K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

a)Mùa xuân đến

b)Hôm nay

c)Tối hôm đó

d)Sáng sớm

đ)Để có sức khỏe

e)Để không bị cô giáo khiển trách

10 tháng 3 2022

a. Mùa xuân

b. Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cô giao

c. Tại trời mưa

d. Trong vườn

đ. Để có sức khỏe tốt

e. Vì dậy sớm

2 tháng 6 2017

1. Đó là 1 ông lão tội nghiệp, cuộc đời lão đã khổ sở ,vất vả mà lại ko có ai làm bầu làm bạn lúc tuổi già.

-> Lên thác xuống ghềnh

2. Hàng xóm thân thiết, vậy mà lúc hoạn nạn, bác ấy ko thèm đếm xỉa đến nhà tôi.

-> Tắt lửa tối đèn

3. Bây giờ lão phải thẩn thờ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặngngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun dế kêu khóc.

-> Đồng không mông quạnh

4. Càng yêu quý làm sao những bát cơm đầy được tạo ra từ bao mồ hôi công sức của các bác nông dân đã phải chịu bao khó nhọc để dành tặng cho chúng ta.

-> Dãi nắng dầm mưa

hoặc: một nắng hai sương

Bạn tham khảo nha ! haha

15 tháng 11 2017

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu

Ra đời trong máu lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thơ văn thời Trần thấm đẫm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải là một hồn thơ như thế.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa , một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Còn nhớ mới ngày nào ta còn tạm nhường kinh thành Thăng Long cho giặc, mà nay đã ở vào tư thế của người chiến thắng, đạp trên đầu thù mà xốc tới (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Thật là những tinh thần quả cảm vô song. Song, nhìn từ góc độ câu thơ nguyên tác, ta mới thấy hết được dũng khí cùa tướng sĩ nhà Trần. Mặt đối mặt với một kẻ thù hung dữ và thiện chiến mà cứ bình thản, bình tĩnh như không (đoạt sáo, cầm Hồ). Thật đáng cảm phục. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa anh hùng Đại Việt lại ngời sáng đến thế.

Từ câu thơ của Trần Tuấn Khải, ta còn nhìn thấy hình ảnh cả một đạo quân xâm lược mất hết ý chí chiến đấu, để cho tướng sĩ nhà Trần tước vũ khí và bắt trói dễ dàng như bắt lợn, bắt dê. Thật là thảm bại và nhục nhã.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi mà bản thân mình đã góp phần trong đó, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa hả hê, vừa tự hào. Niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Với những công lao lớn, lại là một vương thân hoàng thích dòng dõi Tôn thất nhà Trần, Trần Quang Khải có quyền được nghỉ ngơi để an hưởng vinh hoa phú quý sau những ngày gian lao xông pha nơi trận mạc. Nhưng, ngay trên đường về lại kinh đô, giáp binh còn vương khói lửa chiến tranh, vị tướng ấy đã có tấm lòng hướng tới trăm dân muôn họ. Ở đây yêu nước đã gắn với yêu dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và còn đi xa hơn thế.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Chao ôi, tấm lòng của người xưa đến hôm nay ta vẫn thấy rưng rưng.



nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.


1 tháng 3 2017

huhu

22 tháng 9 2017

Đề 1: Trong những khoảnh khắc giao mùa, có lẽ xao xuyến nhất là cơn gió đông đón chiếc lá vàng cuối cùng của mùa thu để thả xuống mặt hồ sương ảo.Những cơn gió khẽ lay động, từng con sóng nước trên những mặt hồ đang buồn ảm đạm.Sao hôm nay phố vắng đến lạ lùng, mỗi bước chân ta bỗng dưng chậm lại... Có phải mùa đông đang về trên từng góc phố? Có phải mùa đông đang sang với những đổi thay của đất trời, với những tiếng chạm khẽ làm rung động mỗi con tim?

Mùa đông, bầu trời như thấp xuống. Mây ở đâu kéo về che kín cả khoảng trời xanh. Cả mùa đông, bầu trời toàn mây là mây. Hiếm lắm mới có những ngày trời xanh, nắng ấm. Mây có màu xám tro. Cả bầu trời bao la một màu mây xám khiến cho vạn vật cũng có màu xám như mây. Hôm nay, cả ngày mưa không có ánh nắng mặt trời, không khí trầm buồn bao phủ khắp nơi nơi và ai cũng cảm thấy se se lạnh. Lòng tự nhủ: thế là mùa đông đã về.

