.

- Cơ tim dày nhất là ở thành tâm thất trái, cơ tim mỏng nhất là ở thành tâm nhĩ phải.

- Máu được tim bơm vào chảy trong hệ mạch theo 1 chiều là nhờ các van tim ở giữa các ngăn tim và giữa tim với các động mạch .

- Tim được cấu tạo từ mô cơ tim, với 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).

3.

- Để ngửa bàn tay và cẳng tay lên mặt bàn, dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào cổ tay (hơi lệch bên phải) ta cảm thấy được nhịp đập của mạch máu, đó chính là động mạch.

   - Cũng gần ở vị trí đó, gần da là tĩnh mạch cổ tay (ở những người gầy thì nó thể hiện rõ ở tay đó là gân xanh), sờ vào tĩnh mạch ta không cảm thấy được nhịp mạch đập.

18 tháng 12 2016

- Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu :

+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp

+ Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ

+ Ruột non dài 2,8 - 3 m ( ở người trưởng thành )

+ Mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.

- Để quá trình tiêu hoá hiệu quả, ta cần ăn uống đúng cách:

+ Ăn chậm nhai kỹ: Giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hoá hơn.

+ Ăn đúng giờ, đúng bữa: thì sự tiết dịch tiêu hoá sẽ hiệu quả hơn, số lượng và chất dịch tiêu hoá cao.

+ Ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ: Giúp sự tiết dịch cao.

+ Sau khi ăn cần nghỉ ngơi: Giúp cho sự tiết dich tiêu hoá cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột tập trung hơn

18 tháng 12 2016

Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.(600 lần)
- Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá làm cho tổng diện tích bề mặt bên trong ruột đạt tới 400- 500m2
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

==>>> Cần hình thành các thòi quen ăn uống hợp vệ sinh , ăn khẩu phần ăn hợp lý , ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn đễ bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hoá có hiệu quả