K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2016

Tick mk nha bạn

16 tháng 5 2016

* Truyện.
- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn 
Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
- truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh.
- Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thấy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tay, 
tai, mắt, miệng.

11 tháng 5 2016

                                                            Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  

                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                                                                                                                                                           Ngày 5/11/2016

ĐƠN XIN NGHĩ HỌC 

Kính gửi : giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường nay Nam 

Họ và tên : Nguyễn Văn B 

Lí do : Do cháu T phải chuyển nhà lên thành phố cùng với ba mẹ nên không thể học trường này được nữa . Xin ban giám hiệu nhà trường cho phép 

Phụ huynh ( ký rõ họ tên ) 

chúc bạn điểm cao tick mình nhé haha

 

23 tháng 6 2016

k chj ra lỗi saj ah pn

22 tháng 12 2016

* Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

* Khác nhau:

  • Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
  • Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
22 tháng 12 2016

Chọn ý B

4 tháng 12 2016

Trùng hợp ghê!!!Mình cũng đang thi đề ấy!Mình cũng được vào đội tuyển văn HSG!

Mình gửi cho cậu những ý chính rồi phát biểu thành nhiều ý được ko???

6 tháng 12 2016

+ Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4.Tới đời Hùng Vương thứ 18,Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mì Nướng.Trận chiến của họ diễn ra ác liệt.Nhưng cuối cùng,Sơn Tinh đã thắng.

8 tháng 5 2016

Câu này khó quá.bucminh

 

23 tháng 4 2017

so difficult

học bài thơ " lượm " xong , trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé lượm vô cùng đáng yêu . đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em .

một hôm vẫn như mọi lần , lượm bỏ thư vào bao khoác , lên vai , bước nhanh trên con đường quê . nhg con đường lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên ? lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt , bom đạn khói lửa mịt mù . " đạn bay vèo vèo " qua đầu nhg chu vẫn " sợ chi hiểm nghèo " . bong dan no " một dòng máu tươi " ... lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa .lưom như đang chìm vào giấc ngủ say trên thảm lúa . tưởng như lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện , thanh thản khi hi sinh ... lượm không chết . lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc , trong mỗi chúng em .

24 tháng 2 2016

âu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.

Đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tối có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta còn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông nội tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến ở nội thành.

Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em rất sôi nổi nên rất vui mừng. báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông nội tôi và nhà thơ một chú bé chừng 10 tuổi trông nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:

- Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.

- Thế cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ cháu 12 tuổi ạ!

- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?

- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!

- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.

Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc thì nguy hiểm mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô ...

 

31 tháng 3 2016

giau hinh anh, cam xuc, dung ngon tu dieu luyen, the hen mot tinh cam trong sang, chan that, mot cam xuc khong the ta het. DAt nuoc VN that tuoi dep, giau truyen thong dan toc bao la, tinh yeu thuong dat nuoc, con nguoi la mot tinh cam vo bo ben, ko the can do dong dem

31 tháng 3 2016

Cẩm nhận:Em đc bt cuộc sống của con người VN rất nhộn nhịp,trù phú và đông vui.Đối vs họ,cuộc sống rất có ý nghĩa và chứa nhiều kỷ niệm khó quên.Con người mộc mạc,dễ thương ,tốt bụng.Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.Đất nước thì có vô vàn cảnh sắc tuyệt đẹp bởi thiên nhiên tạo nên.Vì vậy ,em rất thích truyện kí.Nó đã làm em mở mang tri thức.Em mong đời đời ,khiếp khiếp sau ,loại tác phẩm này sẽ gìn gữi và phát triển hơn,.

Tick nha bạn.tự làm đó

 

7 tháng 5 2016
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
 

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
(chúc bạn thi tốt hihi)
7 tháng 5 2016

 okok

9 tháng 5 2016

Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam đã ra được ba tập và có tập đã in lại đến lần thứ tư, thứ năm, trong vòng trên mười lăm năm. Chỉ sự việc đó thôi, cũng đã nói lên một phần giá trị của bộ sách. Đáng lẽ phải chờ cho sách ra trọn bộ, để có thể nghiên cứu cả ý kiến của tác giả về "ý nghĩa, giá trị và đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam thế nào? Phương pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng của nó có khác gì với truyện cổ tích Đông Tây?" (Bản in đã dẫn, tập I, tr. 71), và xem toàn bộ hệ thống truyện được chọn lọc ở cả những tập cuối, rồi mới góp ý kiến thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ ba tập sách ra đời, trải qua thời gian hơn mười lăm năm, cũng tạm đủ thử thách để có thể cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét, kết luận cần thiết. Hai nữa, chờ cho sách ra được trọn bộ e có thể còn lâu, vì "kho tàng" truyện cổ tích Việt nam trên khắp cả đất nước ta vô cùng phong phú, công phu sưu tầm và nghiên cứu của tác giả dù đã rất lớn, chắc cũng còn phải bỏ vào đấy khá nhiều.