Mùa đông về gõ cửa, những cơn gió như tà áo thướt tha khẽ gieo mình vào khoảng không vô tận. Con phố nhỏ nằm im lìm, núp bóng dưới những cây bàng già cỗi…

Mùa đông có gió heo may, giá rét. Những cơn gió mùa đông bắc thổi về làm cho trời đất đã xám rồi lại càng xám hơn. Cây trụi lá, cành nhánh khẳng khiu trơ trọi giữa trời. Màu xanh hầu như biến mất. Màu vàng cũng không. Màu xám lên ngôi. Nhìn toàn cảnh đâu đâu cũng thấy gam màu lạnh - gam màu chủ đạo của mùa đông. Đến nước da con người cũng xạm lại. Cái se lạnh, rét mướt, không gian trầm lắng cùng với màu xam xám của mùa đông khiến cho nhu cầu sưởi ấm lòng nhau, tựa vào nhau cần có hơn bao giờ hết.

Mùa này, tôi nhớ nhiều những gốc rạ khô mục trên những con đường nứt nẻ ở quê. Ngày đó tôi còn nhỏ, chân cũng nứt nẻ như cánh đồng khô, cũng dầm sương gió, cũng ngô khoai sắn...cho nên nhớ. Nỗi nhớ nhiều, ăn sâu đến và nhiều nhất về những người chỉ biết có ruộng đồng, cúi mặt trên các luống cày, những người làm ra hạt gạo nuôi sống nhân loại mà cuộc sống lại chất đầy những lo toan, may rủi.

Mùa đông, thương nhất là những người không có nhà phải nằm ngủ ở vỉa hè hay các gầm cầu, hoặc có nhà nhưng bị dột nát và vách tưởng thủng nhiều chổ. Chịu làm sao thấu những cơn gió lùa lạnh thấu xương, những giọt mưa rớt xuống nền nhà, đồ đạc và thấm ướt cả người?

Tôi cảm giác mùa đông về qua từng cơn gió se lạnh, qua tiếng mưa rơi nặng hạt ngoài hiên, qua mùi bánh rán và ngô nướng thơm lừng lan tỏa… Dù mùa đông có giỏi che giấu đến đâu, tôi vẫn có thể cảm nhận được bước chân của nó đang dần xâm chiếm tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống.

Bất chợt, trên tivi báo tin gió mùa Đông Bắc đang tràn về. Trong đầu tôi cứ thấp thoáng hình ảnh những em bé miền núi gầy gò, nhỏ bé với tấm áo mong manh, đôi chân trần trong sương gió…

Mùa đông lạnh cho ta hiểu sâu sắc hơn giá trị của lòng người chan hòa trao nhau tình thân ái trong sự hòa hợp nhân loại.Mùa đông lạnh cho ta thêm trân trọng những con người đang đứng ra quyên góp từng bộ quần áo cũ, đôi dép cũ, đồ dùng học tập cũ ở thành phố để mang lên trao tận tay cho đồng bào khó khăn ở vùng cao.

Cảm ơn mùa đông. Cảm ơn những tấm lòng người mang đầy hơi ấm hồng reo lửa cho bập bùng, sáng mãi, đẹp mãi. Lòng mình như thầm nhắc: hãy yêu thương chính bản thân mình và tất cả mọi người, mọi vật để cho mùa đông không lạnh, để cho tiếng lòng ngân mãi nhịp yêu thương trọn vẹn trong lòng ta, cho đời mãi đẹp thênh thang ngân vang như trong câu hát. Tôi chợt nhớ đến bài hát viết về mùa đông rất hay và nổi tiếng của nhạc sỹ Phú Quang với tên gọi “Nỗi nhớ mùa đông”:

“Dường như ai đi ngang cửa

Gió mùa đông bắc se lòng

Chút lá thu vàng đã rụng

Chiều nay cũng bỏ ta đi”

Lời bài hát “Nỗi nhớ mùa đông” cũng da diết, trầm mặc. Giữa chiều cuối thu nắng nhạt, thẫn thờ chắp lại từng mảnh vụn thời gian của một thời chưa quá cũ. Một thời tình nhân hanh hao nắng thu, một thời đơn độc trong cái se lạnh của gió mùa đông bắc. Ru lòng mình hoang hoải để nghe mùa đông đã về, để cảm nhận ngỡ ngàng nét đẹp se lòng cô độc.

Trong ngổn ngang ký ức, một nỗi nhớ được se sẽ gọi tên. Nhớ một bàn tay đã ủ ấm bàn tay lúc gió chuyển mùa. Nhớ chiếc lá cuối cùng níu mong được ở lại với cây. Nhớ những dòng sông tuổi thơ chạy dọc hai bên cánh đồng lộng gió mùa đông bắc, lạnh đến tái tê lòng. Nhớ ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền và giọng nói ấm áp của ai đó đến nao lòng... Để rồi ao ước sẽ mãi có một mùa đông ấm áp mà không đảo lộn thói quen sinh hoạt ngàn đời. Vẫn ao ước rồi mai đây, chúng ta sẽ chế ngự được những đợt gió lạnh từ phía Bắc, chế ngự được những áp thấp, áp cao trên Biển Đông, để nhân dân Việt Nam đều được đón những mùa đông thật ấm áp ...

22 tháng 9 2017

cảm ơn bạn nhìu! leuleu

4 tháng 10 2017

*MB:giới thiệu cây tre ,lí do yêu thích (tre gắn bó với nhân dân việt nam ,bạn thân của nhân dân )
*TB:+đặc điểm của cây tre :.....
+công dụng......
+thời xa xưa :-giúp anh khoai lấy đc con gái phú ông
-giúp thánh gióng xua đuổi giặc ân
......
+thời chiến tranh :tre làm vũ khí làm gậy làm trông làm thầm kèo chống bom giặc pháp mĩ .......
+thời hòa bình :-tre vẫn gắn bó với con người ,làm nhà làm cửa làm giường chõng nôi nia rổ giá
-măng tre còn làm thức ăn cho con người
-mo tre làm những chiếc nôi truyền thống
+phẩm chất cẩu cây tre :
-cần cù chịu khó
-yêu thương đoàn kết
-ngay thẳng cương trực
*KB:thể hiện tình cảm cảm xúc của mình đối với cây tre

4 tháng 10 2017

- Cứ mỗi lần đọc những câu thơ Nguyễn Duy: "Tre xanh, xanh tự bao giờ..." là trong tâm trí tôi lại hiện rõ hình ảnh cây tre quen thuộc của quê hương.

- Cây tre vươn cao, thân mọc thẳng. Thân cây là những đốt tre nối kết với nhau. Tre, có loài xanh tươi nhũn nhặn, có loài ngả màu vàng óng, đều đẹp. Cây tre khác với những loài cây khác, đó là nó không đứng riêng lẻ một mình. Họ hàng nhà tre cứ nối tiếp, mọc san sát nhau, hết năm này sang năm khác để tạo thành lũy. Có lẽ vì thế mà người ta có câu: "Tre già măng mọc".

- Cây tre lại ưa sống ở những nơi đất bạc màu, cằn cỗi. Những chiếc rễ tre cứng đâm sâu xuống lòng đất để chắt chiu dinh dưỡng nuôi cây. Chính điều này đã làm cho tre sự rắn rỏi vượt qua bão dông. Vì sự cứng cỏi của tre khiến những người dân quê tôi đã sử dụng tre làm nhiều vật dụng hàng ngày.

- Tôi thích nhất vào buổi trưa hè lộng gió, những cây tre ở đầu làng đã trở thành nơi tụ tập để nghỉ ngơi của những người dân quê. Gió thổi, tre đung đưa với những tán tre mềm mại tạo ra những khúc nhạc đồng quê du dương êm ái, xua đi cái oi ả mùa hè.

- Lũ trẻ chăn trâu chúng tôi, dưới bóng mát tre xanh, chơi những trò chơi mà chỉ có trẻ con thôn quê mới hay. Trẻ thành phố bây giờ, mấy ai còn nhớ đến những trò chơi dân gian như đánh chuyền, đánh chắt,... Bây giờ thì công nghệ phát triển, trẻ con đã có những trò chơi hiện đại hơn, và đôi khi cũng ác liệt hơn.

- Cây tre gắn bó thủy chung. Vẻ đẹp thân thương của lũy tre đem đến cho quê tôi nét thanh bình để rồi mỗi lần xa quê. tôi lại mong nhớ lũy tre đầu làng...

(Thầy giáo hướng dẫn đấy, search mạng ko có đâu)

11 tháng 2 2017

Trong lớp tôi, có thể nói tinh thần học tập tự giác của các bạn rất cao. Từ những người thầy, người cô đến những học sinh như chúng tôi đều nỗ lực trong học tập và cả các cuộc thi của nhà trường tổ chức.Từ những bạn có học lực trung bình trong lớp đến những bạn học khá. Từ những bạn học lực giỏi đến những bạn đạt rất nhiều danh hiệu suất sắc. Chúng tôi luôn giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần tự giác học và làm bài tập trước khi đến lớp, tinh thần ấy không thể nói bằng miệng mà đó là qua cử chỉ hành động của từng cá nhân trong lớp.Nhờ có tinh thần và ý thức tốt mà lớp tôi luôn đạt được những danh hiệu giỏi nhà trường và giấy khen.

