Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).
+ Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).
+ Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.
Tham khảo nha em:
Từ mặt thứ hai trong câu đầu khổ thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển đó là: mặt trăng, là những quá khứ ân nghĩa thủy chung gắn bó với thiên nhiên mà con người đã lãng quên. Để rồi khi đối diện lại với những năm tháng mà bản thân vô tình quên lãng đó, con người cảm thấy hổ thẹn, ân hận
Cái hay của việc sử dụng từ này trong văn cảnh là: tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ của con người với vầng trăng, hay chính là con người đang đối diện với quá khứ của mình. Những kỷ niệm, quá khứ mà con người vô tình quên lãng đó làm cho con người cảm thấy ân hận, rưng rưng. Từ đó, bài thơ gợi nhắc chúng ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, không được lãng quên quá khứ.
a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"
=> Anh với tôi đôi người xa lạ
-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.
b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ
-của bài thơ:"Ánh trăng"
-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó
-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng
+ Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.
c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.
Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt
Có ý nghĩa :khẳng định tình cảm của những người lính trong sáu câu thơ đầuĐồng thời nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau và tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ.
Giải thích nghĩa của từ ''đồng chí '': người có cùng chí hướng, lý tưởng. Người cùng ở trong 1 đoàn thể chính trị hay 1 tổ chức cách mạng thường gọi nhau bằng' đồng chí'. Từ sau CM tháng Tám 1945, "đồng chí" thành từ xung hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ "chân " trong bài thơ " Đồng chí" và cho biết từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Những từ cùng trường từ vựng với từ "chân": miệng, tay, vai, đầu.
Từ dùng theo nghĩa gốc :miệng, chân , tay.
Từ dùng theo nghĩa chuyển : vai( hoán dụ), đầu (ẩn dụ ).
2. Chưa rõ ý của câu hỏi là gì, bạn xem lại đề bài.
3. Việc Chính Hữu để liên tiếp 2 từ: "cạnh", "bên" trong một câu thơ là một dụng ý nghệ thuật đem lại hiệu quả rất sâu sắc trong việc diễn đạt:
- Nhấn mạnh sự kề vai sát cánh của đồng chí đồng đội trong thời khắc thiêng liêng trước trận đánh - thời khắc mà sự sống còn rất mong manh.
- Làm cho âm hưởng câu thơ chắc khỏe kéo dài, làm cho người đọc cảm nhận những giây phút bên nhau của người lính như dài hơn, thiêng liêng hơn, nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa những người lính. Cả không gian mênh mông "rừng hoang sương muối" bỗng nồng ấm trong tình đồng đội.