Những tập đã công bố của Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam có hai phần chủ yếu :

Phần thứ nhất: Nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt-nam.

Phần thứ hai: Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam (phần này mới chỉ gồm 120 truyện).

Phần nghiên cứu in ở đầu tập I đề cập đến ba mặt của vấn đề truyện cổ tích: Bản chất truyện cổ tích, Lai lịch truyện cổ tích, Truyện cổ tích Việt-nam qua các thời đại. Đây có thể coi là phần "tuyên ngôn", nêu rõ quan điểm của các tác giả về loại hình truyện cổ tích, quy luật cũng quá trình hình thành truyện cổ tích, bước đường tiến hóa của nó trong lịch sử văn học truyền miệng và lịch sử văn hóa dân tộc (tác giả đề cập đến sự xuất hiện và sự suy tàn của truyện cổ tích Việt-nam những trong đó có dụng ý khái quát tiến trình vận động của loại hình truyện cổ tích và tuyên truyền miệng nói chung). Còn phần "tổng kết", đánh giá toàn bộ truyện cổ tích Việt-nam, chắc cũng sẽ có tầm quan trọng tương xứng với phần "tuyên ngôn", như đã nói ở trên, sẽ được in ở lớp cuối của bộ sách, là phần thứ ba, khép lại của toàn tập.

Trong khi chờ đợi sách ra trọn bộ, và cũng để đọc liền mạch cả hai phần nghiên cứu, để trình giải cho xác đáng những ý kiến có tính hệ thống của tác giả (trong đó nhiều ý kiến đã được các học giả phương Tây luận bàn[1]), chúng tôi xin phép được hẹn một dịp khác sẽ trực liếp phân tích, đánh giá một cách tổng thể phần nghiên cứu quan trọng này. Riêng phần văn bản truyện cổ tích, chỉ qua ba tập đã in ra, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta 120 truyện, xoay quanh những chủ điểm sau:

  1. Nguồn gốc sự vật (25 truyện)

  2. Sự tích đất nước Việt (10 truyện)

  3. Sự tích các câu ví ( 25 truyện)

  4. Thông minh, tài tử và sức khỏe (32 truyện)

  5. Sự tích anh hùng nông dân (12 truyện)

  6. Truyện phân xử (10 truyện)

  7. Truyền thần tiên, ma quỷ và phù phép (6 truyện).

Ngoài ra, ở dưới mỗi truyện, trong phần Khảo dị, tác giả còn giới thiệu thêm rất nhiều dị bản, nhiều truyện cổ tích khác có khía cạnh tương tự về mặt này hay mặt khác với truyện đã kể. Đây là hàng loạt cổ tích của các dân tộc thiểu số trong nước ta hoặc cổ tích của nhiều dân tộc trên thế giới...

Qua ba tập sách, người ta đã thấy đây đúng là "kho tàng", dù chỉ mới xếp xong có "ba kho". Ở chủ điểm nào cũng thấy sự phong phú đa dạng của loại hình cổ tích. Đọc xong một sự tích của ta, bạn đọc lại bị lôi cuốn vào hàng loạt sự tích cùng loại của thế giới (chẳng hạn ở truyện Sự tích con khỉ (tập I), phần Khảo dị tác giả kể thêm 25 dị bản; ở truyện Nói dối như Cuội có thêm 24 dị bản; truyện Ba chàng thiện nghệ (tập III) có thêm 30 dị bản...). Rất ít truyện không có Khảo dị. Nếu đổ đồnghơn bù kém cứ sau một truyện chính lại gợi thêm chừng 10 dị bản, thì số lượng truyện cổ đến trong cả ba tập - với những hình thức và chi tiết khác nhau - phải tính đến con số ngàn.

