K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

1.

Ruộng ta, ta cấy ta cày, 
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây. 
Chúng mày lảng vảng tới đây, 
Rủ nhau gậy, cuốc, đuổi ngay khỏi làng. 
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai, 
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian. 
- Chúng ta chỉ có câu này : 
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao ! 
- Cho dù Mĩ nguỵ trăm tay 
Quyết không chia được đất này làm hai. 
Cho dù cạn nước Đồng Nai, 
Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng. 
- Lòng ta như giếng nước trong, 
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn. 
Giếng nước trong quyết không thể đục, 
Giặc Mĩ vào đánh gục chẳng tha. 
-Khu Đ đi dễ khó về, 
Lính đi mất mạng, quan về mất lon. 
- Sầu riêng ai khéo đặt tên 
Ai sầu không biết, riêng em không sầu ! 
Mỹ phun thuốc độc năm nào, 
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi 
Hiên ngang cây đứng giữa trời 
Một cành lá rụng, vạn chồi mọc lên 
Đất dày, rễ bám sâu thêm 
Bão lớn chẳng chuyển, bom lèn chẳng rung. 
Đất trời Nam Bộ mênh mông 
Người không khuất phục, cây không úa sầu. 
- Đạo vợ chồng trăm năm ghi tạc, 
Bởi vì ai én lạc nhạn bay. 
Lời thề ngày tập kết còn đây, 
Dù ai có kề gươm vào cổ cũng không đổi thay nghĩa chàng. 
- Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi 
Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao 
Dầu cho giặc Mĩ ngăn giậu, đón rào 
Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung.

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời ,...
Đọc tiếp

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi

0
10 tháng 3 2018

Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc. Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh.

....^^....

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

3
5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

0
2 tháng 4 2018

hơiNhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.  Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:  “Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.


 

16 tháng 12 2020
24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

19 tháng 9 2021

Qua câu chuyện "Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc và bài học ý nghĩa. Câu chuyện dạy ta cách cư xử đúng đắn, có trách nhiệm với việc mình đã làm. Qua cả những hành động thiếu suy nghĩ của Dế Mèn mà gây ra chuyện đau đớn cho người khác. Những bài học ấy vô cùng quý giá nhưng có vẻ bài học chính được rút ra từ đây là Không nên kiêu căng, tự mãn, hống hách, coi bản thân mình giống như là kẻ vĩ đại nhất. Nó có thể gây hại cho người khác mà khiến ta phải ôm hận cả cuộc đời. Chúng ta nên sống yêu thương, đùm bọc, sống với tấm lòng bao dung, quan tâm và giúp đỡ bạn bè cũng như những người xung quanh. Như vậy ta có thể kết thêm thật nhiều bạn, được mọi người tôn trọng và đối xử lịch sự.

Cre: Quạnh:v

#Kocopy

* P/s: Đen chỉ nghĩ được vậy thôi Ri à;-;, xin lỗi Ri nhiều;-;" *

Học tốt nha;-;

( @phuong27012010 : Bạn có thể đọc kĩ yêu cầu rồi trả lời được ko bạn? )

Tham khảo:

Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.