11 tháng 2 2017

kcj bạn :) Sarah Nguyễn

1 tháng 11 2017

Hoặc phần thân bài các bạn cũng chỉ cần viết từng giai đoạn của cây tre VN phát triển cũng đc nha, giúp mik vs, chiều mai mik nộp bài rùi!!

2 tháng 3 2017

"Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Câu ca dao gợi nhớ về một miền kí ức xa xôi, nơi cuộc sống của con người tảo tần mưa nắng chỉ mong có đủ cơm ăn - áo mặc chứ chưa mơ tới cơm ngon - áo đẹp. Và đâu đó trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt, món canh đạm bạc ấy trở thành biểu tượng của hồn quê, tình quê và tình yêu thương vợ chồng son sắt.

Bên cạnh việc tôn vinh tình nghĩa chồng vợ, câu ca dao nhấn mạnh tới sự kết hợp hoàn hảo giữa bầu và tôm. Canh bầu nấu tôm từ lâu đã là món ngon được yêu thích từ nhiều thế hệ. Đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, nguyên liệu chế biến bữa cơm người Việt ngày một ngon hơn. Nhưng dù cho món ăn bây giờ có phong phú, có đắt tiền thế nào thì người ta vẫn nhớ tới hương vị dân dã, quen thuộc của món canh bầu. Chuyên chở trong món ăn truyền thống đó là khẩu vị dân tộc, nỗi niềm dân tộc.

Bầu là một trong những giống quả ăn được xuất hiện đầu tiên trong lịch sử người Việt. Bởi thế mà trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mô típ truyện kể về bầu sinh ra loài người tương đối phổ biến. Ngay từ thủa đầu tiên của người nguyên thủy, quả bầu đã là một thực phẩm quen thuộc. Nhiều loại rau quả khác mà ngày nay chúng ta ăn đều xuất hiện ở giai đoạn sau. Có thể nói, hương vị của quả bầu đã đi theo bước chân của người Việt Nam đi qua lịch sử, từ xa xưa cho tới hiện đại.

Trải qua bao thế hệ, người Việt đã rút ra bí quyết chế biến bầu thành món ngonmang hương vị riêng. Người Việt không nấu bầu với thịt, với cá mà là nấu với tôm. Và đúng thế, bầu – tôm là sự kết hợp tuyệt vời. Bầu thanh mát mềm vừa phải kết hợp với vị tôm ngọt ngào thêm hương thơm của hành đã làm say mê bao tâm hồn Việt.

Nấu canh bầu tương đối đơn giản nhưng yêu cầu đúng cách. Bầu băm sợi phải có kích thước vừa đủ. Sợi quá to sẽ làm bầu không đẹp mắt, sợi quá nhỏ thì dễ bị nát. Miếng bầu mềm mềm, tôm dai ngọt, thêm vào đó, vài cọng hành thơm lừng làm giảm đi mùi tanh của tôm và ngai ngái của bầu sẽ làm cho bát canh trở nên hoàn hảo.

Không chỉ thơm ngon vừa miệng, thỏa mãn vị giác và khứu giác của người thưởng thức, bát canh bầu nấu tôm đúng tiêu chuẩn còn đẹp về hình thức. Nhìn vào tô canh, ta sẽ thấy màu xanh nhạt của bầu xen lẫn màu vàng rực của tôm được tô điểm bởi vài cọng hành lá xanh đậm tạo cảm giác thanh đạm mà đẹp mắt.

Theo quan niệm của Việt Nam, bầu cũng là một loại rau. Trong bữa cơm của người Việt, có thể thiếu thịt, cá nhưng cơm và rau là không thể thiếu. Đó là kết quả tất yếu của xứ sở nông nghiệp phát triển về trồng trọt hơn là chăn nuôi lấy thịt. Bởi thế, nếu như cơ cấu bữa ăn phương Tây (gốc du mục, chăn nuôi trên thảo nguyên mênh mông) thường thấy có thịt và sữa thì ở Việt Nam nơi vùng Đông Nam Á này, cơm và rau là hai loại thực phẩm phổ biến. Rất nhiều món ăn xuất phát từ trồng trọt như cà, dưa muối, rau muống… trở thành quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt Nam. Canh bầu nấu tôm là một món ăn như vậy. Cho đến nay, đây vẫn là món canh được người Việt say mê, yêu thích.

Chúc p hk tốt

4 tháng 3 2017

cảm ơn b nhìu

hehe

18 tháng 6 2017

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.