Kho tàng này còn đáng quý ở chỗ bao gồm được những truyện đã được thời gian sàng lọc - tất nhiên được tác giả kỳ công tìm tòi, tuyển chọn và kể lại - để có giá trị tiêu biểu bậc nhất cho truyện cổ tích Việt-nam. Vì thế, có thể nói, Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn Đổng Chi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu truyện cổ tích Việt-nam; nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn không ít các tập truyện cổ tích đã xuất bản từ trước đến nay, về cả hai mặt số lượng và chất lượng.

Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng để không rơi vào hai xu hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa truyện cổ tích. Nhiều truyện kể hấp dẫn, làm nổi bật chủ đề, sự việc diễn biến dồn dập, lôi cuốn, như Sự tích chim tu hú, Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ dỉ, Đa đa và Chuột, Sự tích đầm Mực... (tập I). Của Thiên trả Địa, Chàng Lía...(tập II), Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ, Ba Vành... (tập III), vân vân... Tác giả đã dụng công kết cấu từng truyện đúng như cái cốt ban đầu của chúng, để cho mỗi truyện lôi cuốn người đọc theo sự kết hợp mô-típ và chủ đề riêng của nó, tránh dàn đều xóa nhòa sự dị biệt, đặc thù nếu có, lại càng tránh xu hướng hiện đại hóa lộ liễu. Người đọc không hề phải khó chịu vì đọc những đoạn văn tả cảnh, tả tình dài dòng như ở một số tập truyện cổ tích khác. Lời văn kể chuyện trong cả ba tập nói chung giản dị, dễ hiểu, đôi chỗ dí dỏm, vui tươi. Có thể nói, ở đây, tác giả đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của người bình dân và cách diễn đạt dân gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển. Cái khó của truyện kể là xác định cho đúng chủ đề tư tưởng ban đầu của câu chuyện cổ, rồi kể làm sao cho nổi, cho sáng chủ đề tư tưởng đó một cách nghệ thuật, hợp với luận lý. Ở truyện Sự tích đầm Mực, qua lời trao đổi của Chu An với hai anh học trò là con vua Thủy: - "Các con cố thứ nghĩ xem có thể lấy nước ở đâu được không? Không cứu được nhiều thì ta hẵng tạm cứu ít vậy!" - "Dạ, oai trời rất nghiêm nhưng là thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy", tác giả đã cho ta thấy đạo đức của ông thầy và tình nghĩa thầy trò sâu nặng. Người ta thường gọi lối kể này là "khéo léo phục chủ đề qua sự việc".

Tuy vậy, ở một số truyện, rải rác vẫn còn đôi chỗ dùng từ cầu kỳ hoặc chen vào một đôi lời bàn không cần thiết, như. "Ngày xưa, có một vị hòa thượng trẻ tuổi nổi tiếng chân tu. Mọi "thị dục" của bản thân, hòa thượng đều kiên quyết cắt đứt, chỉ một lòng chuyên chú vào lẽ hư vô của đạo Thiền", hoặc "Thế là chuyến đó Phật bà Quan âm không được hài lòng. Giận vị hòa thượng đã thiếu kiên trì trước sức cám dỗ của thị dục"... (Sự tích con nhái, tập I, sách đã dẫn, tr.119-121). Chữ "thị dục" tuy có giữ lại được màu sắc cổ kính của từ ngữ, nhưng nên chăng đổi sang một chữ khác cho bình dị hơn?

Ở một vài truyện, ngôn ngữ đối thoại có lẽ còn phảng phất ảnh hưởng của những văn bản thuộc loại hình khác, không phù hợp lắm với lối kể dân gian. Ví dụ trong truyện Vợ ba Cai Vàng, khi Cai Vàng mời ba vợ đến họp bàn, tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa họ với nhau:

"Ông nói. - "Tôi nay không khác gì cưỡi trên lưng hổ, sớm muộn bọn chúng cũng chẳng để yên cho nào. Vậy tôi muốn một phen chọc trời khuấy nước, diệt cho hết lũ tham tàn để vẫy vùng riêng một cõi. Ba nàng nghĩ sao?". Người vợ cả thưa rằng. - "Châu chấu chống xe làm sao được! Chàng đừng nghĩ dại dột! Cái vạ diệt tộc hãy còn rình sau lưng đấy! Mong chàng nghĩ lại thôi. Nếu chàng dấy quân, thiếp đành xin trở về nuôi mẹ. Một mai nhỡ có việc gì, thiếp xin phụng dưỡng mẹ già thay chàng".

Người vợ hai cũng tiếp luôn:

"Chàng ơi, nghe thiếp đừng đi,

Cửa nhà, cơ nghiệp thiếu gì ăn chơi" v.v...

Về mặt khảo dị, tác giả đã dày công nghiên cứu và tìm tòi tư tiệu ở khắp mọi nơi và khắp mọi nguồn, để có thể gợi ra hoặc kể tóm tắt nhiều dị bản ở trong nước, ngoài nước, giúp ích rất nhiều cho người đọc trong việc so sánh, để tìm những nét đại đồng tiểu dị trong nội dung những truyện kể thuộc cùng một chủ đề, hoặc một chủ điểm trong cách kết cấu của những truyện cùng loại hình, trong sự lặp lại hoặc phát sinh của những "mô-típ, hình tượng; mặt khác thấy được những nét độc đáo của truyện cổ tích Việt-nam và sự giao lưu văn hóa giữa các nước.

Điều đáng nói là tác giả đã cố gắng tìm được nhiều dị bản ở nhiều địa phương trong nước. Điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc so sánh dị bản ở nước ngoài. Vì càng có được trong tay nhiều dị bản về một cốt truyện đã chuyển hóa qua nhiều nơi, nhiều vùng, thì càng có cơ sở tô đậm tính dân gian của truyện cổ tích, càng giúp người đọc dễ nắm bắt được chủ đề đích thực của từng câu chuyện. Đọc xong truyện Cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán (tập II), rồi đọc thêm dị bản Bạc hơn cầm thú ở Hà-tĩnh, và những truyện khác ở Nghệ an, ở phường An-phụ (Hà-nội)... chúng ta càng thấy sức sáng tạo của quần chúng mỗi nơi mỗi vẻ, cũng như nét nhân bản rất rõ trong truyện cổ tích Việt-nam (con người không thể không cứu đồng loại, mặc dầu biết rõ đồng loại là loài khôn ngoan nhất, nên có thể trở thành "nguy hiểm" cho mình). Đọc sự tích Tô thị vọng phu ở Lạng-sơn, sự tích đá Vọng phu ở Bình định và một loạt dị bản khác được dẫn dắt khéo léo trong tập sách của Nguyễn Đổng Chi, ta mới biết sự khác nhau về chủ đề vẫn thường gặp trong một số truyện cổ tích có bề ngoài hình như giống nhau.

Có thể nói, giá trị của Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam tăng lên nhiều, một phần quan trọng là nhờ sự phong phú, dồi dào của phần Khảo dị. Tuy vậy, bạn đọc vẫn muốn yêu cầu tác giả trong những lần tái bản sau, nâng cao hơn nữa số lượng dị bản ở trong nước, để không những phù hợp với tên bộ sách là Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam mà chủ yếu đáp ứng một yêu cầu khoa học thực tiễn cấp thiết của giới nghiên cứu, và của đông đảo công chúng. Đó là vấn đề: tính dị bản của cổ tích Việt-nam, cho đến nay vẫn chưa được đặt thành vấn đề nghiên cứu một cách thật hệ thống. Có nhiều nhà cổ tích học đã sưu tập được hàng trăm dị bản và một cốt truyện ở nhiều nước khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau, như Ê-ma-nuy-en Cô-xcanh (Emmanuel Cosquin) với cốt truyện "cô gái bị bắt được cứu thoát và những nhân vật có tài lạ", hoặc như Đinh Gia Khánh với loạt truyện Tấm Cám... Song đó là vấn đề đặt ra cho loại sách khảo cứu chuyên đề. Còn đối với sách "kho tàng" cổ tích của một dân tộc, như Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam thì thiết tưởng yêu cầu đầu tiên là làm nổi bật các dị bản của các địa phương trên địa bàn Việt-nam (đó là sự vận động nội tại của loại hình này, qua các mối giao lưu văn hóa trong lịch sử), rồi sau mới tính đến các dị bản của thế giới.

