Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm
Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:
-Con trâu là đầu cơ nghiệp.
-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.
-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.
-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.
- Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
- Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.
- Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
- Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.
- Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.
- Nhất thì, nhì thục.
- Nước chảy đá mòn.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
b1)cua: quyen sach nay cua toi
cho: toi tang cho ban quyen sach nay
ve : ho dang ban tan ve chuyen cua chi toi
qua: qua cau ca dao "cong cha......nguon chay ra, tac gia cho ta thay cong lao to lon cua cha me doi voi con cai
nhung: nha em o xa truong nhung bao gio em cung den truong dung gio
b2)
a)con xin bao1 tin vui cho cha me mung
b)ngay nay, chung ta co quan niem nhu cha ong ta ngay xua,lay dao duc, tai nang lam trong.
c)du nuoc son co dep den may ma chat go ko tot thi do vat cung ko ben duoc
d)ban than em con rat nhieu thieu sot, em hua se h cuc sua chua
e)tuc ngu la lanh dum la rach cho em...
f)bo tu cua
a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh
b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !
c) Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
#shin
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?
Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Bố cục trong văn bản
- Mạch lạc trong văn bản
Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...
Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.