Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 610,4 tỉ USD (năm 1990) lên 1601,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 991,3 tỉ USD (tăng gấp 2,63 lần).
- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 319,3 tỉ USD (năm 1990) lên 833,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 514,4 tỉ USD (tăng gấp 2,61 lần).
- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 291,1 tỉ USD (năm 1990) lên 768,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 476,9 tỉ USD (tăng gấp 2,64 lần).
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
- Giá trị cán cân xuất nhập khẩu tăng từ 28,2 tỉ USD (năm 1990) lên 65,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 37,5 tỉ USD (tăng gấp 2,33 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

a) Tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
c) Nhận xét
* Tình hình xuất nhập khẩu
Giai đoạn 1990 - 2004:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).
+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).
+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).
+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.
- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
* Cơ cấu xuất nhập khấu
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).
- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.
+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.
+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

a) Tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại của một số quốc gia Đông Á năm 2001
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001
c) Nhận xét
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản là cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Cán cân thương mại của các quốc gia trên đều dương. Trong đó, Nhật Bản có cán cân thương mại cao nhất và thấp nhất là Hàn Quốc (dẫn chứng).

- Các nơi xuất khẩu và các nơi nhập khẩu dầu chính:
+ Các nơi xuất khẩu dầu chính: Tây Nam Á, Bắc Phí, Trung Phi, Trung Mĩ, LB. Nga, Đông Nam Á.
+ Các nơi nhập khẩu dầu chính: Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Âu, Nhật Bản.
- Hoạt động khai thác chế biến, vận chuyển dầu khí có tác động mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên: làm ô nhiễm môi trường không khí, biển và đại dương…, gây tác động xấu, nguy hại cho con người.

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển đứng thứ 2 thế giới, chiếm vị trí cao trong công nghiệp sản xuất ô tô, tàu biển, điện tử, người máy... Đây là những mặt hàng được nhiều người ưa chuộng và có nhu cầu cao trên thị trường, đặc biệt với các nước đang phát triển -> vì vậy nó được xuất khẩu nhiều. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên nên họ nhập khoáng sản thô chưa qua chế biến (giá thành rẻ) về chế biến lại rồi lại xuất khẩu với giá thành cao.

Đáp án: A. gạo
Giải thích: Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gạo, In-đô-nê-xi-a là thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong ASEAN (trang 60 SGK Địa lí lớp 8).

a) Biểu đồ:
biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Dông Á năm 2001
b) Nhận xét:
- Trong ba quốc gia trên Nhật Bản là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất, nước có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất là Hàn Quốc.
- Cả ba quốc gia trên đều là nước có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (xuất siêu). Nước có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ thuỷ sản, các sản phẩm dệt, may và dầu thô.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và đồ phụ tùng máy móc, thiết bị, sắt/thép, máy tính và các linh kiện máy tính.