Cách sắp xếp ở phần Khảo dị cũng có những phần chưa được nhất quán. Phải chăng nên có những khảo dị rành rọt về từng loại: khảo dị truyện cùng chủ đề, khảo dị truyện cùng loại kết cấu, khảo dị truyện có mô-típ, hình tượng giống nhau... Làm như thế chắc sẽ mất công nhiều hơn (mà bộ sách này tác giả đã bỏ ra bao nhiêu là tâm huyết), và cũng chiếm nhiều trang hơn (trong khi sách cũng đã rất dày), nhưng nêu lên như trên chứ không nhất thiết truyện nào cũng phải có đủ cả các phần khảo dị như đã nói. Ví dụ: ở truyện Sự tích con khỉ có lẽ nên khảo dị trước hết những truyện cùng mô-típ người hóa khỉ, rồi Khảo dị đến những truyện cùng kết cấu hai người tốt và xấu và mỗi người chịu kết quả báo ứng tương xứng với tính nết của họ" như truyện chính; sau đó mới mở rộng đến truyện cùng kết cấu "một cặp chị em tốt và xấu và mỗi người chịu kết quả báo ứng tương xứng với tính tiết của họ". Như vậy, trình tự của khảo dị sẽ mạch lạc, và người đọc để nghiên cứu cũng dễ nắm được các dẫn liệu của công trình. Mặt khác, qua phần Khảo dị mà tác giả trình bày, cũng có thể nghĩ rằng, có một số truyện nên tách ra để xếp vào kho truyện chính. Chẳng hạn, ở phần Khảo dị Sự tích đá Vọng phu, truyện Sự tích sao Hôm, sao Mai và sao Rua hay Sự tích cây Phật thủ đều có đủ tư cách để đứng riêng thành một truyện chính tiêu biểu trong Kho tàng. Không hiểu do sự giới hạn số lượng dự định trước hay một lý do nào đấy đã khiến tác giá không đẩy cao hơn nữa những tư liệu quý giá của mình?

Việc sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung - đúng như tác giả viết trong Lời nói đầu - "nếu chưa thành một công việc của tập thể, được khởi động thành một phong trào rộng lớn trong cả nước thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện và do đó cũng chưa đạt kết quả dứt điểm như ý muốn". Trong khi chờ đợi công trình tập thể mơ ước đó, cho tới nay, một mình tác giả đã cho ra mắt bạn đọc ba tập Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, với phong cách riêng và những ưu điểm như đã nói ở trên, thật là một cống hiến kịp thời và rất đáng coi trọng.

TẠ PHONG CHÂU

(Tạp chí Văn học, số 2- 1975)[2]

[1] Xin xem bài của M.Durand và bài của Lê Văn Hảo trên BEFEO, số 1 - 1964.

[2] Trong bản in trên Tạp chí Văn học, tác giả ký bút danh Anh Phong, nhưng trong bản bổ sung và sửa chữa hoàn chỉnh gửi cho thân phụ chúng tôi, ông đã ký tên thật. Bản in này dựa trên văn bản đó (NHC).

  Xin lỗi bạn tại mình vội copy trên mạng nên chưa lọc được thấy câu nào hay thì bạn tự viết vào bài nhé. Nguồn:

http://www.5book.vn/chapter/truyen-co-tich-viet-nam/Q8L5

 

9 tháng 5 2016

ý nghĩa, giá trị và đặc điểm của truyện cổ tích Việt-nam thế nào? Phương pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng của nó có khác gì với truyện cổ tích Đông Tây?" (Bản in đã dẫn, tập I, tr. 71), và xem toàn bộ hệ thống truyện được chọn lọc ở cả những tập cuối, rồi mới góp ý kiến thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ ba tập sách ra đời, trải qua thời gian hơn mười lăm năm, cũng tạm đủ thử thách để có thể cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét, kết luận cần thiết. Hai nữa, chờ cho sách ra được trọn bộ e có thể còn lâu, vì "kho tàng" truyện cổ tích Việt nam trên khắp cả đất nước ta vô cùng phong phú, công phu sưu tầm và nghiên cứu của tác giả dù đã rất lớn, chắc cũng còn phải bỏ vào đấy khá nhiều

câu hỏi này hơi khó nên mình tra trên mạng

27 tháng 10 2016

Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm, khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm, ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc, chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương…

Và thời hiện tại bắt đầu…

Nước dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi, những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc, từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải chấp nhận thua cuộc.

Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?

27 tháng 10 2016

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.