Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Tầng ôzôn hoặc lớp ôzôn là một lớp khí quyển trên bề mặt Trái Đất có tập trung hàm lượng ôzôn cao. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), lớp ôzôn ởtầng bình lưu bảo vệ Trái Đất chống các tia cực tím của Mặt Trời phải mất lâu hơn 5 đến 15 năm so với dự báo mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Câu 1 :
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm này là:
25 - 19 = 6 (oC)
Sự chênh lệch độ cao giữa hai địa điểm này là:
(6.100) : 0,6 = 1000 (m)
Câu 2 :
Nhắc đến biển người ta nghĩ ngay đến làn nước trong, xanh mát, được tha hồ vẫy vùng, được đón những cơn gió mát từ biển thổi vào mà xua tan đi cái oi bức, nóng nực của mùa hè. Chính vì vậy những chuyến du lịch biển vào mùa hè bao giờ cũng là lựa chọn hàng đầu được quan tâm và yêu thích nhất của nhiều du khách.
Câu 3 :
Bản thân em có thể thực hiện các biện pháp sau :
- Dùng các loại bóng đèn có công suất thấp.
- Tắt đèn khi không sử dụng.
- Di chuyển bằng các phương tiện công cộng thay vì xe hơi.
- Trồng nhiều cây xanh.
- Bớt giảm tiếng ồn, khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông,...
- Sử dụng túi nilon tự hủy thay vì túi nilon thường.
........
3. -KHí áp là sức ép của không khí trên mặt trái đất
-Sự chênh lệch của khí áp sinh ra gió
Câu 4 :
- Nhiệt độ bầu khô: là nhiệt độ của không khí đo bằng nhiệt kế thông thường
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
- Độ ẩm thấp : Khi độ ẩm xuống thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh, cơ thể trở nên thiếu nước làm da khô, gây nứt nẻ chân tay.... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể. Độ ẩm được cho là tương đối thích hợp với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng từ 35 - 70%.
- Độ ẩm tương đối: là tỷ số giữa áp suất hóa hơi của nước và áp suất hơi nước bão hòa trong không khí trong cùng một nhiệt độ.
- Nhiệt độ bầu ướt: là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế có bầu thủy ngân được bọc kín bằng bông ướt tiếp xúc với dòng không khí chuyển động nhanh xung quanh.
- Độ ẩm cao : Khi độ ẩm tăng lên làm khả năng thoát mồ hôi cũng kém đi rất nhiều, cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi, thiếu sức sống, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm lạnh, cảm cúm, làm giảm khả năng làm việc và giao tiếp xã hội…
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
-Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh. Để kiểm soát độ ẩm về ngưỡng thích hợp với cơ thể bạn có thể sử dụng nhiệt độ để điều chỉnh.
Bài tập 1: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Trả lời:
Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.
Bài tập 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
Trả lời:
Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.
Bài tập 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Trả lời:
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:
- Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
Bài 1:
Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.
Bài 2:
Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.
Bài 3:
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:
- Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
1, Bình nguyên (đồng bằng):
Đặc điểm của địa hình và độ cao tuyệt đối:Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối của nó thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
2, Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
1, Bình nguyên (đồng bằng):
Đặc điểm của địa hình và độ cao tuyệt đối:Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao tuyệt đối của nó thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
2, Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
1. Thành phần không khí trên Trái Đất:
- Khí Nitơ ( 78%)
- Khí Oxi (21%)
- Hơi nước và các khí khác (1%).
2. *Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:
- Tầng đối lưu
- Tầng bình lưu
- Các tầng cao của khí quyển.
*Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km là tầng đối lưu.
- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầngbình lưu.
- Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan tới lóp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chóp, gió, bão, sương mù,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Không có không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho Trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt Trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích trong vỏ Trái Đất được con người khai thác để sử dụng.
Những nơi có sự tập trung khoáng sản tới mức có thể khai thác mới được gọi là mỏ khoáng sản.
Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:
- Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
- Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:
+ Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...
+ Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.
- Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi, ... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.
Quá trình hình thành mỏ nội sing và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?
- Mỏ nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành trong quá trình phun trào mác ma (núi lửa), hoặc do mác ma được đẩy lên gần bề mặt đất. Vì thế, chúng thường ở những nơi có đá mác ma lộ ra ngoài mặt đất hoặc ở gần mặt đất.
- Mỏ ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do sự lắng đọng vật chất ở những chỗ trũng hoặc do phong hoá đá xảy ra trong thời gian dài ở trên bề mặt đất. Vì vậy, chúng có quan hệ nhiều với loại đá trầm tích và thường có trong các lớp đá trầm tích.
Câu 2: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?
Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Tầng đổi lưu ở gần mặt đất nhất Không khí trong tầng này luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, đã sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp... Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°c khi lên cao 100m.
Dựa vào đâu có sự phân ra: các khói khí nóng lạnh, các khối khí đại dương, lục địa?
Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh.
Còn dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương hoặc lục địa.
Khi nào khối khí bị biến tính?
Khối khí bị biến tính sau một thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đi qua. Ví dụ: khối khí lạnh Bắc Á tràn xuống miền Bắc Việt Nam sau một thời gian chịu ảnh hưởng của mặt đệm ở vĩ độ thấp, nên nó dần dần nóng lên. Như vậy khối khí này đã bị biến tính.
Câu 3: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
Thời tiết khác khí hậu ở chỗ: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương, còn khí hậu là tình hình lặp đi lặp lại của những kiểu thời tiết riêng biệt ở một địa phương trong một thời gian dài. Nói khác đi, khí hậu là chế độ thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.
Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.
Tại sao không khí không nóng nhất vào lúc 12 giờ mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:
Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả năng lượng của bề mặt đất (bức xạ mặt đất). Lúc 12 giờ trưa tuy bức xạ mặt trời lớn nhất, nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế lúc không khí nóng nhất là 13 giờ.
Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào??????
Để tính nhiệt độ trung bình tháng người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho sổ ngày trong tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình tháng
Để tính nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số trung bình của nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình năm.
Câu 4: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.
Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất và các loại gió: Tín Phong, gió Tây ôn đới.
a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:
- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)ẳ
- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).
b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60ộ (nơi có áp thấp).
Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.
Câu 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Tuy vậy sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hoà hơi nước.
Ví dụ:
- Nhiệt độ 0°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 2g/m3.
- Nhiệt độ 30°c lượng hơi nước tối đa trong không khí là 30g/m3.
Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa...
Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.
Câu 6: Nước ta nằm trong hku vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001-2000mm.
Câu 7: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
- Các chí tuyến là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới.
- Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.
Câu 8 : Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và số giờ chiếu sáng trong ngày chênh lệch nhau nhiều giữa các tháng trong năm, do đó các mùa thể hiện rõ rệt.
Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. Lượng mưa từ 500 - 1000 mm/năm.
Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Ket quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biên và đại dương.
Giúp mình với, mình đang cần gấp.
1.tầng ô dôn là một lớp khí quyển trên bề mặt Trái Đất có tập trung hàm lượng ô dôn cao.
2.Căn cứ vào nhiệt độ , chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền , chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa